Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Nhờ chỉnh sửa động tác giật

ping

Member
Hi, bác P-500 đá xoáy e đấy ah,

Mấy bữa nay e đã chỉnh sửa động tác giật nhiều lắm rồi, khi đánh bóng mới phát lực, đánh dầy vào bóng, cảm giác bóng lún tới cốt vợt, âm thanh nghe cộc..cộc chứ k nghe chát chát, bóng xoáy cắm xuống bàn bên kia, đã gì đâu, đợi vài bữa nữa e up clip bác chỉnh sửa dùm em.

Tiện thể nhờ bác tư vấn hộ dùm e cốt vợt nào chậm phù hợp với e đi, có phải cốt off- đến off là được hả bác, trước đây, khi định mua vợt, e cũng có lên mạng tham khảo nhiều, cũng biết là mới chơi k nên mua vợt nảy quá, thế mà cuối cùng nghe tư vấn này nọ kia cũng mua ngay cây off+.
có con andro super core all+ dùng cho người mới tập rất tốt, loại off- vẫn còn nhanh, các cháu thiếu nhi mới tập mà chỉ dùng allround để tập thôi, lúc mời tập thì ưu tiên tập cảm giác bóng nên thời gian lưu bóng là tiêu chí đầu tiên. Tuyệt đối tránh vợt cacbon. Thời gian tập cơ bản càng lâu thì sau tiến bộ càng nhanh.
 

ptnk_triz

Member
công nhận đây là vấn đề khó. Có lẽ mỗi người giải thích một kiểu.

Ngày xưa lúc mình mới tập thầy (sau một thời gian tự tập) thì thầy luôn bắt giật mạnh hết sức, gập tay nhanh, vào bóng dày, đến nỗi giật chừng một rổ bóng là ê ẩm rồi. Và chỉ tập giật một loại bóng thôi, là bóng không xoáy. Từ đó, mình cũng cảm thấy vung tay nhanh, gập mạnh, vào bóng dày thì bóng dễ vào bàn hơn, tốc độ và xoáy cũng lớn. Cảm giác thì từ từ cũng tốt lên, vì mỗi lần mình giật được một cú tốt thì mình ghi nhớ cái cảm giác đó và cố gắng lặp lại, xác suất giật tốt sẽ tăng dần chứ không phải cứ hú họa mãi. Do tập kiểu này nên mình có xu hướng ủng hộ kiểu giật mạnh trước rồi từ từ độ đều sẽ tăng lên. Cứ nhẹ nhẹ đều đều hoài thành thói quen, thành một cữ tay, cữ người, không biết cách phát lực (bộc phát) mạnh thì làm sao giật mạnh được? Nhưng cũng có người lại tập kiểu khác, mình không thể phủ nhận được. Mình cũng bị cái yếu điểm là phải giật mạnh mới vào, giật nhẹ dễ bị hư :D

Cũng có mấy bác bên trên khuyên nên giật đều hơn là mạnh. Mình nghĩ cũng tùy sở thích và bản năng mỗi người. Một người dũng mạnh, khỏe mạnh, thích tốc độ, bản năng thích đánh mạnh thì bắt họ đánh đều đều, nhẹ nhẹ chờ đối thủ hư trước thì họ cũng không thích thú gì nữa. Có người lại thích dùng đầu óc, nhẹ nhàng, lắt léo, thì họ lại không thích đánh mạnh. Nhiều trường phái mới vui.
điểm yếu bạn ạ. :) yếu điểm ko phải là điểm yếu.
thế nếu đánh bóng dài, xoáy xuống, bạn có giật mạnh đc ko? :)
 

ptnk_triz

Member
Bạn trong video tập trông như cào cào, vừa di chuyển vừa đánh bóng. Nguyên tắc đầu tiên là di chuyển đến vị trí thuận lợi rồi mới đánh bóng.
Khi di chuyển trọng tâm thì hông phai di chuyển trước (bác nào học võ và học nhảy đầm sẽ biết), bạn trong video chỉ di chuyển mỗi chân, hông không di chuyển nên vai hầu như không di chuyển, vai phải không hạ thấp, tay không gập đủ. Khi tập di chuyển thi trước hết nên tập tại chỗ, rồi kết hợp với chân, không nên vội vàng vi khi tạo thói quen xấu còn khó sửa hơn.
:byebye: haha, cũng khá giống cào cào thật.
Nhưng nguyên tắc "di chuyển tới vị trí thuận lợi rồi mới đánh bóng" lại ngược hoàn toàn với lời dạy của ông Tang, đánh bóng trong lúc di chuyển. :) Tuỳ ai muốn hiểu sao thì hiểu.
cho mình xin hỏi thêm: "tập di chuyển, nên tập tại chỗ" là như thế nào?:haha:, ý mình là đang tập di chuyển, sao không di chuyển, mà lại tại chỗ? nếu tập tại chỗ thì đâu có phải là tập di chuyển :smile:
 

P-500

Top Contributor
điểm yếu bạn ạ. :) yếu điểm ko phải là điểm yếu.
thế nếu đánh bóng dài, xoáy xuống, bạn có giật mạnh đc ko? :)
Bóng dài xoáy xuống thì...được quá đi chứ. thi đấu chỉ chờ quả này để dứt điểm thôi mà.
 

maru

Member
điểm yếu bạn ạ. :) yếu điểm ko phải là điểm yếu.
thế nếu đánh bóng dài, xoáy xuống, bạn có giật mạnh đc ko? :)
bạn khó tính thế, viết xong mới biết sai nhưng lười sửa lại
bóng dài xoáy xuống không nặng quá thì mình giật mạnh vẫn được, thậm chí cực mạnh nữa là khác, nếu có đủ bộ, nhưng kiểu này hao sức nên ít khi đánh. Ngày xưa còn trẻ thì vô tư.
 

ping

Member
:byebye: haha, cũng khá giống cào cào thật.
Nhưng nguyên tắc "di chuyển tới vị trí thuận lợi rồi mới đánh bóng" lại ngược hoàn toàn với lời dạy của ông Tang, đánh bóng trong lúc di chuyển. :) Tuỳ ai muốn hiểu sao thì hiểu.
cho mình xin hỏi thêm: "tập di chuyển, nên tập tại chỗ" là như thế nào?:haha:, ý mình là đang tập di chuyển, sao không di chuyển, mà lại tại chỗ? nếu tập tại chỗ thì đâu có phải là tập di chuyển :smile:
:smile: chắc ông Tăng là đại siêu cao thủ rồi,

còn tập tại chỗ ý mình là tập giật một điểm, tại chỗ cũng không có nghĩa là đứng yên mà phải luôn di chuyển khoảng nửa bàn chân để chọn được chỗ ngon nhất đập quả bóng, khi bạn tập với người thảy bóng thì sẽ biết, chẳng ai thảy được 100 quả như một vào một chỗ, khi gọi là biết giật cơ bản là phải biết được vị trí tốt nhất để giật bóng theo ý mình, do vậy khi tập di chuyển sẽ biết được chỗ nào cần tới, bộ chân giúp cho việc di chuyển đến vị trí đó nhanh hơn. Bạn cứ xem các video dạy tập giật nhiều điểm sẽ thấy có một khoảng dừng giữa các lần giật bóng, không ai giật đều đều như máy khâu cả :big_smile:
 

ptnk_triz

Member
đúng đúng. cảm ơn bạn ping.
đúng là giật bóng, lúc nào đôi chân cũng phải nhún nhún, để chỉnh vị trí, chắc gọi là "small step". (bước nhỏ)
 

mr_cool

Well-Known Member
:smile: chắc ông Tăng là đại siêu cao thủ rồi,

còn tập tại chỗ ý mình là tập giật một điểm, tại chỗ cũng không có nghĩa là đứng yên mà phải luôn di chuyển khoảng nửa bàn chân để chọn được chỗ ngon nhất đập quả bóng, khi bạn tập với người thảy bóng thì sẽ biết, chẳng ai thảy được 100 quả như một vào một chỗ, khi gọi là biết giật cơ bản là phải biết được vị trí tốt nhất để giật bóng theo ý mình, do vậy khi tập di chuyển sẽ biết được chỗ nào cần tới, bộ chân giúp cho việc di chuyển đến vị trí đó nhanh hơn. Bạn cứ xem các video dạy tập giật nhiều điểm sẽ thấy có một khoảng dừng giữa các lần giật bóng, không ai giật đều đều như máy khâu cả :big_smile:
Thích cách đặt vấn đề, kiểu tư duy, cách giải quyết vấn đề và kiến thức của bác @ping. Hồi em bị chấn thương đầu gối, phải bỏ bóng bàn đi tập dưỡng sinh mới "ngộ" ra tí tẹo cái gọi là: "triết lý vận động", hồi đó cũng khá tâm đắc với những gì mình ngộ ra được, chơi bóng tự tin hơn (lên được vài bóng - em chơi theo kiểu khai thác điểm yếu/lỗi kỹ thuật/chiến thuật của đối phương). Nhưng giờ lên diễn đàn mới thấy là những gì mình mãi mới ngộ ra được ấy hóa ra chỉ là hạt cát trong sa mạc kiến thức cơ bản mà mọi người đã biết từ lâu rùi (chỉ mỗi mình chưa biết thui). Hic
Bác @ping có thể zui lòng post thêm ít nội dung "dài dài" tí về cái triết lý bóng bàn của bác đc ko?
 

ping

Member
/
Thích cách đặt vấn đề, kiểu tư duy, cách giải quyết vấn đề và kiến thức của bác @ping. Hồi em bị chấn thương đầu gối, phải bỏ bóng bàn đi tập dưỡng sinh mới "ngộ" ra tí tẹo cái gọi là: "triết lý vận động", hồi đó cũng khá tâm đắc với những gì mình ngộ ra được, chơi bóng tự tin hơn (lên được vài bóng - em chơi theo kiểu khai thác điểm yếu/lỗi kỹ thuật/chiến thuật của đối phương). Nhưng giờ lên diễn đàn mới thấy là những gì mình mãi mới ngộ ra được ấy hóa ra chỉ là hạt cát trong sa mạc kiến thức cơ bản mà mọi người đã biết từ lâu rùi (chỉ mỗi mình chưa biết thui). Hic
Bác @ping có thể zui lòng post thêm ít nội dung "dài dài" tí về cái triết lý bóng bàn của bác đc ko?
Bác dùng từ triết lí làm em sợ, em chỉ chia sẻ kinh nghiệm tập và cách học chơi bóng bàn thôi:smile:, vì em cũng đang học chơi bóng bàn mà. Đừng gạ em độ bia nhé vì em ko bia rượu, em thích uống trà (bia vào bụng to, nhão cơ, giảm trí nhớ nên em hơi ngại:too_sad:)
Cách học chơi mà em áp dụng đầu tiên là quan sát mấy em thiếu nhi, các cao thủ :big_smile: rồi quan sát cơ thể mình.
Thấy các bác bàn về cú giật em thấy hào hứng nên góp vui. Trong bóng bàn quan trọng nhất là thời gian (chắc ai cũng biết :big_smile:) nên mọi chiến thuật và kỹ thuật đều có mục đích là tăng thời gian cho mình và làm giảm thời gian xử lí bóng của đối phương:

- Muốn tăng thời gian cho mình thì có nhiều phương pháp tập luyên nhưng cơ bản gồm: bộ óc xử lí nhanh (đọc đường bóng, chọn phương án xử lí) và tập động tác kỹ thuật (để loại bỏ các động tác thừa của chân, tay, người vvv).
- Muốn làm giảm thời gian của đối phương cách duy nhất là làm loạn bộ não của đối phương (đánh bóng đa dạng, bóng lạ, đánh điểm rơi, giấu ý đồ đánh bóng của mình).

Từ nguyên tắc trên em mới đi học từng phần nhỏ.

Đầu tiên là đọc đường bóng (các bài viết liên quan đến trái bóng: các kiểu xoáy, tác động của xoáy lên các loại mặt vợt, cách tạo ra xoáy từ các loại mặt vợt; các bài liên quan đến chiến thuật vd: các điểm cần phòng thủ, các rơ đánh gần xa bàn, đánh tay trái, đánh vợt dọc) từ đó học cách xử lí (cái này chắc phải chuẩn bị trước rồi tập nhiều thành phản xạ chứ lúc ý chắc ít khi nghĩ ra được cách mới).

Học các động tác kỹ thuật là học cách tạo ra các kiểu xoáy khác nhau với tốc độ khác nhau ở các tư thế khác nhau. Cái này em chia nhỏ ra tiếp để học FH, BH, các cú cắt, giật, cách di chuyển. Em tập tại chỗ trước rồi mới kết hợp với tập di chuyển.

Em đang bận chuyển nhà, khi có điều kiện thoi gian sẽ chém gió tiep o các topic liên quan:byebye:.

Em đang tìm xem có tài liệu giải phẫu người (de hoc cách làm cho cơ thể vận động nhanh và chính xác) hoặc bác nào tập thái cực quyền để hỏi kinh nghiệm :big_smile:. (vi dụ hệ gân ở cẳng tay quyết định đến cách cầm vợt, cách thả lỏng vai để phát lực mạnh nhất vv). Em trình F, nhưng thích bóng bàn vì thấy bóng bàn liên quan đến nhiều thư: thiền, vật lý, võ thuật, nhảy nhót, trà đạo ...:smile:.[/quote]
 

ping

Member
công nhận đây là vấn đề khó. Có lẽ mỗi người giải thích một kiểu.

Ngày xưa lúc mình mới tập thầy (sau một thời gian tự tập) thì thầy luôn bắt giật mạnh hết sức, gập tay nhanh, vào bóng dày, đến nỗi giật chừng một rổ bóng là ê ẩm rồi. Và chỉ tập giật một loại bóng thôi, là bóng không xoáy. Từ đó, mình cũng cảm thấy vung tay nhanh, gập mạnh, vào bóng dày thì bóng dễ vào bàn hơn, tốc độ và xoáy cũng lớn. Cảm giác thì từ từ cũng tốt lên, vì mỗi lần mình giật được một cú tốt thì mình ghi nhớ cái cảm giác đó và cố gắng lặp lại, xác suất giật tốt sẽ tăng dần chứ không phải cứ hú họa mãi. Do tập kiểu này nên mình có xu hướng ủng hộ kiểu giật mạnh trước rồi từ từ độ đều sẽ tăng lên. Cứ nhẹ nhẹ đều đều hoài thành thói quen, thành một cữ tay, cữ người, không biết cách phát lực (bộc phát) mạnh thì làm sao giật mạnh được? Nhưng cũng có người lại tập kiểu khác, mình không thể phủ nhận được. Mình cũng bị cái yếu điểm là phải giật mạnh mới vào, giật nhẹ dễ bị hư :D

Cũng có mấy bác bên trên khuyên nên giật đều hơn là mạnh. Mình nghĩ cũng tùy sở thích và bản năng mỗi người. Một người dũng mạnh, khỏe mạnh, thích tốc độ, bản năng thích đánh mạnh thì bắt họ đánh đều đều, nhẹ nhẹ chờ đối thủ hư trước thì họ cũng không thích thú gì nữa. Có người lại thích dùng đầu óc, nhẹ nhàng, lắt léo, thì họ lại không thích đánh mạnh. Nhiều trường phái mới vui.
trước mình cũng bị giống bạn, giật mạnh mới vào còn nhẹ thì rúc, nguyên nhân là do cảm giác bóng chưa tốt, khi giật thì chỉ quen mở vợt theo một góc nhất định, cách khắc phục là tập giật với người tương đương hoặc hơn trình, thay vì đánh qua lại nhiều quả đều thì cả hai tăng độ xoáy và độ mạnh dần dần, cách tập này hiệu quả với cả FH và BH, cải thiện cảm giác bóng lên rất nhanh và sau này có thể đánh bóng rất đa dạng.
 

dtlan

Member
Em năm nay 28 tuổi, Em là dân đá bóng, tuy nhiên cũng thật sự đam mê bóng bàn. Em tập vơi thầy được hơn 1 năm. Trước đó cũng có đánh kiẻu tự phát dc vài năm.

Em cao 1,72m nặng 72ki nhiều ng nói với mình là đáng lẽ với thân hình như mình thì nếu giật đúng kỹ thuật bóng sẽ rất uy lực. Nhưng khi tập hay khi đánh trận, em cảm giác mình phát lực 10 phần thì bóng đi chỉ đc có 5,6 phần.(không mình như mình muốn). Thầy và nhiều người nói tay em còn cứng quá,
E đăng clip e tập giật nhờ các cao thủ trong diễn đàn góp ý, chỉnh sửa dùm e.
E xin chân thành cám ơn!
Thêm clip ở góc quay khác để thấy cái chân
Nếu bạn ở Sài Gòn, bạn tới CLB Panorama quận 7 vào sáng chủ nhật hàng tuần. Mình sẽ đưa bóng và sửa động tác cho bạn luôn, no fee nhé. Mình là Diệp Thế Lân.
 

tuan3100

Member
Nếu bạn ở Sài Gòn, bạn tới CLB Panorama quận 7 vào sáng chủ nhật hàng tuần. Mình sẽ đưa bóng và sửa động tác cho bạn luôn, no fee nhé. Mình là Diệp Thế Lân.
Cám ơn sự nhiệt tình của bạn, được cao thủ như bạn hướng dẫn còn gì bằng, tiếc là mình ở xa Sài gòn lắm, nếu có dịp đến SG, mình sẽ ghé CLB của bạn, nhờ bạn chỉnh sửa động tác, một lần nữa xin cảm ơn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe !!
 

tuan3100

Member
Đây là clip mới nhất quay lại động tác giật của mình, một lần nữa rất mong nhận được sự góp ý của các bạn trên diễn đàn.
Hiện tại, mình đang sử dụng cây treiber k và rasant turbo.
 

verynewbie

New Member
Đây là clip mới nhất quay lại động tác giật của mình, một lần nữa rất mong nhận được sự góp ý của các bạn trên diễn đàn.
Hiện tại, mình đang sử dụng cây treiber k và rasant turbo.
Em không nói rõ được vì em trình còi, nhưng m cảm giác toàn thân bác "vung vẩy" nhiều quá, không dứt khoát nên bóng khó mạnh, thêm nữa ở giai đoạn kết thúc thì vợt của bác vung cao quá.
 

Alibaba

Top Contributor
Em năm nay 28 tuổi, Em là dân đá bóng, tuy nhiên cũng thật sự đam mê bóng bàn. Em tập vơi thầy được hơn 1 năm. Trước đó cũng có đánh kiẻu tự phát dc vài năm.

Em cao 1,72m nặng 72ki nhiều ng nói với mình là đáng lẽ với thân hình như mình thì nếu giật đúng kỹ thuật bóng sẽ rất uy lực. Nhưng khi tập hay khi đánh trận, em cảm giác mình phát lực 10 phần thì bóng đi chỉ đc có 5,6 phần.(không mình như mình muốn). Thầy và nhiều người nói tay em còn cứng quá,
E đăng clip e tập giật nhờ các cao thủ trong diễn đàn góp ý, chỉnh sửa dùm e.
E xin chân thành cám ơn!
Thêm clip ở góc quay khác để thấy cái chân
Ý kiến chủ quan cá nhân mình với chủ topic: nên tập di chuyển trước rồi hãy nghĩ đến thứ khác nếu bạn thật sự muốn tiến xa nhất trong khả năng của bạn. Thể hình chỉ là 1 yếu tố cần thiết trong rất nhiều yếu tố và nó không phải là thứ quyết định giật mạnh hay không mạnh. Môn thể thao nào cũng cần phải có thể lực và dĩ nhiên bb không phải là ngoại lệ nhưng nó không cần nhiều như cầu thủ bóng đá. Hãy chắc chắn 1 điều rằng BB hay bất kỳ môn thể thao nào cũng cần thể lực nhưng riêng BB nên xác định đó là trò chơi kỹ thuật, và mình nghĩ học di chuyển bước chân là phải làm ngay đầu tiên, chẳng thế mà mấy lớp học bb nước ngoài nó cứ ' nhảy nhảy' rất ít HLV trong nước hoc tập theo và thậm chí cho là nó ... không cần thiết và đa số cho học sau mình nghĩ là sai lầm, ít nhất là sai lầm so với các cường quốc bb khác. Trung Quốc gần VN về địa lý là rõ ràng nhất nhưng gần bao nhiều thì khoảng cách bb cách xa bấy nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều nhưng có lẽ nguyên nhân đầu tiên cũng phải xét đến mình không học hoặc rất ít học di chuyển trước còn Tàu thì nó học đầu tiên:). Mình thì đánh bóng bàn không giỏi, không phải chuyên nghiệp nhưng khi tập cho mấy đứa cháu nhà mình bắt nó 'nhảy nhảy' trước khi tập và trong khi đánh thấy tiến bộ hơn nhiều. Bạn là người có thể hình, thể lực tốt vì vốn là cầu thủ bóng đá mình tin học di chuyển có phần thuận lợi, dù hơi cao tuổi mới học bb nhưng bạn đam mê vẫn sẽ thu được kết quả tốt nếu chịu nghiên cứu, tìm tòi và chịu khó thử nghiệm. Thôi thì trước mắt cứ học di chuyển trước, hông hướng về trước, chân đứng rộng ra hạ thấp trọng tâm cho thành thói quen cái đã. Mấy thứ này ban đầu không quen thấy ngượng nhưng nó là cơ sở cho các kỹ thuật khác....
Thân ái!
 
Sửa lần cuối:

HALC

Member
- Nhưng trọng tâm hơi cao, bạn nên hạ thấp trọng tâm xuống. Hạ thấp trọng tâm, giúp đánh bóng căng hơn, và mạnh hơn.
- Phần chân cũng vậy, cần hạ thấp xuống hơn nữa, chân cao quá, ít trợ lực khi giật.
- Nếu bạn giữ nguyên bộ chân này, bạn sẽ ko giật được những quả bóng xoáy xuống (bạn thử quay video lên, giật với bóng xoáy xuống xem)
- Cuối cùng là đánh bóng hơi sớm, đánh bóng sớm quá, bóng sẽ yếu.

Tóm lại: Hạ bộ chân xuống, đánh bóng trễ 1 tí, lực và xoáy sẽ tốt hơn.
thân ái
Bạn đánh trễ quá xá trễ. Nếu đánh trái bóng mà cây vợt chạm bóng ở phần trên bàn (phía trong vạch trắng sau bàn) thì sẽ mạnh hơn.
Vợt của bạn nãy và cứng, nhưng đánh trễ và gồng quá thành ra bóng yếu thôi.
Bạn tiếp xúc bóng mỏng quá, cổ tay bẻ vào trong (có lẽ bác hlv sợ bạn đánh cổ tay nên bảo gồng lại) nên bóng có chút xoáy ngang. Tại bạn tập kỹ thuật xoáy trước kỹ thuật bạt, đây là lỗi rất thường thấy. Nếu bạn cũng quả bóng hlv thảy như thế mà bác tập bạt trước, rồi vừa bạt vừa tạo xoáy thì sẽ cải thiện hoàn toàn (kể cả chuyện phải thay vũ khí chậm hơn, vì bóng quá nhanh)
Bạn tuan3100 đưa video giúp mình nhiều điều vì mình cũng có nhiều thắc mắc ở chổ này.

Thứ nhất, mình chỉ là người đánh bóng bàn phong trào ở tỉnh nhỏ được hơn 1 năm, tuần đánh chừng vài giờ với mấy bác già hưu trí thôi nên về kỹ thuật chắc chưa được vào bảng chữ cái xếp hạng.

Thứ hai là chổ mình gần như tất cả mọi người giật bóng với động tác giống hệt với các video đã up lên . đôi khi có vài người chơi hay ở đây ( 90% dùng sadius hay carbon cứng) chỉ mình cách giật theo cách đánh mỏng vào bóng và cũng phần nào giống như bác ptnk_triz nói như phần in đậm vậy nhưng mình vì chơi tự phát nên quen đánh theo cách mình nêu thứ ba dưới đây.

Thứ ba là thời điểm vào bóng như bác p500 nói , thường mình cũng đánh như vậy và lúc đó tùy theo góc vợt và lực tay có hướng lên hay không dẫn đến có hai khả năng xảy ra

- Giống như cú bạt bóng nhiều hơn

- Giật với tiếng bóng nghe đanh và bóng đi thẳng , cắm kèm xoáy ít hay nhiều

Thứ tư là kiểu giật như mục thứ ba trên tốn nhiều lực hơn so với kiểu giật giống bạn up video trên nên rất mau mệt. Vậy là mình còn sai sót hay là phải tập … nhu quyền đây :)
 

maru

Member
Đây là clip mới nhất quay lại động tác giật của mình, một lần nữa rất mong nhận được sự góp ý của các bạn trên diễn đàn.
Hiện tại, mình đang sử dụng cây treiber k và rasant turbo.
thật ra góp ý động tác thì 9 người 10 ý, nhưng mình thấy một số điểm như sau:
- bộ chân của bạn vẫn chưa tốt, nó rất lỏng lẻo, thiếu vững chắc và thiếu sức bật, trọng tâm quá cao. Bằng chứng là nhiều quả giật xong bạn bị mất thăng bằng, người hơi ngả ra sau, cái mũi chân trái hếch lên trời, hoàn toàn không đúng. Với mình giật bóng thì chân quan trọng không kém gì tay, thậm chí còn hơn một chút. Bạn để ý các clip dạy giật phải (vd cái này chẳng hạn
) thì đôi chân rất được chú trọng. Chân bạn chưa tốt thì sẽ cố dùng sức đánh mạnh bằng tay và người, dùng sức nhiều nhưng không hiệu quả.
- Thân trên vẫn còn cứng, nhìn tay trái (không đánh bóng) thì vẫn thấy gồng gồng, chưa thả lỏng.
- Một bạn ở trên nói cũng đúng, bạn vung vấy hơi nhiều, lúc bắt đầu đưa tay ra sau quá sâu, lúc đưa lên thì lại quá cao. Bắt đầu động tác bạn nên để vợt gần cạnh đùi, mũi vợt hơi chúi xuống đất, lúc kết thúc động tác khuỷu tay tầm ngang ngực thôi (đừng kéo tuốt lên trán như thế). Bạn cũng nên tiết chế động tác xoay người lại, hiện giờ bạn xoay thân người quá nhiều, bớt lại một chút nhưng chú ý phát lực xoay dứt khoát hơn, bạn sẽ giật tốt hơn. Cái này rất khó mô tả, bạn nhìn cái anh trong clip trên, anh ta không cần xoay người quá nhiểu nhưng rất dứt khoát và có sự trợ lực từ đôi chân nữa là có một cú giật rất tốt. Trong clip này anh ta chỉ giật 50-60% sức tối đa thôi, vì nó là cú giật đều. Từ cái cú giật như thế này, sau khi bạn đã thuần thục rồi tăng thêm lực vào (70%-80%-90%) thì sẽ tốt hơn rất nhiều là tập giật mạnh hết cỡ ngay từ đầu, vì động tác của bạn chưa được tốt và bạn cũng chưa biết bản thân mình đánh thế nào là chuẩn. Chú ý là anh ta giật 50-60% sức nhưng vào bóng rất dứt khoát chứ không phải kiểu vào bóng mỏng hay nhẹ tay gì, chỉ là không cố gắng dùng hết sức lực thôi.

mình không có kinh nghiệm sư phạm bb cho lắm, chỉ biết chỉ ng khác đánh giống mình thôi, nếu có sai gì mong các bác thông cảm, chém nhẹ tay
 
Top