Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Nhờ chỉnh sửa động tác giật

maru

Member
Tiện đây các bác cho mình hỏi, trong clip dưới ở phút 03:12 , phần hướng dẫn động tác giật bóng xoáy xuống, nói là "..trước khi giật, chuyển trọng tâm từ chân cầm vợt sang chân kia...", đoạn này là đúng hay sai vậy các bác, trước giờ mình cứ nghĩ là chuyển trọng tâm ngay lúc tiếp xúc bóng, vậy là mình có thêm một cái sai nữa àh.??
nếu sub vậy thì dễ gây hiểu lầm, theo mình, ở giai đoạn chuẩn bị giật, phải chuyển trọng tâm sang chân phải (phía tay cầm vợt), sau đó mới xoay người chuyển trọng tâm sang chân kia khi bắt đầu đánh bóng, sau khi kết thúc động tác lại phải chuyển về trọng tâm cân bằng. Như vậy có 3 lần chuyển trọng tâm.
Không phải lúc tiếp xúc bóng mới chuyển trọng tâm, chuyển trọng tâm nó là một quá trình bắt đầu từ lúc bạn bắt đầu xoay người + vung tay và kết thúc khi bạn hoàn thành động tác. Như vậy trước khi chạm bóng bạn đã phải có một quãng thời gian (dù rất ngắn) đang chuyển trọng tâm, đang vung tay rồi thì mới có lực mạnh vào bóng, chứ bóng đến rồi mới chuyển trọng tâm thì làm sao có lực được.
 

theorist

Top Contributor
Th luôn cho rằng cần có những nghi ngờ khi xem các clip của TQ hướng dẫn tập BB vì "lòng tốt" của họ với TG luôn thách thức vị trí độc tôn.
Nếu vừa giật vừa xoay, bạn sẽ nhận ra ngay là tốc độ tay được tăng lên rất nhiều so với xoay trước. Chưa kể là nếu xoay trước, áp lực sẽ đè hết lên vai bạn cho cú đánh sẽ gây chấn thương sau này. Bạn có để ý rằng họ hướng dẫn giật bóng xoáy lên lẫn xoáy xuống đều chạm ở phía trên bóng (cả hai đều úp vợt). Điều này đảm bảo cho những người tập theo sẽ "tẩu hỏa" nhanh hơn. Đó là chưa kể đến kiểu giật của họ là mút tàu, và họ cứ "vô tư" hướng dẫn cho cả TG tập theo, bất kể là đánh mút gì. :surrender:
 

tuan3100

Member
Lâu mới vào diễn đàn thấy dạo này anh em bắt đầu cởi mở hơn rồi, quả giật phải của mình nói chúng là cũng ở trình gà thôi nhưng góp ý với @tuan3100 một số điểm sau, mong rằng có thể giúp được bạn.

Vấn đề đầu tiên : Một số bác góp ý trọng tâm của bạn là cao : điều này hoàn toàn chính xác, muốn trọng tâm bạn thấp hơn, có 2 điểm cần lưu ý để hạ trọng tâm là : chân đứng rộng hơn, và đầu gối chùng hơn chút nữa, hiệu quả mang lại : bạn sẽ vững hơn, phát lực mạnh hơn ( như kiểu đứng trung bình tấn của các môn võ ) , dễ nhìn bóng hơn, xử lý bóng về mọi phía ( trái, phải , trước , sau) được rộng hơn mà không mất thăng bằng. Bạn có thể tự tin phát lực mạnh hơn nữa mà không sợ mất thăng bằng, việc hồi lại tư thế chuẩn bị cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên chân rộng quá đôi khi làm bạn khó di chuyển hơn đôi chút, hãy cân nhắc và phán đoán trong trận đấu.

Điều thứ 2 : khi bạn đánh trận, việc chuẩn bị động tác của bạn trước khi giật có vấn đề ở điểm vai phải cao hơn vai trái.Điều này bắt nguồn từ lỗi vợt xuất phát cao và muốn "đè bóng xuống bàn bên kia", nhưng khi chợt nhận ra việc đè bóng xuống bàn là không được ( sợ rúc lưới ) thì phản xạ của bạn là giật ma sát với góc giật khá lớn, tạo 1 đường bóng cong chút để vào bàn và cũng hiển nhiên là ko có lực mạnh được.

Điều thứ 3 : Dường như quỹ đạo hoạt động vợt của bạn từ lúc chuẩn bị đến lúc tiếp xúc bóng và sau khi vừa tiếp xúc bóng xong không phải là 1 đường thẳng hướng về phía điểm bóng sẽ đến, mà nó là 1 cung , kỹ thuật này của bạn cũng cần phải chỉnh sửa vì chỉ có quả giật xoáy ngang thì đường đi của vợt mới không phải là 1 đường thẳng. Nếu bạn giật xung thuần xoáy lên , bạn cần duy trì đường đi của vợt là đường thẳng hướng về điểm bóng sẽ đến. Bạn có thể thị phạm lại động tác của 1 số cao thủ, nhưng mình nghĩ điều này là không nên, vì chắc hẳn bạn xem video các cao thủ nhiều rồi mà chưa sửa được, hãy xem lại video của tầm " trung thủ " thôi, VD :bạn @linh729 ở page 2, video hình như có tên " thanh niên CỨNG tập thể dục dưỡng sinh" gì gì đó thì phải :D . Hãy chú ý tới phần vai của anh ta, nách hơi mở tự nhiên và vai đánh xốc tới phía trước, còn bạn thì úp vợt và tay lăng vòng theo động tác xoay hông.

Những "tác hại" khi vợt đánh vào bóng theo 1 cung : bạn dễ bị đau khớp vai nếu lỡ dùng lực văng tay mạnh,khó hồi lại vị trí chuẩn bị vì khi giật xong tay phải hãm lực quán tính do văng tay theo hông gây ra, bạn sẽ khó kiểm soát bóng vì tiếp xúc bóng trên từng vị trí của đường cung thì sẽ đưa bóng đến 1 vị trí khác nhau, nếu bạn tập luyện thì sẽ không thấy có vấn đề gì cho lắm, vì bóng đến là có người feed cho một cách ngon nhất có thể, nhưng vào trận để xử lý bóng đa dạng và đôi khi không theo ý mình thì chỉ cần nhanh chậm 1 chút cũng đưa bóng đến 1 vị trí mà không phải do ý muốn của bạn, giật theo kiểu này cũng khá là khó khăn với những quả bóng xoáy xuống nặng vì sao thì mình không muốn lý thuyết dài dòng ở đây ( vì văn kém càng nói có thể càng khó hiểu).

Dài dòng mãi thì cũng đến lúc quan trọng nhất, tư vấn cách khắc phục:

+ Hạ trọng tâm thấp hơn bằng cách rộng chân ra chút, và trùng đầu gối hơn chút, việc trùng đầu gối sẽ giúp bạn dồn trọng tâm nhiều vào nửa bàn chân trước.

+ Tập thói quen hạ vai phải thấp hơn vai trái ( vì bạn thuận tay phải) trong động tác chuẩn bị giật, thậm chí là cả đôi công. Lưu ý quan trọng : khi bạn hạ vai phải thấp hơn, tức là bạn đã xuất phát vợt thấp hơn, nếu bạn cứ giữ góc giật như cũ, tất nhiên bóng sẽ ra ngoài, bạn cần giải quyết bằng cách giật với góc giật nhỏ hơn, tức là đánh đến phía trước nhiều hơn. Điều này cải thiện phần lực kha khá cho quả giật của bạn, ngoài ra bạn sẽ xử lý bóng tốt hơn nữa. Mình có kinh nghiệm thế này : nếu bạn xuất phát vợt thấp, bạn có thể nâng lên cao rồi đánh bóng, nhưng nếu vợt bạn xuất phát cao sẵn thì chẳng có cách nào để hạ vợt xuống thấp để đánh bóng cả ( tất nhiên là trong tình huống bóng đang diễn ra :D).

+ Xuất phát vợt thấp hơn bằng cách hạ vai 1 chút, trọng tâm thấp hơn 1 chút và "ĐÁNH VÀO BÓNG " nhiều hơn là "MA SÁT ĐỂ KÉO BÓNG LÊN" ( tức là đánh tới phía trước nhiều hơn) , có thể bạn sẽ phân vân là liệu bóng có đi vào bàn hay không? Câu trả lời là bạn cứ thực hành đi, đảm bảo bạn sẽ thấy không khó hơn nhiều lắm so với việc kéo ma sát.

+ Giật thì có nhiều kiểu, nhưng bạn hãy thử liên tưởng quả giật với 1 cú đấm vào mặt ( mũi hoặc quai hàm ) đối thủ của một võ sĩ quyền anh, cụ thể vợt sẽ được ví như nắm tay đấm, động tác là : lắc hông để phát động lực xoay hông, còn tay tiến đến mục tiêu chứ không phải là lắc hông và tay cũng xoay theo hông vẽ thành 1 cung. Điểm chú ý ở đây là tay có duỗi thẳng hay không là tùy khoảng cách từ người đến bóng. Cũng như tay võ sĩ cách mặt đối thủ bao xa, đặc biệt khớp vai và khớp cùi chỏ tay phải linh hoạt chứ không được gồng cứng. Thời điểm tiếp xúc bóng thì không phải ai cũng giống ai nhưng thường xảy ra nhất là dao động quanh vị trí bóng như sau: nếu tính khi thân ngưới đứng song song với bàn thì bóng ở bên phải, phía trước thân người 1 chút và độ cao hợp lý là thấp hơn chút hoặc ngang với vai phải ( cái này để bạn lấy thời điểm khi tập thôi, chứ nếu đúng động tác giật phải, tầm xử lý bóng rất rộng, tự phản xạ của bạn sẽ lo phần còn lại ).

Tóm lại về hình của quả giật xung phải, mình thấy không khác động tác đôi công nhiều, chỉ khác ở chỗ biên độ lớn hơn nhiều so với đôi công phải thôi. Mình chứng kiến nhiều người có quả đôi công phải không tốt nên quả giật phải cũng không ổn cho lắm. Nếu bạn tìm hiểu và thấy quả đôi công phải không ổn lắm thì nên tập cho ổn, xong mới khắc phục quả giật phải, nếu là mình, mình sẽ làm như vậy, rút ngắn thời gian chỉnh sửa đi rất nhiều.Trước mình học đôi công mất 1 tuần , thì học giật mất có 2 ngày ( hồi đó sinh viên rảnh rỗi, chơi bóng bàn nhiều lắm, ngày trung bình 8h) là giật tập khá ổn cả về lực và điều khiển bóng rồi. Đó là giật tập thôi nhé, còn trong trận thì mất nhiều thời gian sau này nữa.
Trong video tập bóng bàn với các tuyển thủ Trung Quốc bạn có thắc mắc việc chuyển trọng tâm chân chuyển vào thời điểm nào. Theo mình như họ dịch thuật như vậy là hoàn toàn chính xác, bạn biết đấy, trước khi đánh vào bóng thì cần phải gia tốc cho vợt đạt đến một vận tốc nào đó, nói dễ hiểu là phải có đà, vậy khi tiếp xúc bóng trọng tâm mới dịch chuyển,chân của bạn mới hoạt động thì tức là bạn giật bóng ở vị trí sau lưng hay sao? Theo chủ ý của mình : quá trình đánh bóng phân chia khá rõ ràng ra các giai đoạn sau : tư thế chuẩn bị trung lập, phán đoán bóng đến, đưa cơ thể về vị trí chuẩn bị cho quả đánh, quan sát bóng, " chờ " bóng đến đúng thời điểm hợp lý sau đó mới là đánh bóng ( gồm 3 giai đoạn : trước tiếp xúc , tiếp xúc và sau khi tiếp xúc bóng ). Bạn đang phân vân cơ thể hoạt động lúc nào trong giai đoạn đánh bóng, cụ thể ở đây là phải phát động lực trên toàn cơ thể vào thời điểm trước tiếp xúc bóng rồi, chứ không phải lúc tiếp xúc bóng mới bắt đầu phát động.
Dài dòng như vậy ko biết có giúp được gì cho bạn không hay lại làm rối tung vấn đề lên, nếu có sai sót gì mong bạn @tuan3100 và các bác trên diễn đàn thông cảm cho.
Cám ơn bác nhiều lắm, mình càng đọc càng thấy thích chỉ mong mọi người càng viết nhiều càng nhận xét nhiều thôi.thật sự cảm ơn sự nhiệt tình của bác, bài viết của bác thật sự chất lượng.
Tiện thể có 01 ý của bác khuyên là "ĐÁNH VÀO BÓNG " nhiều hơn là "MA SÁT ĐỂ KÉO BÓNG LÊN" ( tức là đánh tới phía trước nhiều hơn là đánh lên ..) điều này vẫn áp dụng với bóng sang là xoáy xuống àh bác??
 
Sửa lần cuối:

tuan3100

Member
nếu sub vậy thì dễ gây hiểu lầm, theo mình, ở giai đoạn chuẩn bị giật, phải chuyển trọng tâm sang chân phải (phía tay cầm vợt), sau đó mới xoay người chuyển trọng tâm sang chân kia khi bắt đầu đánh bóng, sau khi kết thúc động tác lại phải chuyển về trọng tâm cân bằng. Như vậy có 3 lần chuyển trọng tâm.
Không phải lúc tiếp xúc bóng mới chuyển trọng tâm, chuyển trọng tâm nó là một quá trình bắt đầu từ lúc bạn bắt đầu xoay người + vung tay và kết thúc khi bạn hoàn thành động tác. Như vậy trước khi chạm bóng bạn đã phải có một quãng thời gian (dù rất ngắn) đang chuyển trọng tâm, đang vung tay rồi thì mới có lực mạnh vào bóng, chứ bóng đến rồi mới chuyển trọng tâm thì làm sao có lực được.
Vâng, cám ơn bác nhiều, đoạn bôi đen này mình thấy rất là chính xác từng câu chữ: "trước khi chạm bóng bạn đã phải có một quãng thời gian (dù rất ngắn) đang chuyển trọng tâm.. "
 

miziru

Well-Known Member
Cám ơn bác nhiều lắm, mình càng đọc càng thấy thích chỉ mong mọi người càng viết nhiều càng nhận xét nhiều thôi.thật sự cảm ơn sự nhiệt tình của bác, bài viết của bác thật sự chất lượng.
Tiện thể có 01 ý của bác khuyên là "ĐÁNH VÀO BÓNG " nhiều hơn là "MA SÁT ĐỂ KÉO BÓNG LÊN" ( tức là đánh tới phía trước nhiều hơn là đánh lên ..) điều này vẫn áp dụng với bóng sang là xoáy xuống àh bác??
Điều bạn hỏi là rất cần thiết, đó là cũng là một trong những thứ mình muốn nói nhưng không thể kéo dài lê thê bài viết của mình, như vậy chưa đọc bạn đã nản. Theo thống kê của pingskill thì khoảng 80% người chơi bóng bàn không hài lòng hoặc không thể giật tốt quả giật xoáy xuống. Vậy còn có 20% là người cảm thấy mình có thể giật tốt quả xoáy xuống , đây là một con số không nhiều. Tại sao? không chỉ với quả giật xoáy xuống mà ngay quả giật xoáy lên, thường thì mọi người có suy nghĩ : đã giật là phải ma sát mỏng và giật là phải kéo lên . Quan điểm này ko sai, nhưng hầu như người ta chú trọng nhiều một cách thái quá vào việc " mỏng" và "kéo lên" mà quên đi cái nguyên lý cơ bản nhất của bóng bàn : " muốn đánh bóng về đâu thì lực phải hướng về đó và mặt vợt hầu như mọi trường hợp đều " nhìn " về hướng đó (Cái này mình trình bày có thể hơi khó hiểu và rất dễ dẫn đến hiểu lầm, mong bạn có thể hiểu được ) . Vậy làm sao bạn có thể đánh 1 quả bóng sang bàn bên kia với lực hướng lên trời là nhiều mà lực hướng tới phía trước là không đủ.
1 ví dụ: lực bạn phát về phía trước là "cực mạnh" như Ma Long giật chẳng hạn,với góc vợt mở hợp lý, vậy vẫn có nhiều trường hợp bóng đi sang bàn bên kia trước khi nó hạ độ cao thấp hơn lưới ( không rúc lưới). Qua đây mình chỉ muốn ví dụ cho bạn về tầm quan trọng của lực đánh về phía trước, và mình đánh giá nó còn quan trọng hơn lực kéo lên trên về nhiều phương diện. Chú ý : lực đánh về phía trước nhiều chứ không phải là chỉ có lực đánh về phía trước ( như quả bạt bóng)
Mặt khác cũng tùy vũ khí của bạn đang sử dụng. Ví dụ : mình chơi cốt gỗ 5 lớp , FH lắp mặt Tàu cứng, dính > độ lưu bóng lâu, mình có thể tự tin phang những quả bóng xoáy khá nặng về phía trước mà ko sợ phá lưới, trong khi nếu mình sử dụng cốt carbon cứng mặt mềm > độ lưu bóng thấp thì mình sẽ khó có thể giật như vậy.
Vậy phải chú ý "đánh vào bóng" nhưng bao nhiêu là đủ? Và với trường hợp bóng xoáy xuống thì " đánh vào bóng" bao nhiêu là đủ với góc vợt như thế nào? thời điểm bóng ra sao? Điểm tiếp xúc trên bóng là ở đâu? đó là những câu hỏi quan trọng nhưng chỉ có bạn mới trả lời được cho bạn mà thôi. Mỗi người một kiểu, trong mỗi trường hợp cách xử lý lại khác nhau, đó cũng là sự cuốn hút của bóng bàn và tạo nên nhưng kỹ thuật đa dạng, không có khuôn khổ xác định. Nếu bạn chú ý vào những câu hỏi như vậy, dám thử nghiệm để đúc rút ra câu trả lời thì đảm bảo với bạn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có một giải pháp để giải quyết vấn đề mà thôi.
Mình còn nhớ cách đây hơn 10 năm, khi mà lối đánh 1 càng thống trị, mình muốn học quả giật trái, ông anh tập với mình nói là : " giật trái phải có năng khiếu, không thì ko giật được đâu" . Cái câu nói này theo mình hơn 10 năm rồi, đến giờ quả trái mình đã ổn dần sau gần 2 năm tập ( không có thầy, thậm chí còn chẳng có người feed bóng chuẩn) , mình hiểu ra : thật ra cũng chẳng cần phải năng khiếu mới tập được, hoặc cái từ "năng khiếu" nó là cách diễn giải "xa vời" của : "đam mê" hay " nỗ lực" hoặc " kiên trì" , ...Nếu bài viết này của mình chẳng thể áp dụng cho bạn, điều đó cũng không vấn đề gì, chỉ cẩn bạn tiếp tục kiên trì tập luyện và có những thắc mắc trong kỹ thuật của bạn, như vậy bạn vẫn đang tiến bộ từng ngày. Quả giật phải của bạn sẽ hoàn thiện hơn lúc nào mà chính bạn cũng không biết. Chúc bạn thành công.
 

tuan3100

Member
Hôm nay lại lên làm phiền các bác, có 01 vấn đề này e muốn hỏi.
có pải đối với cú giật phải, có 2 kiểu giật như thế này:
+ Một là góc vợt giữ nguyên, chỉ thay đổi góc giật tức là góc vung tay tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống mà điểu chỉnh đánh tới nhiều hơn hay đánh lên nhiều hơn.
+ Hai là góc giật giữ nguyên, mặt vợt thay đổi từ khép đến mở tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống.
Không biết là các bác giật theo kiểu nào, hay là kết hợp cả hai, hay là tùy tình huống bóng, tùy loại mặt vợt...
 
Hôm nay lại lên làm phiền các bác, có 01 vấn đề này e muốn hỏi.
có pải đối với cú giật phải, có 2 kiểu giật như thế này:
+ Một là góc vợt giữ nguyên, chỉ thay đổi góc giật tức là góc vung tay tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống mà điểu chỉnh đánh tới nhiều hơn hay đánh lên nhiều hơn.
+ Hai là góc giật giữ nguyên, mặt vợt thay đổi từ khép đến mở tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống.
Không biết là các bác giật theo kiểu nào, hay là kết hợp cả hai, hay là tùy tình huống bóng, tùy loại mặt vợt...
Theo ý hiểu của mình quả giật với xoáy xuống và xoáy lên cùng 1 góc vơt . Quan trọng nhất là bạn có thể tiếp xúc "brushing the ball"
 

P-500

Top Contributor
Hôm nay lại lên làm phiền các bác, có 01 vấn đề này e muốn hỏi.
có pải đối với cú giật phải, có 2 kiểu giật như thế này:
+ Một là góc vợt giữ nguyên, chỉ thay đổi góc giật tức là góc vung tay tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống mà điểu chỉnh đánh tới nhiều hơn hay đánh lên nhiều hơn.
+ Hai là góc giật giữ nguyên, mặt vợt thay đổi từ khép đến mở tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống.
Không biết là các bác giật theo kiểu nào, hay là kết hợp cả hai, hay là tùy tình huống bóng, tùy loại mặt vợt...
Theo em thì, để cho ổn định kỹ thuật, tập 1000 quả giật mỗi ngày thì cái cần tập ra phản xạ là kỹ thuật thân, chân và đòn tay. Những điều ấy nên ít biến đổi nhất càng tốt.
Em sẽ chọn kiểu giật không thay đổi góc giật và động tác, chỉ thay đổi góc vợt và cách tiếp xúc bóng (sớm hay trễ, thẳng tới hay vuốt lên, nhanh hay chậm,..). Có vài khuyết điểm của cách giật này khi đối diện với những quả cực nặng hoặc cực bung, thì lúc đó em sẽ thay đổi bằng vị trí đánh (đánh gần hay xa bàn) và hướng đánh (ép thẳng tới hay đánh thẳng lên cao), nhìn thì thấy góc đánh có thay đổi, nhưng sự kết hợp trong động tác vẫn như nhau.

Còn những quả xoáy lên xuống không khác nhau quá nhiều, em sẽ đánh đồng hết bằng cách dùng mút Chậm, Bám Xoáy và Cứng, rồi thay đổi góc vợt, chứ không đổi góc đánh
 
Tương ứng với sự thay đổi góc vợt chính là thay đổi điểm tiếp xúc bóng (ngang lưng, trên đỉnh hay dưới đáy quả bóng) luôn - điều này có đúng ko bác?
 

maru

Member
Hôm nay lại lên làm phiền các bác, có 01 vấn đề này e muốn hỏi.
có pải đối với cú giật phải, có 2 kiểu giật như thế này:
+ Một là góc vợt giữ nguyên, chỉ thay đổi góc giật tức là góc vung tay tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống mà điểu chỉnh đánh tới nhiều hơn hay đánh lên nhiều hơn.
+ Hai là góc giật giữ nguyên, mặt vợt thay đổi từ khép đến mở tùy theo bóng đến là xoáy lên hay xoáy xuống.
Không biết là các bác giật theo kiểu nào, hay là kết hợp cả hai, hay là tùy tình huống bóng, tùy loại mặt vợt...
Nếu nói đến chuyên nghiệp, thi đấu mình nghĩ là kết hợp cả hai và tùy tình huống. Nếu nói đang tập luyện, rèn động tác thì mình cũng nghĩ như bác P-500.
 

drogba

Member
Theo ý hiểu của mình quả giật với xoáy xuống và xoáy lên cùng 1 góc vơt . Quan trọng nhất là bạn có thể tiếp xúc "brushing the ball"
"brushing the ball" là sao vậy ? Tìm trên mạng nó ra cái này :))):
http://www.urbandictionary.com/define.php?term=Ball+Brushing
Ball Brushing
Also known as 'Bollock Brushing', it is the unfortunate act of unintentionally allowing ones testicles to come into contact with those of another male during a sexual act with a female, where both the men involved are heterosexuals.

Ball brushing can occur at many stages during an act such as a threesome, where both the males are exploiting the lower region/s of the female. In the somewhat cramped conditions of the vagina during a threesome, it is easy to look control of the oscillation of you testicles. Careless fluctuation of the 'bollocks' can lead to a sometimes unnavoidable case of ball brushing.
Female: uh uh oh yea!
Male 1: Yer! say my name bitch!
Female: Oh fuck yer, give it to me Male 1
Male 2: Urgh!! Shit man mind the ball brushing!
Male 1: Fuck! Sorry dude my bad, I got carried away
 
Mn
nếu sub vậy thì dễ gây hiểu lầm, theo mình, ở giai đoạn chuẩn bị giật, phải chuyển trọng tâm sang chân phải (phía tay cầm vợt), sau đó mới xoay người chuyển trọng tâm sang chân kia khi bắt đầu đánh bóng, sau khi kết thúc động tác lại phải chuyển về trọng tâm cân bằng. Như vậy có 3 lần chuyển trọng tâm.
Không phải lúc tiếp xúc bóng mới chuyển trọng tâm, chuyển trọng tâm nó là một quá trình bắt đầu từ lúc bạn bắt đầu xoay người + vung tay và kết thúc khi bạn hoàn thành động tác. Như vậy trước khi chạm bóng bạn đã phải có một quãng thời gian (dù rất ngắn) đang chuyển trọng tâm, đang vung tay rồi thì mới có lực mạnh vào bóng, chứ bóng đến rồi mới chuyển trọng tâm thì làm sao có lực được.[/quote Nhận chặn thuê 200n một ngày
 
Em năm nay 28 tuổi, Em là dân đá bóng, tuy nhiên cũng thật sự đam mê bóng bàn. Em tập vơi thầy được hơn 1 năm. Trước đó cũng có đánh kiẻu tự phát dc vài năm.

Em cao 1,72m nặng 72ki nhiều ng nói với mình là đáng lẽ với thân hình như mình thì nếu giật đúng kỹ thuật bóng sẽ rất uy lực. Nhưng khi tập hay khi đánh trận, em cảm giác mình phát lực 10 phần thì bóng đi chỉ đc có 5,6 phần.(không mình như mình muốn). Thầy và nhiều người nói tay em còn cứng quá,
E đăng clip e tập giật nhờ các cao thủ trong diễn đàn góp ý, chỉnh sửa dùm e.
E xin chân thành cám ơn!
Thêm clip ở góc quay khác để thấy cái chân
Cám ơn bạn nhiều, phần 2 mình chưa hiểu rõ lắm, khi ở động tác chuẩn bị mình có thả tay ra mà..còn vụ gập tay thì bạn nói là mình chưa gập tay hả??

4. Khoảng năm 2012 mình có đặt mua của anh hùng hà bóng bàn nguyên bộ xiom: zetro quad, fh: sigma euro, bh: omega II, giờ mới thay fh là rasant turbo cũng được mấy tháng.
Nhận chặn thuê cho người đang học cơ bản
 
Hây za đừng có ham hố nhìn malong giật rồi làm theo nha không được đâu nó chơi mút dính như keo đấy mút khác nhau thì động tác phải khác nhau
 

phuclee

Well-Known Member
Th ít đóng góp cho topic này vì không có thời gian nhưng rất thích. Vì đó là sự đóng góp hiệu quả của các thành viên cho không chỉ là chủ thớt, mà còn cho nhiều người khác. Sự đóng góp này quý giá gấp ngàn lần những câu nói kháy: "đã giật đều được 30-50 quả chưa mà nói chuyện kỹ thuật", hay " phải biết cầu thị" của những người mà một chữ kiến thức BB bẻ đôi cũng không biết.
Theo Th, cái cần phải điều chỉnh lớn nhất của bạn là vị trí chạm bóng. Vị trí này phải xa thân người 1 đoạn ít nhất bằng cánh tay ngoài, còn hiện nay, vị trí chạm bóng của bạn gần ngay hông. Điều này làm bạn không thực hiện được những tư thế khác như chuyển trọng tâm sang chân phải, thả tay, nghiêng vai, .... như mọi người đã hướng dẫn.
Bác Th hướng dẫn hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên thân người và cái đầu khi giật thì phải như thế nào? Việc 2 chân chùng thấp xuống rộng hơn vai để lấy tấn là đuơng nhiên và mọi người đã góp ý rồi. Còn cái đầu và thân trên có cần xoay theo bên hướng bóng không? E hay đánh theo quán tính vì có cảm nhận quỹ đạo bóng tương đối tốt nên nhiều lúc khi giật bóng trả lại e vừa nhìn bóng vừa nhìn sang đối thủ để tìm điểm giật gây khó và các bác cao tuổi đã hướng dẫn e nên nhìn vào bóng. Vậy theo các bác thì thế nào, có phải muốn đuợc cái này thì phải mất cái kia không. Còn việc thân người xoay sang phía giật bóng là đuơng nhiên rồi.
 

theorist

Top Contributor
Bác Th hướng dẫn hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên thân người và cái đầu khi giật thì phải như thế nào? Việc 2 chân chùng thấp xuống rộng hơn vai để lấy tấn là đuơng nhiên và mọi người đã góp ý rồi. Còn cái đầu và thân trên có cần xoay theo bên hướng bóng không? E hay đánh theo quán tính vì có cảm nhận quỹ đạo bóng tương đối tốt nên nhiều lúc khi giật bóng trả lại e vừa nhìn bóng vừa nhìn sang đối thủ để tìm điểm giật gây khó và các bác cao tuổi đã hướng dẫn e nên nhìn vào bóng. Vậy theo các bác thì thế nào, có phải muốn đuợc cái này thì phải mất cái kia không. Còn việc thân người xoay sang phía giật bóng là đuơng nhiên rồi.
Thân người thì phải xoay đồng thời trùng xuống để giật nếu là bóng bên FH và ngang nếu là bóng bên BH. Việc phải nhìn bóng thì bác đã biết khi giật bóng "ảo" nếu là bóng xoáy xuống, vậy thì không cần nhìn bóng (vì có nhìn cũng không thấy được tới điểm chạm vợt đâu, ai cũng vậy).
 

theorist

Top Contributor
Các bác góp ý giúp e cái nhé :(áo đen nha)
Với thế vào bóng này thì thật khó giật xung và chéo bàn trái đầu tiên vì vào chưa đủ cự ly để giật xung và giật đường chéo bàn. Nên bác chỉ giật moi hoặc chữ I được thôi.
 
Top