Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Tại sao tôi lại thua đối thủ yếu hơn mình?

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình những câu tương tự như thế. Mình nghĩ là có đúng không? Câu hỏi này cũng chính là nhan đề của bài viết của tác giả Greg Letts đăng trên website thoughtco.com "Why Do I Lose to Ping-Pong Players Who are Worse than I Am?" . Không ít lần mình nghe những câu chuyện đồn đại trên giang hồ những câu chuyện của các cao thủ bẻ vợt nghỉ chơi bóng bàn chỉ vì thua một ai đó. Nhầm tránh tình huống đó xảy ra với bản thân và cho các bạn, mình quyết định lược dịch bài viết này. Hy vọng sẽ đón nhận sự nhiệt tình góp ý của mọi người.

Nguồn: https://www.thoughtco.com/why-do-i-lose-ping-pong-3173549
Tại sao tôi thua đối thủ yếu hơn mình?
Vấn đề không phải là bạn cố giành chiến thắng, mà vấn đề là bạn không để bị thua

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của những người chơi bóng bàn trên khắp thế giới. Tình huống họ hay hỏi câu này nhất là khi họ vừa bước ra khỏi sàn đấu mà chẳng biết chuyện quái gì vừa xảy ra. Họ biết mình giỏi hơn đối thủ, nhưng chẳng hiểu sao trận đấu cứ tuột dần ra khỏi tầm tay. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Cứuuuuu ....!

Có hai khả năng: (1) Bạn là thật sự là người giỏi hơn (2) Đối thủ của bạn mới thật sự là người giỏi hơn. Nào hãy cùng tôi xem xét những vấn đề khi bạn thật sự là người giỏi hơn.

KHI BẠN THẬT SỰ GIỎI HƠN NHƯNG RỐT CUỘC BẠN ĐÃ THUA

Khi so sánh giữa bạn và đối thủ, kết quả chứng tỏ phần thắng nghiêng về phía bạn nhiều hơn. Thế thì tại sao bạn lại thua đối thủ "chiếu dưới", ít nhất là trên giấy bút?

Có một vài lý do giúp cho đối thủ yếu hơn giành thắng lợi. Hãy cân nhắc những điều sau đây:
  • Bạn có thể đã quá tự tin vì nhận thức sai lầm về sự chênh lệch đẳng cấp, cho nên bạn đã thiếu tập trung và lơ là trong thi đấu thay vì chơi bóng một cách nghiêm túc.
    Giải pháp đề nghị - Đừng bao giờ xem nhẹ bất cứ đối thủ nào. Luôn luôn chơi hết mình trước mọi đối thủ.

  • Đối thủ của bạn có thể đã sử dụng chiến thuật rất hợp lý để chống lại bạn, khiến bạn phải dùng sở đoản đối đầu với sở trường. Trừ phi bạn nhận ra điều đó và thay đổi chiến thuật kịp thời, bạn rất có thể sẽ bại trận vì bạn không thể phát huy điểm mạnh của mình.
    Giải pháp đề nghị - Hãy chú ý vào diễn biến của trận đấu. Nếu bạn chưa dùng những quân bài mạnh nhất và bạn lại là người giỏi hơn, bạn chắc chắn có áp đặt thế trận mạnh nhất của mình lên đối phương nếu bạn đủ tập trung cho việc triển khai chiến thuật.

  • Đối phương có thể đã nhận ra rằng anh ta không thể đánh bại bạn bằng "quân bài mạnh nhất", cho nên anh ta quyết định dùng "quân bài mạnh nhì" nhầm khiến bạn không thể triển khai "quân bài mạnh nhất" của mình. Nếu "quân bài mạnh nhì" của anh ta mạnh hơn của bạn thì anh ta sẽ thắng thôi.
    Một ví dụ nổi tiếng cho chiến thuật này chính là câu chuyện của Jan-Ove Waldner đã dùng để đối đầu với Vladimir Samsonov trong trận chung kế 1997 World Championship. Một tuần trước đó, hai người đã đụng nhau ở nội dung đồng đội, Samsonov nhờ những cú Block điểm rơi và thế trận phòng ngự phản công đã đánh bại Waldner, vốn chơi phong cách All Around (cân bằng phòng ngự - tấn công), một cách khá dễ dàng. Trong lần gặp lại ở trận chung kết nội dung đơn nam, Waldner đã chơi quyết liệt hơn bình thường rất nhiều, rõ ràng anh ta đã xài chiến thuật hạng B của mình. Waldner chơi hay đến mức Samsonov không thể triển khai chiến thuật hạng A của anh ấy và bị buộc rơi vào thế phải đánh ác bóng hơn bình thường. Do không thể điều chỉnh chiến thuật kịp thời, Samsonov đã thất bại dễ dàng 0-3 trước Waldner và người Đức lần thứ hai lên ngôi vô địch World Men Championship
    Giải pháp đề nghị - Nếu đối thủ thay đổi lối chơi khiến bạn không thể xài chiến thuật hạng A của mình và anh ta đang đánh bại bạn bằng cách ép bạn xài chiến thuật B của mình đối đầu với chiến thuật B của anh ta, thì bạn có hai cách. Hoặc là bạn tìm cách sử dụng chiến thuật hạng A của mình và phát huy nó tối đa (nếu bạn có thể làm được khi chơi tập trung hơn) hoặc là bạn sẽ xài chiến thuật hạng C để thay thế. Lý do là bạn muốn ép đối thủ không thể xài chiến thuật B của anh ta và phải đối đầu với bạn bằng chiến thuật C của hắn.
(Còn tiếp)
 
Sửa lần cuối:

Hoangtbyt

Member
Hay. Đúng quả hqua trời nồm mặt tàu của e trơn tuột giật toàn tụt bóng, làm em ko xài dc cú fh mạnh nhất của mình. Các gà cũng nhận biết điều đó nên ra sức dồn bóng nặng vào fh nhằm mong em đánh hỏng. Em đành xoay mặt gai sang fh giật, bỏ hẳn mặt tàu chhir kê chặn. Thế là ko phải nộp bia.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
  • Bạn có thể mạnh hơi đối phương về nhiều mặt, nhưng bạn cũng có những điểm yếu dễ thấy để cho anh ta thường xuyên khai thác. Anh thắng bạn bằng điểm mạnh của anh ta trong khi điểm mạnh của bạn lại không dễ thắng được điểm yếu anh ấy.
    Giải pháp đề nghị - Nếu bạn không thể ngăn chặn việc đối thủ chiếm lợi thế dựa trên điểm yếu của mình, thì bạn cần phải đổi sang chiến thuật "B" hoặc C - hay bất kỳ chiến thuật gì để khỏa lấp điểm yếu ấy. Ví dụ, nếu bạn chơi rơ tấn công, nhưng lại thường mất điểm khi đối thủ giao dài, bạn có thể chém lại và chờ block bóng của đối thủ, cố gắng biến hóa điểm rơi để tìm cơ hội phản công.

  • Đối thủ của bạn có thể là một tay vợt "sọc dưa", ý là trình độ của anh ta phập phều lên xuống tùy theo mức độ tự tin. Và khi "điên" lên, thì anh ta vẫn đủ khả năng đánh bại bạn.
    Giải pháp đề nghị - Hãy cố gắng kéo dài thời gian bóng chết giữa hai điểm và xài tất cả những lần luật cho phép nghỉ mệt. Lau mặt sau mỗi 6 điểm là một việc bạn có thể làm. Xài 1 phút time-out hội ý khi nào bạn thấy hợp lý. Bạn càng kéo dài trận đấu chừng nào, bạn càng có nhiều cơ hội làm cho đối thủ "ngụi xuống"
  • Đối phương đã tập luyện rất nhiều để đối phó lối chơi của bạn, và chuẩn bị sẵn mọi thứ để đối phó với những gì bạn có thể làm.
    Giải pháp đề nghị - Bạn có thể cần phải đổi sang chiến thuật "B" để đánh bại anh ta. Nếu bạn xài chiến thuật 'A', bạn cũng thua thôi mà, cho nên việc đổi này cũng xứng đáng để làm thử đấy.

  • Đối thủ có thể đang xài chiêu trò tâm lý để chống lại bạn. Một số tay vợt hay cố tìm cách làm rối trí đối phương để giành lợi thế. Nếu đối thủ yếu hơn càng chọc tức bạn nhiều chừng nào, ví dụ như chọc quê khi bạn giao hỏng, cố tình câu giờ, hay liên tục đếm điểm sai, thì cơ hội anh đoạt lấy trận đấu khỏi tay bạn sẽ càng cao hơn.
  • Giải pháp đề nghị - Hãy nhận biết những trò tiểu nhân mà đối thủ đang cố làm. Mấu chốt là phải nhận thấy được chuyện gì đang diễn ra. Rồi sau đó bạn có thể chọn lựa (a) không đếm xỉa đến những chiêu trò của hắn, hoặc (b) gậy ông đập lưng ông! Chọn cách nào phù hợp nhất với cá tính của bạn.
  • Có thể bạn đã tự đặt áp lực chiến thắng quá lớn cho bản thân khi bạn tin rằng mình giỏi hơn đối thủ. Điều này khiến bạn sợ hãi sự thất bại nhiều hơn là cố gắng giành chiến thắng. Một khi bạn rơi vào trạng thái này, thật khó mà chơi hết khả năng của bạn được, bởi vì bạn còn không tha thiết về việc mình chơi tốt bao nhiêu mà chỉ đang băng khoăn là mình đang tệ như thế nào.
  • Giải pháp đề nghị - Cố gắng thả lỏng khi bước vào thi đấu. Bạn đã luyện tập rất siêng năng, bây giờ chỉ cần bước vào sàn đấu và để cho cơ thể của bạn được thể hiện những gì điều mà đã được huấn luyện. Tập trung vào những gì bạn làm chính xác, thay vì cứ day dưa với những điều không như ý. Đẳng cấp của đối thủ chẳng quan trọng gì cả - bạn chỉ việc cố gắng chơi một trận đấu với phong độ mà bạn đã đạt được khi tập luyện, chẳng cần phải cao hơn hoặc thấp xuống. Nếu bạn chơi đúng với khả năng của mình, chiến thắng sẽ tự tìm đến bạn.
  • Bạn có thể là người giỏi hơn, nhưng sức khỏe sa sút có thể làm cho khả năng chơi bóng của bạn giảm đi. Bạn chơi dưới sức vì bạn quá mệt mỏi và điều đó tạo điều kiện cho người yếu hơn đánh bại bạn.
    Giải pháp đề nghị - Tập thể lực và tham gia thi đấu ít hơn!
(Còn tiếp)
 
Sửa lần cuối:

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
BẠN CÓ THẬT SỰ GIỎI HƠN ĐỐI THỦ?

Nào hãy cùng xem xét vấn đề này - bạn có thể đã sai lầm về việc đánh mình giỏi hơn đấy. Kết quả xếp hạng đôi lúc không thực sự phản ánh đúng trình độ của vận động viện, và chúng ta cũng đâu bao giờ cho điểm các rơ đánh trong bóng bàn! Đây là những lý do tại sao bạn đánh giá sai thực lực của đối phương:

  • Bạn có thể đã đánh giá sai khi xem đối phương thi đấu. Lỗi phổ biến nhất là so sánh cú đánh xịn nhất của mình - ví dụ cú FH loop (giật mồi nhiều xoáy ít lực) - so với cú đánh cùng loại của đối thủ. Nhưng rất có thể cú FH Loop lại chẳng quan trọng chút xíu nào trong thế trận mà anh ta bày ra. Kiểu so sánh này là vô nghĩa.


  • Bạn có thể quên đánh giá tổng thể đối thủ. Vấn đề không phải mỗi cú đánh riêng lẻ mạnh bao nhiêu, mà vấn đề là cách anh ta kết hợp chúng trong loạt đánh. Điều này quan trọng. Kỹ thuật của anh ta có thể dở hơn bạn, nhưng anh ta biết cách kết nối các cú đánh của mình tốt hơn bạn cho nên xét cả trận đấu thì anh ta có lợi thế hơn


  • Bạn có thể đã bỏ qua vai trò của việc chọn lựa các cú đánh và điểm rơi trong trận đấu. Có thể bạn giỏi kỹ thuật hơn, nhưng nếu đối phương xử lý điểm rơi tốt hơn, đưa bóng vào được những vị trí hiểm hóc, anh ta vẫn có thể đánh bại bạn.


  • Đối thủ có thể đang trong giai đoạn tiến bộ vượt bậc so với lần cuối bạn đấu với anh ta, và bây giờ thì anh đã chính thức vượt lên trên bạn về đẳng cấp.


  • Cuối cùng là bạn có thể yếu tâm lý hơn đối thủ. Nếu đối thủ có thể ra quyết định chiến thuật chuẩn xác , trong khi bạn chọn sai chiết thuật, có thể anh chơi trông rất tệ nhưng lại hiệu quả trên sàn đấu.
KẾT LUẬN

Bạn thấy đó, có nhiều lý do để bạn thua một đối thủ yếu hơn mình. Hãy thực tế khi nói về sự điểm mạnh của bạn thân, điểm yếu. Xem xét những gì thực sự xảy ra trên sàn đấu, chứ không phải những điều bạn nghĩ sắp sửa diễn ra, và bạn sẽ nâng cao cơ hội chiến những trận đấu mà bạn nghĩ rằng chúng ta có thể dễ dàng làm được.

Và có thể bạn sẽ giành chiến thắng trong một vài trận đấu - mà theo kết quả thống kê thì bạn không hề có cửa.
 

kimnguyen

Moderator
Thành viên BQT
Mình thì ngược lại , lâu lâu được 1 trận không hiểu tại sao mình thắng ( đối thủ vợt dọc , giật cực mạnh ) :laugh::laugh: :laugh:
 

P-500

Top Contributor
Mình thấy đánh mấy trận chung kết thường có kết quả ngược: có đứa thua suốt mùa giải, vào CK đánh chết sống, thắng ngọt ngào luôn! Tập luyện là 1 vấn đề, thi đấu là 1 chuyện, mà trận quyết định thắng hay thua lại là chuyện hoàn toàn khác!
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Một trận đấu gần đây giữa Lin Gaoyuan (TQ) và GarDos Robert (Áo) đã diễn ra hết sức gây cấn. Bước vào trận đấu này, chắc không ai đánh giá người Áo cao hơn người TQ về thành tích.

Thế nhưng, với cú giao con lắc ngược kèm theo tiểu xảo rút tay không kịp vô cùng khó chịu, người Áo đã gây ức chế cho Lin để thắng 2 set đầu với cùng tỷ số 12-10. Thậm chí Gardos dẫn trước 3-0 ở Set đấu thứ 3, khiến Lin tỏ ra vô cùng thất vọng khi liên tục đỡ hỏng giao bóng. Trước tình hình hết sức khó khăn, HLV của Lin phải gọi time-out.

Chỉ trong 1 phút hội ý ngắn ngủi, HLV đã thổi vào Lin một nguồn sinh khí mới. Ngay khi trở lại Lin đã lội ngược dòng 11-7 ở set 3 với chiến thuật bắt ngắn hoặc giao ngắn ít xoáy vào FH, du cho Gardos gò trả lại và Lin dùng FH chờ sẵn giật bóng luân phiên sang 2 góc. Em thắc mắc tại sao luôn luôn là giật đổi góc liên tục? Xem CNT thi đấu ở những tình thếngặt nghèo dường như bài tấn công liên tục kéo dãn 2 góc này luôn luôn được áp dụng và tất nhiên rất hiệu quả. Phải chăng đây là "chiến thuật B" của họ?? Tại sao nó không bao giờ được áp dụng đầu trận???

Người Áo ngay lập tức cũng tung chiêu xin đổi bóng vào phút những phút đầu set thứ 4 nhầm phần nào hạ nhiệt đối phương nhưng vẫn thua nhanh 11 -5. Vào set thứ 5, Lin dẫn trước 6-4 và bị gỡ 6-5, ngay lập tức người TQ giở trò câu giờ khiến cho Gardos thua ngay sau đó. Người Áo hết sức bực tức và phàn nàn trọng tài trong suốt thời gian lau mặt. Sau đó vận động viên nước chủ nhà thua liền 4 điểm. Những tưởng Gardos sẽ thua khi tỷ số đã là 9-5 nhưng anh ta đã thắng 1 lèo 6 điểm lên 11-9 bằng cách chủ động đánh trước chứ không gò lại. Thần kinh bằng thép của người Áo quả thật đáng nể. Một lần nữa khi đối đầu CNT ở những lúc giằng co, dường như các VĐV thường chọn đánh trước, đánh ác thì mới có cửa thắng.

Trận đấu càng thêm gây cấn khi Lin thắng lại 11-8 ở set 6 và tự tin bước vào set 7. Ngay giữa lúc Lin dẫn 7-4, HLV châu Á của Gardos đã gọi Time out. Nhìn động tác tay của ông ta, em dự là ông ta đang cố phân tích chiến thuật của Lin vẫn đang là gò ngắn vào FH và chờ Gardos gò lại để quật chết bóng. Liệu ông ta có yêu cầu Gardos phải lìu lĩnh tấn công tiếp? Không biết em có đoán đúng không nhưng 5 điểm kế tiếp Gardos không hề gò lại, anh ta đã sàn phải BH flick trả giao, chủ động giao dài để đối giật. Rất tiếc, Gardos vẫn không thể gượng lại khi đối giật với Lin, cách biệt nới rộng 10-6. Và ở điểm cuối cùng của trận đấu đã khép lại mọi hy vọng sau 1 cú gò ngắn của Gardos.


Một lần nữa mình nghĩ rằng thế trận tâm lý song hành cùng phân tích kỹ thuật là điều không thể bỏ qua dù cho bạn nằm ở kèo trên hay kèo dưới.
 

P-500

Top Contributor
Mình sắp phải thi đấu với 1 loạt đối thủ có số điểm cao hơn mình (cao hơn...nhiều lắm). Chiều nay đi khảo sát các đội khởi động quen sân thì thấy toàn rơ trẻ, hiện đại, bh tấp liên tục,...mà không thấy ai cắt xa bàn. Vì ở kèo dưới và không có gì để mất nên mình sẽ đánh rất tự tin! Tuy vậy vẫn đang tìm các lý do để có thể thắng đối thủ. Câu hỏi sẽ là "tại sao tôi thắng đối thủ mạnh hơn?".
Nếu làm được vài trận, chắc mình viết article post lên forum thế giới, lắm kẻ vào đọc, hehe
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Có thể bạn không tin và cười nhạo mình nhưng đây là chuyện có thật 100%. Thiền (meditation) là 1 bài tập bắt buộc khi tham gia các khóa huấn luyện bóng bàn hiện đại. Không riêng ở Châu Á mà ngày nay các trường dạy bóng bàn Châu Âu cũng đã đưa hoạt động này vào các trại huấn luyện của họ (Training Camp). Ví dụ: B75 Training Camp ở Đan Mạch (1 trong các video dạy bộ chân di chuyển của người TQ đăng trên diễn đàn của mình xuất phát từ đây), Dimitrij Ovtcharov thừa nhận anh hành thiền vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và 2 lần trong tuần thực hành các bài yoga (bài phỏng vấn trên tạp chí The Time of India), thậm chí đến vận động viên người Thái ít tên tuổi Suthasinee Ying (dù sao cũng được mời đi dự T2APAC và thắng cả Elizabeta Samara) cũng đã thừa nhận tác dụng của Thiền đối với việc chơi bóng của cô (đăng trên ITTF.com).

Trong video bên dưới các bạn sẽ thấy các em nhỏ sau các bài thể lực là phần hành thiền ở phút 6:50 trở đi


Không hề ngẫu nhiên mà từ Đông sang Tây người ta đều thừa nhận tác dụng của Thiền trong thi đấu bóng bàn đỉnh cao. Đây chính là thứ cần huân tập mỗi ngày để vận động viên có một tin thần thép và giữ được sự tập trung cao độ trong mọi tình huốn của trận đấu.

Vậy còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?
 

P-500

Top Contributor
Có thể bạn không tin và cười nhạo mình nhưng đây là chuyện có thật 100%. Thiền (meditation) là 1 bài tập bắt buộc khi tham gia các khóa huấn luyện bóng bàn hiện đại. Không riêng ở Châu Á mà ngày nay các trường dạy bóng bàn Châu Âu cũng đã đưa hoạt động này vào các trại huấn luyện của họ (Training Camp). Ví dụ: B75 Training Camp ở Đan Mạch (1 trong các video dạy bộ chân di chuyển của người TQ đăng trên diễn đàn của mình xuất phát từ đây), Dimitrij Ovtcharov thừa nhận anh hành thiền vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và 2 lần trong tuần thực hành các bài yoga (bài phỏng vấn trên tạp chí The Time of India), thậm chí đến vận động viên người Thái ít tên tuổi Suthasinee Ying (dù sao cũng được mời đi dự T2APAC và thắng cả Elizabeta Samara) cũng đã thừa nhận tác dụng của Thiền đối với việc chơi bóng của cô (đăng trên ITTF.com).

Trong video bên dưới các bạn sẽ thấy các em nhỏ sau các bài thể lực là phần hành thiền ở phút 6:50 trở đi


Không hề ngẫu nhiên mà từ Đông sang Tây người ta đều thừa nhận tác dụng của Thiền trong thi đấu bóng bàn đỉnh cao. Đây chính là thứ cần huân tập mỗi ngày để vận động viên có một tin thần thép và giữ được sự tập trung cao độ trong mọi tình huốn của trận đấu.

Vậy còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?
Nước ngoài chúng nó đã áp dụng cách đây 20 năm rùi. Có nhiều tên gọi, nhưng đa số gọi là Visualization. Bọn nó có bài đọc hẳn hoi, mở audio cho nghe và cứ tập theo. Hùi mình học coaching level 1 đã được ông Coach già dạy kỹ thuật này.
Đó là bài tập thư giãn đầu óc, tăng tập trung và tăng ý chí chiến đấu. Nói chung ngay cả coach Tây thì số ng biết các bài tập này cũng chỉ không nhiều, còn ở VN thì....
 

toiyeubongban

Top Contributor
Nước ngoài chúng nó đã áp dụng cách đây 20 năm rùi. Có nhiều tên gọi, nhưng đa số gọi là Visualization. Bọn nó có bài đọc hẳn hoi, mở audio cho nghe và cứ tập theo. Hùi mình học coaching level 1 đã được ông Coach già dạy kỹ thuật này.
Đó là bài tập thư giãn đầu óc, tăng tập trung và tăng ý chí chiến đấu. Nói chung ngay cả coach Tây thì số ng biết các bài tập này cũng chỉ không nhiều, còn ở VN thì....
Nói thêm tý, ở Úc khi là HLV một môn thể thao nào thì cũng dưới liên đoàn thể thao nước Úc. Thành viên thì có thể coi cách huấn luyện của các môn thể thao khác và áp dụng vào môn thể thao của mình. Ngoài ra còn có coach forum để chia sẽ kinh nghiệm và những vấn đề gặp phải khi huấn luyện. Bản thân mình rất thích đọc tài liệu từ 2 bộ môn golf và tennis sau đó áp dụng vào bóng bàn. Nói về Visualization thì Nam Úc có 1 team chuyên dành cho VĐV thành tích cao, huấn luyện rất bài bản về vấn đề này, những vấn đề chuyên sâu này chỉ dành cho HLV cấp cao như P-500 trở lên thôi :sick:.
 

Tackebong

Contributor
Nói thêm tý, ở Úc khi là HLV một môn thể thao nào thì cũng dưới liên đoàn thể thao nước Úc. Thành viên thì có thể coi cách huấn luyện của các môn thể thao khác và áp dụng vào môn thể thao của mình. Ngoài ra còn có coach forum để chia sẽ kinh nghiệm và những vấn đề gặp phải khi huấn luyện. Bản thân mình rất thích đọc tài liệu từ 2 bộ môn golf và tennis sau đó áp dụng vào bóng bàn. Nói về Visualization thì Nam Úc có 1 team chuyên dành cho VĐV thành tích cao, huấn luyện rất bài bản về vấn đề này, những vấn đề chuyên sâu này chỉ dành cho HLV cấp cao như P-500 trở lên thôi :sick:.
:adore::adore::adore:
 

Harry Nguyen

Contributor
Nước ngoài chúng nó đã áp dụng cách đây 20 năm rùi. Có nhiều tên gọi, nhưng đa số gọi là Visualization. Bọn nó có bài đọc hẳn hoi, mở audio cho nghe và cứ tập theo. Hùi mình học coaching level 1 đã được ông Coach già dạy kỹ thuật này.
Đó là bài tập thư giãn đầu óc, tăng tập trung và tăng ý chí chiến đấu. Nói chung ngay cả coach Tây thì số ng biết các bài tập này cũng chỉ không nhiều, còn ở VN thì....
Em đã học khoá Level 1 coach cho BB, trong sách vở cũng có đề cập đến vấn đề này, trước đây thì em có “tự luyện” (1 cách vô ý thức thôi), nghĩa là cố gắng hình dung đối phương ra chiêu nào, ta quan sát và suy tính sẽ di chuyển ra sao, đánh cú đánh nào... rồi suy nghĩ thêm đối phương sẽ đánh thông thường trả lại cú đánh gì cho ta, bóng đến vị trí nào...thì ta cứ thế mà liên tưởng tiếp, giống y như chơi cờ vua hoặc cờ tướng vậy. Điều đương nhiên, chúng ta chơi BB lâu ngày cũng sẽ biết được vị trí nào phối hợp với cú đánh nào và xoáy gì thì được gọi là “cú đánh chiến lược” và “bắt buộc” đối phương phải ra đòn trả theo 1 hình thức nhất định...Phương pháp “imageries &visualisation” có thể hiểu theo nghĩa là “hình dung & liên tưởng” rất là hữu ích, nó có thể tiết kiệm được thời gian cho bản thân trước khi ta vào bàn tập bóng thực tế.
 
Sửa lần cuối:

hungvotdoc

Well-Known Member
Có thể bạn không tin và cười nhạo mình nhưng đây là chuyện có thật 100%. Thiền (meditation) là 1 bài tập bắt buộc khi tham gia các khóa huấn luyện bóng bàn hiện đại. Không riêng ở Châu Á mà ngày nay các trường dạy bóng bàn Châu Âu cũng đã đưa hoạt động này vào các trại huấn luyện của họ (Training Camp). Ví dụ: B75 Training Camp ở Đan Mạch (1 trong các video dạy bộ chân di chuyển của người TQ đăng trên diễn đàn của mình xuất phát từ đây), Dimitrij Ovtcharov thừa nhận anh hành thiền vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và 2 lần trong tuần thực hành các bài yoga (bài phỏng vấn trên tạp chí The Time of India), thậm chí đến vận động viên người Thái ít tên tuổi Suthasinee Ying (dù sao cũng được mời đi dự T2APAC và thắng cả Elizabeta Samara) cũng đã thừa nhận tác dụng của Thiền đối với việc chơi bóng của cô (đăng trên ITTF.com).

Trong video bên dưới các bạn sẽ thấy các em nhỏ sau các bài thể lực là phần hành thiền ở phút 6:50 trở đi


Không hề ngẫu nhiên mà từ Đông sang Tây người ta đều thừa nhận tác dụng của Thiền trong thi đấu bóng bàn đỉnh cao. Đây chính là thứ cần huân tập mỗi ngày để vận động viên có một tin thần thép và giữ được sự tập trung cao độ trong mọi tình huốn của trận đấu.

Vậy còn ở Việt Nam chúng ta thì sao?
áp dụng được thiền thì quá tốt còn gì. Không riêng gì bóng bàn, thiền rất tốt trong nhiều lĩnh vực. (tất nhiên là phải thiền đúng, thiền chuẩn chứ không phải chỉ ngồi im nhắm mắt là thiền). Vẫn biết thế nhưng thực hiện được không đơn giản chút nào....Tôi đã chứng kiến nhiều tấm gương vượt qua được bệnh tật nhờ thiền. (nhưng nói chung toàn vào trường hợp không còn biện pháp nào nữa nên mới phải thiền và thu được kết quả tốt). Rồi qua phim ảnh thấy " cao thủ võ lâm" toàn thiền để nâng cao trình độ.(tất nhiên là có chút hư cấu nhưng cũng phải có cơ sở nhất định). Thế nhưng có cái gì đó làm mình vẫn chưa thực hiện được. suy rộng ra thì chắc cũng rất nhiều người như mình....
 
Sửa lần cuối:

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
áp dụng được thiền thì quá tốt còn gì. Không riêng gì bóng bàn, thiền rất tốt trong nhiều lĩnh vực. (tất nhiên là phải thiền đúng, thiền chuẩn chứ không phải chỉ ngồi im nhắm mắt là thiền). Vẫn biết thế nhưng thực hiện được không đơn giản chút nào....Tôi đã chứng kiến nhiều tấm gương vượt qua được bệnh tật nhờ thiền. (nhưng nói chung toàn vào trường hợp không còn biện pháp nào nữa nên mới phải thiền và thu được kết quả tốt). Rồi qua phim ảnh thấy " cao thủ võ lâm" toàn thiền để nâng cao trình độ.(tất nhiên là có chút hư cấu nhưng cũng phải có cơ sở nhất định). Thế nhưng có cái gì đó làm mình vẫn chưa thực hiện được. suy rộng ra thì chắc cũng rất nhiều người như mình....
:) Cháu nêu một chữ Thiền thôi thì chưa rõ ý. Thiền là một chủ đề quá rộng. Để lĩnh ngộ và thực hành Thiền bắt buộc phải có thầy dạy.

Chủ ý của cháu là gợi ý cho các HLV xem xét tại sao xuất hiện xu hướng ứng dụng Thiền (và các phương pháp hít thở, thả lỏng có liên quan như Khí Công, Yoga ...) vào huấn luyện bóng bàn ở quốc gia khác, từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây. Đáng nói là quốc gia láng giềng Thái Lan, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chúng ta trong các giải đấu khu vực cũng đã áp dụng phương pháp này. Rõ ràng Thiền ứng dụng vào thể thao phải mang lại ích lợi thì người ta mới làm. Cụ thể nhất là Thiền giúp các vận động viên kiểm soát được tâm trí tốt hơn trong các giải đấu thông qua việc tự điều chỉnh hơi thở. Chắc hẳn ai cũng biết, khi trình độ tương đương, vđv nào "giữ được cái đầu lạnh" hơn thì dễ thắng hơn.

Họ không chỉ dạy cho các vđv chuyên nghiệp đâu mà đã đưa vào huấn luyện cho dân nghiệp dư ở các khóa huấn luyện chuyên sâu. Thậm chí cháu thấy phương Tây họ đã ghi thành sách, không phải một mà là rất nhiều cuốn sách dạy bóng bàn dành hẳn 1 chương cho Thiền. Trong đó, không chỉ những nếu những kiến thức phức tạp mà còn được đơn giản hóa thành các bài tập thở dễ nhớ giúp vận động viên "ngụi xuống" hoặc "điên lên" khi cần thiết. Điều này chưa quá phổ biến ở khắp mọi nơi nhưng đang trở thành một xu hướng trong các giáo trình bóng bàn hiện đại.

Trong diễn đàn mình cháu biết có nhiều anh em đã tiếp cận các bài tập Thiền trong bóng bàn này rồi. Thậm chí họ đã biết từ rất lâu nhưng đang nghĩ rằng chỉ có dân chuyên nghiệp mới được cần biết. Em đang nêu ra xu hương ứng dụng trong giới phong trào. Các anh em ở đây ai đã từng đấu với một đối thủ kỹ thuật yếu hơn nhưng tâm lý cực vững thì chắc sẽ hiểu ý tại sao cháu nêu vấn đề này ra. Huấn luyện bóng bàn phòng trào thường chú trọng huấn luyện thể chất. Điều đó không có gì sai nhưng nếu thiếu đi những kỹ thuật kiểm soát hơi thở, cảm xúc và tâm trí thì quả thật đáng tiếc.

Không riêng bóng bàn, trong tất cả các môn thể thao đối kháng (đặt biệt là võ thuật) kỹ thuật kiểm soát hơi thở luôn được chú trọng. Em biết diễn đàn mình có 1 vài võ sư chơi bóng bàn nên xin phép cho cháu hỏi 1 tí. Em nghe nói khi tung đòn, các võ sinh thường canh thời điểm khi mình đang thở ra và đối phương đang hít vào có đúng không? Vậy nên mới nói các bác nào có học võ trước khi chơi bóng bàn thường được hưởng lợi nhiều thứ không chỉ về cơ bắp, thăng bằng mà còn nhờ biết nhiều các kỹ thuật kiểm soát hơi thở. Nên chăng người học bóng bàn cũng nên được dạy những điều căn bản như thế?
 

gik271

Well-Known Member
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình những câu tương tự như thế. Mình nghĩ là có đúng không? Câu hỏi này cũng chính là nhan đề của bài viết của tác giả Greg Letts đăng trên website thoughtco.com "Why Do I Lose to Ping-Pong Players Who are Worse than I Am?" . Không ít lần mình nghe những câu chuyện đồn đại trên giang hồ những câu chuyện của các cao thủ bẻ vợt nghỉ chơi bóng bàn chỉ vì thua một ai đó. Nhầm tránh tình huống đó xảy ra với bản thân và cho các bạn, mình quyết định lược dịch bài viết này. Hy vọng sẽ đón nhận sự nhiệt tình góp ý của mọi người.

Nguồn: https://www.thoughtco.com/why-do-i-lose-ping-pong-3173549
Tại sao tôi thua đối thủ yếu hơn mình?
Vấn đề không phải là bạn cố giành chiến thắng, mà vấn đề là bạn không để bị thua

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của những người chơi bóng bàn trên khắp thế giới. Tình huống họ hay hỏi câu này nhất là khi họ vừa bước ra khỏi sàn đấu mà chẳng biết chuyện quái gì vừa xảy ra. Họ biết mình giỏi hơn đối thủ, nhưng chẳng hiểu sao trận đấu cứ tuột dần ra khỏi tầm tay. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Cứuuuuu ....!

Có hai khả năng: (1) Bạn là thật sự là người giỏi hơn (2) Đối thủ của bạn mới thật sự là người giỏi hơn. Nào hãy cùng tôi xem xét những vấn đề khi bạn thật sự là người giỏi hơn.

KHI BẠN THẬT SỰ GIỎI HƠN NHƯNG RỐT CUỘC BẠN ĐÃ THUA

Khi so sánh giữa bạn và đối thủ, kết quả chứng tỏ phần thắng nghiêng về phía bạn nhiều hơn. Thế thì tại sao bạn lại thua đối thủ "chiếu dưới", ít nhất là trên giấy bút?

Có một vài lý do giúp cho đối thủ yếu hơn giành thắng lợi. Hãy cân nhắc những điều sau đây:
  • Bạn có thể đã quá tự tin vì nhận thức sai lầm về sự chênh lệch đẳng cấp, cho nên bạn đã thiếu tập trung và lơ là trong thi đấu thay vì chơi bóng một cách nghiêm túc.
    Giải pháp đề nghị - Đừng bao giờ xem nhẹ bất cứ đối thủ nào. Luôn luôn chơi hết mình trước mọi đối thủ.

  • Đối thủ của bạn có thể đã sử dụng chiến thuật rất hợp lý để chống lại bạn, khiến bạn phải dùng sở đoản đối đầu với sở trường. Trừ phi bạn nhận ra điều đó và thay đổi chiến thuật kịp thời, bạn rất có thể sẽ bại trận vì bạn không thể phát huy điểm mạnh của mình.
    Giải pháp đề nghị - Hãy chú ý vào diễn biến của trận đấu. Nếu bạn chưa dùng những quân bài mạnh nhất và bạn lại là người giỏi hơn, bạn chắc chắn có áp đặt thế trận mạnh nhất của mình lên đối phương nếu bạn đủ tập trung cho việc triển khai chiến thuật.

  • Đối phương có thể đã nhận ra rằng anh ta không thể đánh bại bạn bằng "quân bài mạnh nhất", cho nên anh ta quyết định dùng "quân bài mạnh nhì" nhầm khiến bạn không thể triển khai "quân bài mạnh nhất" của mình. Nếu "quân bài mạnh nhì" của anh ta mạnh hơn của bạn thì anh ta sẽ thắng thôi.
    Một ví dụ nổi tiếng cho chiến thuật này chính là câu chuyện của Jan-Ove Waldner đã dùng để đối đầu với Vladimir Samsonov trong trận chung kế 1997 World Championship. Một tuần trước đó, hai người đã đụng nhau ở nội dung đồng đội, Samsonov nhờ những cú Block điểm rơi và thế trận phòng ngự phản công đã đánh bại Waldner, vốn chơi phong cách All Around (cân bằng phòng ngự - tấn công), một cách khá dễ dàng. Trong lần gặp lại ở trận chung kết nội dung đơn nam, Waldner đã chơi quyết liệt hơn bình thường rất nhiều, rõ ràng anh ta đã xài chiến thuật hạng B của mình. Waldner chơi hay đến mức Samsonov không thể triển khai chiến thuật hạng A của anh ấy và bị buộc rơi vào thế phải đánh ác bóng hơn bình thường. Do không thể điều chỉnh chiến thuật kịp thời, Samsonov đã thất bại dễ dàng 0-3 trước Waldner và người Đức lần thứ hai lên ngôi vô địch World Men Championship
    Giải pháp đề nghị - Nếu đối thủ thay đổi lối chơi khiến bạn không thể xài chiến thuật hạng A của mình và anh ta đang đánh bại bạn bằng cách ép bạn xài chiến thuật B của mình đối đầu với chiến thuật B của anh ta, thì bạn có hai cách. Hoặc là bạn tìm cách sử dụng chiến thuật hạng A của mình và phát huy nó tối đa (nếu bạn có thể làm được khi chơi tập trung hơn) hoặc là bạn sẽ xài chiến thuật hạng C để thay thế. Lý do là bạn muốn ép đối thủ không thể xài chiến thuật B của anh ta và phải đối đầu với bạn bằng chiến thuật C của hắn.
(Còn tiếp)
rảnh ngồi đọc mấy bài này thấy hay quá. Mình cũng đã tự ngộ ra nhiều điều sau 3 mùa giải thi đấu:
- Mùa 1: ko bao giờ coi thường đối thủ dù họ chắc chắn kém mình. Thi đấu 100% phong độ là tôn trọng mình và họ. Người ta sẽ chỉ cuời khi bạn thua chứ ko khen bạn đánh hay mà thua;
- Mùa 2: 1 thằng đánh ngang với mình nhưng khi đánh mồm nó lải nhải suốt, mình ức chế và thua ngược đối khi dẫn tới 10-4. Bài học là sự tập trung vào dg bóng và phải cố lạnh tanh với môi trg xung quanh nếu muốn có đường bóng tốt;
- Mùa 3: cầu thủ giỏi đôi khi có nhiều tiểu xảo. Họ yếu BH nhưng khởi động lại tỏ ra mạnh BH. Mình ko phát hiện sớm hoặc muộn thì sẽ dễ thua...

Nhìn chung là ngộ ra được nhiều điều sau vài mùa chinh chiến, :D.
Cảm ơn bác chủ thớt có topic hấp dẫn.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
rảnh ngồi đọc mấy bài này thấy hay quá. Mình cũng đã tự ngộ ra nhiều điều sau 3 mùa giải thi đấu:
- Mùa 1: ko bao giờ coi thường đối thủ dù họ chắc chắn kém mình. Thi đấu 100% phong độ là tôn trọng mình và họ. Người ta sẽ chỉ cuời khi bạn thua chứ ko khen bạn đánh hay mà thua;
- Mùa 2: 1 thằng đánh ngang với mình nhưng khi đánh mồm nó lải nhải suốt, mình ức chế và thua ngược đối khi dẫn tới 10-4. Bài học là sự tập trung vào dg bóng và phải cố lạnh tanh với môi trg xung quanh nếu muốn có đường bóng tốt;
- Mùa 3: cầu thủ giỏi đôi khi có nhiều tiểu xảo. Họ yếu BH nhưng khởi động lại tỏ ra mạnh BH. Mình ko phát hiện sớm hoặc muộn thì sẽ dễ thua...

Nhìn chung là ngộ ra được nhiều điều sau vài mùa chinh chiến, :D.
Cảm ơn bác chủ thớt có topic hấp dẫn.
Cảm ơn bác đã động viên. Rất vui vì bài dịch đó có thể giúp ích được chút gì đó cho bạn. Ông HLV Greg Letts quả thật có nhiều chia sẻ sâu sắc.
 
Top