Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Nhờ chỉnh sửa động tác giật

ping

Member
@P-500 , @bricephan : không liên quan lắm đến chủ đề về cú giật của topic này, chỉ là 1 video ngắn về cách tập cho người mới chơi, nhất là các cháu nhỏ. Mong được 2 bác và mọi người góp ý : khởi đầu tập nền cần chú ý nhất điểm gì?
(cháu trong clip mới học đến buổi thứ 6, mỗi buổi tập 30 phút, cái hay trước mắt là cháu này không bị gia đình thúc ép, thích tập hôm nào, tuần mấy buổi hoàn toàn do cháu tự quyết định)
bác nhắc cháu bé là cái cùi chỏ không nên hướng thẳng xuống dưới đất khi đánh vì như vậy sẽ hạn chế góc lăng cánh tay ngoài, khi đánh sẽ hay bị tình trạng xoa bóng
 
Cũng không đến mức 5 tháng chỉ học đánh đều đâu bác ạ, đây là 1 vài pha bóng mình đấu với bạn cận trong clip ở trên tại thời điểm cậu ta biết chơi được gần 1 năm. (tính tổng thời gian học theo bài bản thì được tầm 5,6 tháng vì có vài tháng bận việc nên việc tập luyện bị gián đoạn)
Hix, nhìn lại một năm của mh cũng k tạo được thói quen chủ động đánh như học trò bạn @linh729.
 

bricephan

Member
@P-500 , @bricephan : không liên quan lắm đến chủ đề về cú giật của topic này, chỉ là 1 video ngắn về cách tập cho người mới chơi, nhất là các cháu nhỏ. Mong được 2 bác và mọi người góp ý : khởi đầu tập nền cần chú ý nhất điểm gì?
(cháu trong clip mới học đến buổi thứ 6, mỗi buổi tập 30 phút, cái hay trước mắt là cháu này không bị gia đình thúc ép, thích tập hôm nào, tuần mấy buổi hoàn toàn do cháu tự quyết định)
Trước hết, theo kinh nghiệm học bóng bàn của em (dù chỉ theo một thầy, nhưng có tìm hiểu rất nhiều thầy ở Hàn) thì khả năng sư phạm của bác Linh là tuyệt vời, nên dù em hay bất kì bác nào trên đây có nhận xét j đi chăng nữa, thành công của bác là không thể phủ nhận.
Về clip em bé tập 6 buổi: 6 buổi thì chưa nói đc j cả, nhưng cách mà bác feed banh vào cả hai càng làm em hơi choáng, và nếu là một HLV nghiệp dư (em nghĩ chuyên nghiệp cũng thế) ở Hàn sẽ không bao giờ làm vậy. Trong vài buổi đầu, hoặc kể cả 2-3 tháng đầu, học viên chỉ nên học mỗi forehand stroke (đôi công phải?) thôi là vừa tầm.
+ Ở khía cạnh khoa học, vì các học viên cần thời gian để cảm nhận bóng vào các cơ ngón tay, cảm nhận những lực khác nhau, độ phát lực khác nhau cho đường bóng, tốc độ khác nhau. Tất cả những cảm nhận này cần thời gian lập đi lập lại để chuyển hóa thành trí nhớ, rồi sau đó sẽ là hiểu nguyên lý. Ở khía cạnh này, trẻ em có cảm nhận nhanh hơn, nhớ nhanh, nhưng chậm hiểu vì thiếu kinh nghiệm sống. Ngược lại, ở người lớn thì cảm nhận chậm hơn, nhớ chậm hơn vì phải nhớ đến tiền bạc, bạn trai bạn gái... mỗi ngày =))), nhưng một khi đã cảm nhận và nhớ rồi thì quá trình hiểu cùng đi kèm song song.
+ Ở khía cạnh tập luyện: Hiểu và làm đúng một cú đánh mất thời gian. Trước hết là tay cầm, rồi đến quỷ đạo cánh tay, đánh tiếng bóng phải đều, và phải điều khiển được lực phát, quỹ đạo tay phải hoàn chỉnh (complete, cái này không nên nhìn theo VDV chuyên nghiệp vì họ đã quá quen và bỏ bước), song song đó là nhịp bóng cần phải đều, 10-20-30-40... cái như 1. Cái này tính sơ mất không biết bao nhiêu buổi, em bé trong clip cũng chưa đạt được tối ưu các yếu tố này ở đôi công phải. Sau hết rồi sẽ đến kết hợp với các bộ phận khác cơ thể, như hông và bộ chân, những kết hợp này mất thêm một cơ số buổi nữa. Nhưng không nhất thiết phải đi tập, có thể tập tại nhà các động tác, miễn sao là phải xây dựng tư thế (form) cho chuẩn, chỉ cho một cú đánh đôi công phải.
+ Ở khía cạnh lâu dài: Bác sẽ không mất nhiều thời gian cho từng cú đánh kế tiếp khi học viên đã có cái hiểu hoàn chỉnh về cú đánh cơ bản nhất - đôi công phải. Kể cả đôi công trái, giật trái phải, bạt..., tất cả những động tác sau đó, bác chỉ cần dạy động tác kĩ thuật, còn học viên sẽ tự điều chỉnh cơ thể cũng như phân phối lực.

Em không muốn có bất kì bình luận nào về đánh đúng hay sai, vì cũng chả có chuẩn mực nào cả cho chuyện này. Tất cả phụ thuộc vào ông thầy. Thầy tốt, kiến thức đa dạng, không bảo thủ thì học viên sẽ dễ tiến bộ hơn và có lối đánh lẫn kĩ thuật đa dạng hơn.

Chúc mừng bác có học trò tốt, chúc bác thành công :D
 

linh729

Member
Hix, nhìn lại một năm của mh cũng k tạo được thói quen chủ động đánh như học trò bạn @linh729.
Mỗi người có một quỹ thời gian . sự hỗ trợ và môi trường rèn luyện thi đấu khác nhau nên lối chơi sẽ phát triển theo những hướng khác nhau. Bạn ít tấn công trước thì bù lại/ sẽ tăng được khả năng cài cắm/ phòng thủ và phản đòn/
 

P-500

Top Contributor
Em cũng đồng ý với bác Bricepham. Tuy nhiên cách dạy của bác Linh729 cũng được xem là có ...cải cách rồi.
Đối với em thì cũng có rất nhiều cách dạy, tùy thuộc và cái đích đến của học trò. Vd có đứa chỉ có 1g 1 tuần thì mình dạy khác, đứa có 10g 1 tuần thì khác. Đứa mún thành cao thủ QG khác đứa chỉ muốn đánh cho...thắng đứa bạn.
 

bricephan

Member
Em cũng đồng ý với bác Bricepham. Tuy nhiên cách dạy của bác Linh729 cũng được xem là có ...cải cách rồi.
Đối với em thì cũng có rất nhiều cách dạy, tùy thuộc và cái đích đến của học trò. Vd có đứa chỉ có 1g 1 tuần thì mình dạy khác, đứa có 10g 1 tuần thì khác. Đứa mún thành cao thủ QG khác đứa chỉ muốn đánh cho...thắng đứa bạn.
Như em cũng đã nói từ đầu, bác Linh 729 là một người thầy giỏi, đương nhiên cũng tùy đối tượng và tùy động lực để điều chỉnh cách dạy khác nhau, đó là điểm khác biệt giữa dạy đại trà, nghiệp dư với dạy cho bọn chuyên nghiệp. Bác Linh như thế là cũng thuộc dạng có tầm, hi vọng một ngày nào đó bác sẽ có cơ hội huấn luyện đào tạo chuyên nghiệp trẻ :D
 

linh729

Member
các bác nhận xét dùm em
Trông động tác "đánh gió" của bạn rất là nhanh nhẹn và gọn lẹ/ Góc quay cũng rất đẹp mắt/ Thêm 1 clip giật có bóng xem sao/ Kết hợp các cú đánh nữa thì càng tốt/ Ví dụ bước lên gò bóng; thu về giật bóng xoáy xuống; lùi ra giật bóng chặn đẩy
 

maru

Member
các bác nhận xét dùm em
nhìn gọn gàng, ok hơn lần trước nhiều rồi bạn, dù chỉ là động tác không bóng, còn có bóng thì chưa biết thế nào. Chân nhìn tốt hơn trước nhiều. Có 2 vấn đề nhỏ bạn chưa khắc phục được:
  • người vẫn bị gồng, đặc biệt là lúc bạn tăng lực, bằng chứng là đầu nghiêng về một bên và giữ cứng ngắc, tay trái (không cầm vợt) cũng giữ cứng ngắc, bạn coi lại video của anh da đen (Brian Pace) sẽ thấy đầu và tay trái thả lỏng, co duỗi tự nhiên theo chuyển động cơ thể. Để thả lỏng, bạn phải thở ra khi chạm bóng, và thả lỏng các cơ ngay lập tức, bạn nên tập chậm (nhịp) lại một chút, giảm bớt lực đi một chút thì dễ hơn. Chưa nên dùng hết sức, dùng 60% là được rồi.
  • tiết chế vung tay lại, tay vẫn vung hơi dài, như mấy quả lúc đầu thì ok, mấy quả sau (tăng lực, nhịp nhanh lên) thì hơi thiếu gọn gàng. Chú ý lực bắt đầu từ chân và xoay hông, tay đi theo và gia tăng thêm lực vào chứ không phải lực tay là chủ đạo. Lúc mới tập nên như thế, sau này khi thuần thục thì có nhiều biến thể lắm, nhưng lúc đó cơ thể phối hợp tốt thì làm gì cũng được.
Nói chung bạn có tiến bộ nhiều rồi. Không biết có bóng có làm được ntn chưa và cảm giác thế nào?

Nhân tiện mình hỏi các bác ở đây, khi dạy người khác đánh mà động tác ngta chưa đúng thì nên làm thế nào, tập động tác cho thật chuẩn hay cứ để ngta đánh vào, hiệu quả là được rồi từ từ điều chỉnh sau? Mình không biết dạy bóng bàn, thỉnh thoảng chỉ tập một chút cho bạn bè, người quen thôi, nhưng nếu thấy động tác sai vẫn muốn sửa cho chuẩn (nói chuẩn thì vô cùng nhưng nói chung phải gọn gàng, thoải mái, phát lực chính xác, ít nhất đến một mức độ chấp nhận được) vì mình sợ ngta đánh sai lâu thành thói quen không sửa được. Nhưng nhiều khi chỉnh nhiều quá vẫn chưa ưng, mình cũng sợ ngta nản hay cách mình chỉ không đúng, hay mình yêu cầu quá cao... Tất nhiên mình chỉ yêu cầu như vậy với những người chơi lâu dài, muốn tiến bộ thôi, chứ chơi cho vui thì cũng không cần chỉnh nhiều. Như bạn tuan3100, thấy bạn ham mê bb, cũng còn trẻ khỏe, cầu tiến nên mình mới chỉ nhiều vậy. Nhưng chỉ nhiều quá cũng sợ bạn ấy bị loạn hay chán nản. Có khi nào không nên sửa, cứ để bạn ấy đánh một thời gian lâu hơn sẽ có cảm giác và động tác sẽ tự nhiên (smooth) hơn? Không biết các bác nghĩ thế nào?
 

tuan3100

Member
Trông động tác "đánh gió" của bạn rất là nhanh nhẹn và gọn lẹ/ Góc quay cũng rất đẹp mắt/ Thêm 1 clip giật có bóng xem sao/ Kết hợp các cú đánh nữa thì càng tốt/ Ví dụ bước lên gò bóng; thu về giật bóng xoáy xuống; lùi ra giật bóng chặn đẩy
nhìn gọn gàng, ok hơn lần trước nhiều rồi bạn, dù chỉ là động tác không bóng, còn có bóng thì chưa biết thế nào. Chân nhìn tốt hơn trước nhiều. Có 2 vấn đề nhỏ bạn chưa khắc phục được:
  • người vẫn bị gồng, đặc biệt là lúc bạn tăng lực, bằng chứng là đầu nghiêng về một bên và giữ cứng ngắc, tay trái (không cầm vợt) cũng giữ cứng ngắc, bạn coi lại video của anh da đen (Brian Pace) sẽ thấy đầu và tay trái thả lỏng, co duỗi tự nhiên theo chuyển động cơ thể. Để thả lỏng, bạn phải thở ra khi chạm bóng, và thả lỏng các cơ ngay lập tức, bạn nên tập chậm (nhịp) lại một chút, giảm bớt lực đi một chút thì dễ hơn. Chưa nên dùng hết sức, dùng 60% là được rồi.
  • tiết chế vung tay lại, tay vẫn vung hơi dài, như mấy quả lúc đầu thì ok, mấy quả sau (tăng lực, nhịp nhanh lên) thì hơi thiếu gọn gàng. Chú ý lực bắt đầu từ chân và xoay hông, tay đi theo và gia tăng thêm lực vào chứ không phải lực tay là chủ đạo. Lúc mới tập nên như thế, sau này khi thuần thục thì có nhiều biến thể lắm, nhưng lúc đó cơ thể phối hợp tốt thì làm gì cũng được.
Nói chung bạn có tiến bộ nhiều rồi. Không biết có bóng có làm được ntn chưa và cảm giác thế nào?

Nhân tiện mình hỏi các bác ở đây, khi dạy người khác đánh mà động tác ngta chưa đúng thì nên làm thế nào, tập động tác cho thật chuẩn hay cứ để ngta đánh vào, hiệu quả là được rồi từ từ điều chỉnh sau? Mình không biết dạy bóng bàn, thỉnh thoảng chỉ tập một chút cho bạn bè, người quen thôi, nhưng nếu thấy động tác sai vẫn muốn sửa cho chuẩn (nói chuẩn thì vô cùng nhưng nói chung phải gọn gàng, thoải mái, phát lực chính xác, ít nhất đến một mức độ chấp nhận được) vì mình sợ ngta đánh sai lâu thành thói quen không sửa được. Nhưng nhiều khi chỉnh nhiều quá vẫn chưa ưng, mình cũng sợ ngta nản hay cách mình chỉ không đúng, hay mình yêu cầu quá cao... Tất nhiên mình chỉ yêu cầu như vậy với những người chơi lâu dài, muốn tiến bộ thôi, chứ chơi cho vui thì cũng không cần chỉnh nhiều. Như bạn tuan3100, thấy bạn ham mê bb, cũng còn trẻ khỏe, cầu tiến nên mình mới chỉ nhiều vậy. Nhưng chỉ nhiều quá cũng sợ bạn ấy bị loạn hay chán nản. Có khi nào không nên sửa, cứ để bạn ấy đánh một thời gian lâu hơn sẽ có cảm giác và động tác sẽ tự nhiên (smooth) hơn? Không biết các bác nghĩ thế nào?
Cám ơn 2 bác, giờ có clip đánh trận, nhờ 2 bác nhận xét chỉnh sửa dùm mình, mình ngồi mấy ngày nay mới làm xong cái clip. Chủ yếu nhờ các bác chỉnh sửa về kỹ thuật thôi, như về bộ chân, di chuyển, gò bóng, giật bóng, đặc biệt trả giao bóng (vô cùng yếu)..
Bác @maru: cám ơn bác đã chỉnh sửa nhiệt tình cho mình, từ lúc mới bắt đầu cho đến bây giờ. Bác góp ý có 2 chỗ mình rất tâm đắc: đó là cái đầu quẹo sang một bên và mình k có chú ý việc hít thở khi đánh. Còn cái tay trái, mình đã rất thả lỏng mà, mình co lại như thủ võ như k có gồng, k biết bạn có cách nào khắc phục.
Còn việc chỉnh sửa cho người bị sai tư thế ,động tác mà đã bị lâu năm, mình có đọc bài phương pháp sư phạm trong bóng bàn của bác P500, thấy rất bổ ích, bác thử áp dụng thử xem sao.
 
Sửa lần cuối:

maru

Member
Cám ơn 2 bác, giờ có clip đánh trận, nhờ 2 bác nhận xét chỉnh sửa dùm mình, mình ngồi mấy ngày nay mới làm xong cái clip. Chủ yếu nhờ các bác chỉnh sửa về kỹ thuật thôi, như về bộ chân, di chuyển, gò bóng, giật bóng, đặc biệt trả giao bóng (vô cùng yếu)..
Bác @maru: cám ơn bác đã chỉnh sửa nhiệt tình cho mình, từ lúc mới bắt đầu cho đến bây giờ. Bác góp ý có 2 chỗ mình rất tâm đắc: đó là cái đầu quẹo sang một bên và mình k có chú ý việc hít thở khi đánh. Còn cái tay trái, mình đã rất thả lỏng mà, mình co lại như thủ võ như k có gồng, k biết bạn có cách nào khắc phục.
nói chính xác thì mình nghĩ cái vai trái của bạn bị gồng chứ không phải cái tay, nếu bạn thử co cơ vai thì sẽ thấy cái tay sẽ bị giữ cố định dù bạn có thả lỏng phần tay. Cả hai vai đều phải thả lỏng, sự co chỉ diễn ra đúng lúc chạm bóng thôi, sau đó lại là thả lỏng.
nhìn clip đánh trận thì thấy bạn đánh cũng ổn, tương đối hiệu quả với kỹ thuật bạn hiện có. Có điều lúc giật bóng, bạn thường di chuyển không đủ, khiến bóng gần người quá (theo chiều ngang, trái-phải) khiến động tác của bạn hơi giống như ngửa vợt xúc bóng lên và hơi ngã người ra phía sau, không biết nhìn clip bạn có thấy không? Những trường hợp thế này, bạn phải di chuyển thêm sang bên trái, để trái bóng vào đúng tầm tay giật của mình thì vào bóng sẽ chính xác hơn và giữ được bộ pháp.

về trả giao bóng, cái này khó chỉ lắm, đúc rút kinh nghiệm là chính. Bác đánh với bạn cũng có những quả giao bóng khá khó chịu, lắt léo so với trình hiện tại của bạn. Những lần đỡ hỏng giao bóng là do bạn không nhìn thấy xoáy hay nhìn thấy mà không đỡ được? Theo mình nếu bạn không nhìn thấy xoáy, hãy coi nó là một cú giao bóng xoáy xuống vừa phải (không quá nặng), bạn ngửa vợt tầm 45 độ rồi chém xuống dứt khoát tạo xoáy xuống, nhắm vào gần cuối bàn hướng nách đối thủ. Cách thứ hai, cũng ngửa vợt 45 độ hoặc hơi dựng hơn một chút (tầm 60 độ) nhưng không chém xuống mà hất nhẹ lên từ trái sang phải, nhắm vào giữa bàn hướng nách đối thủ, cách này mình gọi là trả xoáy, dùng cho bên trái (BH) nhé. Đây là hai cách đơn giản mình nghĩ dễ thực hiện nhất cho bạn ở thời điểm này. Không nhìn thấy xoáy bạn phải chấp nhận đỡ vào bàn một cách an toàn rồi chờ đợi phòng thủ, phản công.

Các chuyên gia bb nói đỡ giao bóng là khả năng ghi nhớ, sau mỗi lần đỡ giao bóng, từ cách bóng đi ra từ vọt bạn, bạn cố xác định bóng xoáy gì, nhiều hay ít, lúc giao bóng quả đó đối thủ làm động tác gì, vào bóng ở điểm nào trên mặt vợt, tiếng bóng chạm bàn, quỹ đạo bóng đi (chồm chồm, lừ đừ, lắc trái phải), bóng ngắn hay dài... để lần sau nếu gặp lại quả bóng đó thì sẽ biết nó xoáy gì để đỡ. Đó là lý thuyết. Thực hành thì phải đỡ giao bóng nhiều và rút kn thôi.
 

ping

Member
còn đây là clip:
Động tác bị cứng khi đánh là do cái vai bên phải. Chú ý hạ thấp vai phải hơn vai trái khi đánh, sẽ phát lực tốt hơn và mềm mại hơn. Vai phải cao làm giảm biên độ chuyển động của vai và khoá cứng vùng cơ ở vai và quanh cổ làm cho đầu bạn bị ngẹo và cứng.
 

tuan3100

Member
nói chính xác thì mình nghĩ cái vai trái của bạn bị gồng chứ không phải cái tay, nếu bạn thử co cơ vai thì sẽ thấy cái tay sẽ bị giữ cố định dù bạn có thả lỏng phần tay. Cả hai vai đều phải thả lỏng, sự co chỉ diễn ra đúng lúc chạm bóng thôi, sau đó lại là thả lỏng.
nhìn clip đánh trận thì thấy bạn đánh cũng ổn, tương đối hiệu quả với kỹ thuật bạn hiện có. Có điều lúc giật bóng, bạn thường di chuyển không đủ, khiến bóng gần người quá (theo chiều ngang, trái-phải) khiến động tác của bạn hơi giống như ngửa vợt xúc bóng lên và hơi ngã người ra phía sau, không biết nhìn clip bạn có thấy không? Những trường hợp thế này, bạn phải di chuyển thêm sang bên trái, để trái bóng vào đúng tầm tay giật của mình thì vào bóng sẽ chính xác hơn và giữ được bộ pháp.

về trả giao bóng, cái này khó chỉ lắm, đúc rút kinh nghiệm là chính. Bác đánh với bạn cũng có những quả giao bóng khá khó chịu, lắt léo so với trình hiện tại của bạn. Những lần đỡ hỏng giao bóng là do bạn không nhìn thấy xoáy hay nhìn thấy mà không đỡ được? Theo mình nếu bạn không nhìn thấy xoáy, hãy coi nó là một cú giao bóng xoáy xuống vừa phải (không quá nặng), bạn ngửa vợt tầm 45 độ rồi chém xuống dứt khoát tạo xoáy xuống, nhắm vào gần cuối bàn hướng nách đối thủ. Cách thứ hai, cũng ngửa vợt 45 độ hoặc hơi dựng hơn một chút (tầm 60 độ) nhưng không chém xuống mà hất nhẹ lên từ trái sang phải, nhắm vào giữa bàn hướng nách đối thủ, cách này mình gọi là trả xoáy, dùng cho bên trái (BH) nhé. Đây là hai cách đơn giản mình nghĩ dễ thực hiện nhất cho bạn ở thời điểm này. Không nhìn thấy xoáy bạn phải chấp nhận đỡ vào bàn một cách an toàn rồi chờ đợi phòng thủ, phản công.

Các chuyên gia bb nói đỡ giao bóng là khả năng ghi nhớ, sau mỗi lần đỡ giao bóng, từ cách bóng đi ra từ vọt bạn, bạn cố xác định bóng xoáy gì, nhiều hay ít, lúc giao bóng quả đó đối thủ làm động tác gì, vào bóng ở điểm nào trên mặt vợt, tiếng bóng chạm bàn, quỹ đạo bóng đi (chồm chồm, lừ đừ, lắc trái phải), bóng ngắn hay dài... để lần sau nếu gặp lại quả bóng đó thì sẽ biết nó xoáy gì để đỡ. Đó là lý thuyết. Thực hành thì phải đỡ giao bóng nhiều và rút kn thôi.
Thật cám ơn bác @maru nhiều, nếu bác không phải là cao thủ thì cũng phải là một chuyên gia bóng bàn. Cái vụ bị ngả người ra phía sau , trước khi bác phát hiện thì mình cũng biết nhưng không biết nguyên nhân tại sao, giờ thì mình hiểu rồi. hihi.
Còn vụ trả giao bóng, mình cũng hiểu đánh nhiều thì mới rút đc kinh nghiệm thôi. Lúc đánh với a áo đen đó, có những trái giao bóng mình nhìn ra đc xoáy gì, có những trái k nhìn ra. Mà chỉ hơi tức là những trái nhìn ra được xoáy nhưng vẫn đỡ hỏng, có lẽ do trình mình còn thấp nên cảm giác bóng nó chỉ tới đó phải k bác.
 

maru

Member
Động tác bị cứng khi đánh là do cái vai bên phải. Chú ý hạ thấp vai phải hơn vai trái khi đánh, sẽ phát lực tốt hơn và mềm mại hơn. Vai phải cao làm giảm biên độ chuyển động của vai và khoá cứng vùng cơ ở vai và quanh cổ làm cho đầu bạn bị ngẹo và cứng.
@tuan3100: mình thấy bác này nói đúng nè. Hạ thấp vai phải hơn vai trái một chút khi lấy đà sẽ làm động tác của bạn mềm mại hơn, có thể cũng giúp bạn đỡ bị ngả người ra sau nữa.
còn đỡ giao bóng thì khó lắm, phải từ từ mới tiến bộ được. Bạn đừng ham tấn công ngay nếu chưa nhìn rõ xoáy, cứ đỡ một cách cơ bản (gò, đẩy, hất nhẹ) rồi chủ động phòng thủ.
 

linh729

Member
@tuan3100 : để có được các cú giật chất lượng hơn khi thi đấu/ bạn nên tập thêm các bài đánh bóng ít xoáy di chuyển nhiều điểm nhằm tăng khả năng phán đoán điểm rơi/ tăng cảm giác bóng trong không gian/ tăng sự linh hoạt và phối hợp nhịp nhàng của các khớp chuyển động
Ví dụ : đôi công trái phải/ đập bóng cao/ lốp bóng thấp / tự phán đoán và di chuyển nhiều điểm

Khi có được nhóm cơ bụng tốt/ cơ vai dẻo/ cơ đùi to => bạn sẽ dễ dàng lĩnh hội và thực hiện được nhiều kỹ thuật nâng cao
Khi biết hài lòng và tự động viên bản thân/ học theo các nhóm kỹ thuật từ dễ đến khó để xây dựng căn cơ/thi đấu với những người giúp bạn xây dựng lối đánh hoàn thiện kỹ thuật (quân xanh)/ bạn sẽ tiến bộ dần dần và sở hữu 1 lối chơi sáng tạo linh hoạt biến hóa



 
Sửa lần cuối:

theorist

Top Contributor
Th ít đóng góp cho topic này vì không có thời gian nhưng rất thích. Vì đó là sự đóng góp hiệu quả của các thành viên cho không chỉ là chủ thớt, mà còn cho nhiều người khác. Sự đóng góp này quý giá gấp ngàn lần những câu nói kháy: "đã giật đều được 30-50 quả chưa mà nói chuyện kỹ thuật", hay " phải biết cầu thị" của những người mà một chữ kiến thức BB bẻ đôi cũng không biết.
Theo Th, cái cần phải điều chỉnh lớn nhất của bạn là vị trí chạm bóng. Vị trí này phải xa thân người 1 đoạn ít nhất bằng cánh tay ngoài, còn hiện nay, vị trí chạm bóng của bạn gần ngay hông. Điều này làm bạn không thực hiện được những tư thế khác như chuyển trọng tâm sang chân phải, thả tay, nghiêng vai, .... như mọi người đã hướng dẫn.
 

tuan3100

Member
Cám ơn các bác nhiều, nhờ quay clip mà rút ra được biết bao nhiêu cái sai..
bác @linh729, k biết các cơ khác thế nào chứ cơ bụng của mình càng ngày càng bự thêm đó, hihi.
Tiện đây các bác cho mình hỏi, trong clip dưới ở phút 03:12 , phần hướng dẫn động tác giật bóng xoáy xuống, nói là "..trước khi giật, chuyển trọng tâm từ chân cầm vợt sang chân kia...", đoạn này là đúng hay sai vậy các bác, trước giờ mình cứ nghĩ là chuyển trọng tâm ngay lúc tiếp xúc bóng, vậy là mình có thêm một cái sai nữa àh.??
 

miziru

Well-Known Member
Cám ơn các bác nhiều, nhờ quay clip mà rút ra được biết bao nhiêu cái sai..

bác @linh729, k biết các cơ khác thế nào chứ cơ bụng của mình càng ngày càng bự thêm đó, hihi.

Tiện đây các bác cho mình hỏi, trong clip dưới ở phút 03:12 , phần hướng dẫn động tác giật bóng xoáy xuống, nói là "..trước khi giật, chuyển trọng tâm từ chân cầm vợt sang chân kia...", đoạn này là đúng hay sai vậy các bác, trước giờ mình cứ nghĩ làchuyển trọng tâm ngay lúc tiếp xúc bóng, vậy là mình có thêm một cái sai nữa àh.??

Lâu mới vào diễn đàn thấy dạo này anh em bắt đầu cởi mở hơn rồi, quả giật phải của mình nói chúng là cũng ở trình gà thôi nhưng góp ý với @tuan3100 một số điểm sau, mong rằng có thể giúp được bạn.

Vấn đề đầu tiên : Một số bác góp ý trọng tâm của bạn là cao : điều này hoàn toàn chính xác, muốn trọng tâm bạn thấp hơn, có 2 điểm cần lưu ý để hạ trọng tâm là : chân đứng rộng hơn, và đầu gối chùng hơn chút nữa, hiệu quả mang lại : bạn sẽ vững hơn, phát lực mạnh hơn ( như kiểu đứng trung bình tấn của các môn võ ) , dễ nhìn bóng hơn, xử lý bóng về mọi phía ( trái, phải , trước , sau) được rộng hơn mà không mất thăng bằng. Bạn có thể tự tin phát lực mạnh hơn nữa mà không sợ mất thăng bằng, việc hồi lại tư thế chuẩn bị cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên chân rộng quá đôi khi làm bạn khó di chuyển hơn đôi chút, hãy cân nhắc và phán đoán trong trận đấu.

Điều thứ 2 : khi bạn đánh trận, việc chuẩn bị động tác của bạn trước khi giật có vấn đề ở điểm vai phải cao hơn vai trái.Điều này bắt nguồn từ lỗi vợt xuất phát cao và muốn "đè bóng xuống bàn bên kia", nhưng khi chợt nhận ra việc đè bóng xuống bàn là không được ( sợ rúc lưới ) thì phản xạ của bạn là giật ma sát với góc giật khá lớn, tạo 1 đường bóng cong chút để vào bàn và cũng hiển nhiên là ko có lực mạnh được.

Điều thứ 3 : Dường như quỹ đạo hoạt động vợt của bạn từ lúc chuẩn bị đến lúc tiếp xúc bóng và sau khi vừa tiếp xúc bóng xong không phải là 1 đường thẳng hướng về phía điểm bóng sẽ đến, mà nó là 1 cung , kỹ thuật này của bạn cũng cần phải chỉnh sửa vì chỉ có quả giật xoáy ngang thì đường đi của vợt mới không phải là 1 đường thẳng. Nếu bạn giật xung thuần xoáy lên , bạn cần duy trì đường đi của vợt là đường thẳng hướng về điểm bóng sẽ đến. Bạn có thể thị phạm lại động tác của 1 số cao thủ, nhưng mình nghĩ điều này là không nên, vì chắc hẳn bạn xem video các cao thủ nhiều rồi mà chưa sửa được, hãy xem lại video của tầm " trung thủ " thôi, VD :bạn @linh729 ở page 2, video hình như có tên " thanh niên CỨNG tập thể dục dưỡng sinh" gì gì đó thì phải :D . Hãy chú ý tới phần vai của anh ta, nách hơi mở tự nhiên và vai đánh xốc tới phía trước, còn bạn thì úp vợt và tay lăng vòng theo động tác xoay hông.

Những "tác hại" khi vợt đánh vào bóng theo 1 cung : bạn dễ bị đau khớp vai nếu lỡ dùng lực văng tay mạnh,khó hồi lại vị trí chuẩn bị vì khi giật xong tay phải hãm lực quán tính do văng tay theo hông gây ra, bạn sẽ khó kiểm soát bóng vì tiếp xúc bóng trên từng vị trí của đường cung thì sẽ đưa bóng đến 1 vị trí khác nhau, nếu bạn tập luyện thì sẽ không thấy có vấn đề gì cho lắm, vì bóng đến là có người feed cho một cách ngon nhất có thể, nhưng vào trận để xử lý bóng đa dạng và đôi khi không theo ý mình thì chỉ cần nhanh chậm 1 chút cũng đưa bóng đến 1 vị trí mà không phải do ý muốn của bạn, giật theo kiểu này cũng khá là khó khăn với những quả bóng xoáy xuống nặng vì sao thì mình không muốn lý thuyết dài dòng ở đây ( vì văn kém càng nói có thể càng khó hiểu).

Dài dòng mãi thì cũng đến lúc quan trọng nhất, tư vấn cách khắc phục:

+ Hạ trọng tâm thấp hơn bằng cách rộng chân ra chút, và trùng đầu gối hơn chút, việc trùng đầu gối sẽ giúp bạn dồn trọng tâm nhiều vào nửa bàn chân trước.

+ Tập thói quen hạ vai phải thấp hơn vai trái ( vì bạn thuận tay phải) trong động tác chuẩn bị giật, thậm chí là cả đôi công. Lưu ý quan trọng : khi bạn hạ vai phải thấp hơn, tức là bạn đã xuất phát vợt thấp hơn, nếu bạn cứ giữ góc giật như cũ, tất nhiên bóng sẽ ra ngoài, bạn cần giải quyết bằng cách giật với góc giật nhỏ hơn, tức là đánh đến phía trước nhiều hơn. Điều này cải thiện phần lực kha khá cho quả giật của bạn, ngoài ra bạn sẽ xử lý bóng tốt hơn nữa. Mình có kinh nghiệm thế này : nếu bạn xuất phát vợt thấp, bạn có thể nâng lên cao rồi đánh bóng, nhưng nếu vợt bạn xuất phát cao sẵn thì chẳng có cách nào để hạ vợt xuống thấp để đánh bóng cả ( tất nhiên là trong tình huống bóng đang diễn ra :D).

+ Xuất phát vợt thấp hơn bằng cách hạ vai 1 chút, trọng tâm thấp hơn 1 chút và "ĐÁNH VÀO BÓNG " nhiều hơn là "MA SÁT ĐỂ KÉO BÓNG LÊN" ( tức là đánh tới phía trước nhiều hơn) , có thể bạn sẽ phân vân là liệu bóng có đi vào bàn hay không? Câu trả lời là bạn cứ thực hành đi, đảm bảo bạn sẽ thấy không khó hơn nhiều lắm so với việc kéo ma sát.

+ Giật thì có nhiều kiểu, nhưng bạn hãy thử liên tưởng quả giật với 1 cú đấm vào mặt ( mũi hoặc quai hàm ) đối thủ của một võ sĩ quyền anh, cụ thể vợt sẽ được ví như nắm tay đấm, động tác là : lắc hông để phát động lực xoay hông, còn tay tiến đến mục tiêu chứ không phải là lắc hông và tay cũng xoay theo hông vẽ thành 1 cung. Điểm chú ý ở đây là tay có duỗi thẳng hay không là tùy khoảng cách từ người đến bóng. Cũng như tay võ sĩ cách mặt đối thủ bao xa, đặc biệt khớp vai và khớp cùi chỏ tay phải linh hoạt chứ không được gồng cứng. Thời điểm tiếp xúc bóng thì không phải ai cũng giống ai nhưng thường xảy ra nhất là dao động quanh vị trí bóng như sau: nếu tính khi thân ngưới đứng song song với bàn thì bóng ở bên phải, phía trước thân người 1 chút và độ cao hợp lý là thấp hơn chút hoặc ngang với vai phải ( cái này để bạn lấy thời điểm khi tập thôi, chứ nếu đúng động tác giật phải, tầm xử lý bóng rất rộng, tự phản xạ của bạn sẽ lo phần còn lại ).

Tóm lại về hình của quả giật xung phải, mình thấy không khác động tác đôi công nhiều, chỉ khác ở chỗ biên độ lớn hơn nhiều so với đôi công phải thôi. Mình chứng kiến nhiều người có quả đôi công phải không tốt nên quả giật phải cũng không ổn cho lắm. Nếu bạn tìm hiểu và thấy quả đôi công phải không ổn lắm thì nên tập cho ổn, xong mới khắc phục quả giật phải, nếu là mình, mình sẽ làm như vậy, rút ngắn thời gian chỉnh sửa đi rất nhiều.Trước mình học đôi công mất 1 tuần , thì học giật mất có 2 ngày ( hồi đó sinh viên rảnh rỗi, chơi bóng bàn nhiều lắm, ngày trung bình 8h) là giật tập khá ổn cả về lực và điều khiển bóng rồi. Đó là giật tập thôi nhé, còn trong trận thì mất nhiều thời gian sau này nữa.
Trong video tập bóng bàn với các tuyển thủ Trung Quốc bạn có thắc mắc việc chuyển trọng tâm chân chuyển vào thời điểm nào. Theo mình như họ dịch thuật như vậy là hoàn toàn chính xác, bạn biết đấy, trước khi đánh vào bóng thì cần phải gia tốc cho vợt đạt đến một vận tốc nào đó, nói dễ hiểu là phải có đà, vậy khi tiếp xúc bóng trọng tâm mới dịch chuyển,chân của bạn mới hoạt động thì tức là bạn giật bóng ở vị trí sau lưng hay sao? Theo chủ ý của mình : quá trình đánh bóng phân chia khá rõ ràng ra các giai đoạn sau : tư thế chuẩn bị trung lập, phán đoán bóng đến, đưa cơ thể về vị trí chuẩn bị cho quả đánh, quan sát bóng, " chờ " bóng đến đúng thời điểm hợp lý sau đó mới là đánh bóng ( gồm 3 giai đoạn : trước tiếp xúc , tiếp xúc và sau khi tiếp xúc bóng ). Bạn đang phân vân cơ thể hoạt động lúc nào trong giai đoạn đánh bóng, cụ thể ở đây là phải phát động lực trên toàn cơ thể vào thời điểm trước tiếp xúc bóng rồi, chứ không phải lúc tiếp xúc bóng mới bắt đầu phát động.
Dài dòng như vậy ko biết có giúp được gì cho bạn không hay lại làm rối tung vấn đề lên, nếu có sai sót gì mong bạn @tuan3100 và các bác trên diễn đàn thông cảm cho.
 
Top