Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Hướng dẫn tự học chơi bóng bàn: làm sao để ít gian nan mà nhiều niềm đam mê?

drogba

Member
Thật ra em nói vậy ko có ý chê bai gì vợt nãy. Chẳng có gì sai hay đúng, vấn đề là hợp hay không. Nếu anh chàng này chịu khó tập luyện cho thuần thục, đôi công được quả giật của đối thủ thì cứ chém dài ra rồi ... quất thôi. Chắc gì bán vợt rồi cậu ta cải thiện được tình hình. Em bảo cứ xài 1 combo đó luôn đi, xài riết nó quen, đổi tới đổi lui cho đến khi tìm ra cái vũ khí hợp lý trong "điều kiện" tập luyện phong trào của cậu ta thì... chắc nghỉ chơi bóng bàn trước khi đến đích. Và HLV của cậu cũng nói y chang thế. :)
Quy luật rồi, ae nào đổi mà còn mê bban thì tiếp tục con đường tìm hiểu và (có thể) đạt chân lý cho riêng mh. Còn ae nào chán nản bỏ cuộc cũng nên vui vẻ tận hưởng game của mh
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Quy luật rồi, ae nào đổi mà còn mê bban thì tiếp tục con đường tìm hiểu và (có thể) đạt chân lý cho riêng mh. Còn ae nào chán nản bỏ cuộc cũng nên vui vẻ tận hưởng game của mh
Vâng, chân lý không dễ tìm. Mà muốn tìm ra cũng phải có điều kiện thích hợp. Như bạn em với cây vợt chậm mà không phù hợp với lối đào tạo thì cũng thế. Nên em mới nói giữ nguyên luôn đi cho nó ... dễ chơi.
 

nlqt

Member
Anh chàng @Lăng Trần cách nói chuyện càng lúc càng giống cao thủ P-500 nhỉ :haha:

Cách anh kể chuyện cũng lấp lửng từng tí, muốn mở khóa hết phải có câu hỏi đúng ý tưởng ảnh mới chia sẻ thêm @@

Ý của em như thế này: có 1 người Thầy rất quan trọng, vì không đủ khả năng mới tìm người Thầy. Nhiều lúc trình độ chưa đến thì không thể tự nhận ra vấn đề được. Hy vọng các Thầy lần sau chia sẻ thì chia sẻ hết câu chuyện và bí kíp tư duy để cho các đồ đệ tụi em học cho dễ hiểu :surrender:
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Anh chàng @Lăng Trần cách nói chuyện càng lúc càng giống cao thủ P-500 nhỉ :haha:

Cách anh kể chuyện cũng lấp lửng từng tí, muốn mở khóa hết phải có câu hỏi đúng ý tưởng ảnh mới chia sẻ thêm @@

Ý của em như thế này: có 1 người Thầy rất quan trọng, vì không đủ khả năng mới tìm người Thầy. Nhiều lúc trình độ chưa đến thì không thể tự nhận ra vấn đề được. Hy vọng các Thầy lần sau chia sẻ thì chia sẻ hết câu chuyện và bí kíp tư duy để cho các đồ đệ tụi em học cho dễ hiểu :surrender:
Dạ, em có úp mở gì đâu. Em kể câu chuyện đó để nói lại cái ý anh @toiyeubongban từng nói. Ảnh nói "ông thầy quan trọng lắm" mà quan trọng thế nào ảnh không nói rõ. Ảnh nói "phải tin thầy" mà nhiều khi niềm tin của mình nghịch với ý thầy thì tin thế nào đây.

Thế nên nhiều bác lên diễn đọc bài rồi làm thử thì thấy rối càng thêm rối. Mấy bác ấy tìm em bảo sao mà bài gì dài quá, rắc rối quá, cho đại cái tên nào đi có phải khỏe hơn không. Ban đầu em cũng rãnh rỗi phân tích thuyết phục các bác chọn vợt dựa trên nhiều yếu tố như bài viết của anh @P-500. Thực tế, các bác ấy chọn đúng vợt rồi mà không tập, không thực hành những bài cơ bản về nhìn bóng, dự đoán đường đi, di chuyển vị trí vợt vào quỹ đạo, điều chỉnh độ cao theo bóng như anh @toiyeubongban mà chỉ toàn đánh theo cảm giác quen tay với bóng của ông thầy "đưa" qua mỗi ngày thì kết quả chẳng có gì khác biệt, thậm chí tệ hơn.

Mà đã như vậy thì suy nghĩ chọn vợt chi cho mất công, để các bác copy y chang ông thầy cho nhẹ đầu. Thầy vui, bạn cũng vui. Không ai mất lòng ai. Các bác ấy có theo bóng bàn suốt đời đâu mà cần phải chọn kỹ theo bài bản. Cầm vợt chậm đánh theo kiểu phát lực bằng tay thì thua nhiều, bị thầy la nhiều dẫn tới nãn rồi bỏ bóng bàn trước khi thấy được cái hay của nó. Trong trường hợp ấy, để các bác thuần hóa lối chơi theo cây vợt có lợi hơn.
 

P-500

Top Contributor
Hơn 90% ng chơi bb có vũ khí không phù hợp lối chơi, 10% còn lại không tận dụng hết khả năng của vũ khí.
Thường thì mình sửa lối chơi phù hợp vũ khí, họ sẽ thấy tự nhiên...ngộ ra vấn đề. Cái này nhanh lắm, chỉ dẫn tí xíu làm được ngay.
Nếu hướng dẫn lâu hơn thì mình sẽ thay đổi vũ khí để phù hợp lối chơi, lúc này ng tập thấy trình độ vươn lên 1 tầm mới mà trước đây dù cố gắng lắm cũng khó mà đạt.
Nhờ vậy mà nhiều người bớt gian nan hơn, nhiều đam mê hơn.
 

gik271

Well-Known Member
Hơn 90% ng chơi bb có vũ khí không phù hợp lối chơi, 10% còn lại không tận dụng hết khả năng của vũ khí.
Thường thì mình sửa lối chơi phù hợp vũ khí, họ sẽ thấy tự nhiên...ngộ ra vấn đề. Cái này nhanh lắm, chỉ dẫn tí xíu làm được ngay.
Nếu hướng dẫn lâu hơn thì mình sẽ thay đổi vũ khí để phù hợp lối chơi, lúc này ng tập thấy trình độ vươn lên 1 tầm mới mà trước đây dù cố gắng lắm cũng khó mà đạt.
Nhờ vậy mà nhiều người bớt gian nan hơn, nhiều đam mê hơn.
bác chia ít loại quá. Em đang phân vân ko biết là ở nhóm đông hay nhóm ít đây, :(
 

toiyeubongban

Top Contributor
Dạ, em có úp mở gì đâu. Em kể câu chuyện đó để nói lại cái ý anh @toiyeubongban từng nói. Ảnh nói "ông thầy quan trọng lắm" mà quan trọng thế nào ảnh không nói rõ. Ảnh nói "phải tin thầy" mà nhiều khi niềm tin của mình nghịch với ý thầy thì tin thế nào đây.

Thế nên nhiều bác lên diễn đọc bài rồi làm thử thì thấy rối càng thêm rối. Mấy bác ấy tìm em bảo sao mà bài gì dài quá, rắc rối quá, cho đại cái tên nào đi có phải khỏe hơn không. Ban đầu em cũng rãnh rỗi phân tích thuyết phục các bác chọn vợt dựa trên nhiều yếu tố như bài viết của anh @P-500. Thực tế, các bác ấy chọn đúng vợt rồi mà không tập, không thực hành những bài cơ bản về nhìn bóng, dự đoán đường đi, di chuyển vị trí vợt vào quỹ đạo, điều chỉnh độ cao theo bóng như anh @toiyeubongban mà chỉ toàn đánh theo cảm giác quen tay với bóng của ông thầy "đưa" qua mỗi ngày thì kết quả chẳng có gì khác biệt, thậm chí tệ hơn.

Mà đã như vậy thì suy nghĩ chọn vợt chi cho mất công, để các bác copy y chang ông thầy cho nhẹ đầu. Thầy vui, bạn cũng vui. Không ai mất lòng ai. Các bác ấy có theo bóng bàn suốt đời đâu mà cần phải chọn kỹ theo bài bản. Cầm vợt chậm đánh theo kiểu phát lực bằng tay thì thua nhiều, bị thầy la nhiều dẫn tới nãn rồi bỏ bóng bàn trước khi thấy được cái hay của nó. Trong trường hợp ấy, để các bác thuần hóa lối chơi theo cây vợt có lợi hơn.
Biết nhiều, hiểu nhiều thì càng khó tìm thầy. Vì niềm tin không có. Nhưng hãy nhìn lại, cái mình nghĩ mình biết thật sự mình đã biết chưa. Kiến thức lúc nào cũng đi đôi với kĩ thuật và trãi nghiệm. Dễ nhất là tin thầy đừng suy nghĩ nhiều cứ tập trước đã, vì thầy nào cũng sẽ cho bạn 1 combo và cách đánh hiệu quả của combo đó. Xa hơn nữa thì từng trình độ, trãi nghiệm nhất định sẽ nhận ra mình cần kiến thức nào bổ sung để mình có thể làm tốt hơn. Đủ là được đừng quá tham, có nhiều kĩ thuật hay kiến thức mà không áp dụng được thì cũng như không.
 

drogba

Member
Vâng, chân lý không dễ tìm. Mà muốn tìm ra cũng phải có điều kiện thích hợp. Như bạn em với cây vợt chậm mà không phù hợp với lối đào tạo thì cũng thế. Nên em mới nói giữ nguyên luôn đi cho nó ... dễ chơi.
Youtube đề xuất mh xem con đường giác ngộ :))))
 

nlqt

Member
Không rõ là các thành viên diễn đàn có biết về Kim DUng không nhỉ.
Vì em mạo muội xin so sánh giữa BÓNG BÀN <> VÕ THUẬT KIM DUNG như sau:

Vợt + Mút ~~ Vũ khí
Kỹ thuật cá nhân ~~ Nội công
Lối chơi, chiến thuật sở trường ~~ Môn phái, bí kíp võ công

Khi xem phim thì thấy: 1 người khi tập luyện võ công thì có 2 trường hợp cơ bản như sau:
1.bái sư, chọn môn phái trước: tức là thấy môn nào đam mê thì gia nhập, khi đó sẽ sử dụng vũ khí môn phái đó, rồi tập luyện chiêu thức phù hợp với vũ khí, sau đó luyện thành bí kíp gọi là tuyệt đỉnh để xưng bá võ lâm. 1 môn phái chắc chỉ được vài người là có thể xưng bá
2.vô tình nhặt được bí kíp võ công của 1 môn phái bất kỳ (thường thì sẽ kèm theo vũ khí của nó): thường thì xem phim thấy ông nào nhặt được, học thành tài là coi như thành đệ nhất thiên hạ.

Tuy nhiên: Khi rơi vào 1 trong 2 trường hợp thì cũng chưa chắc thành vô địch được, vì người đó thiếu 1 cái gọi là tài năng thiên bẩm (hay là cái từ chuyên môn gì đó mà em hổng nhớ từ chính xác: à, hình như là từ "tố chất" nhỉ) hoặc nội công không phù hợp với môn phái đó. Tức là có người sẽ ở 1 môn phái thì mãi không tiến bộ được, nhưng khi đổi môn phái khác lại học nhanh và luyện được tuyệt thế võ công; có người được cao thủ truyền dạy bí kíp nhưng học hoài không xong vì tiềm năng không có, không đủ khả năng để thi triển bí kíp.
Như vậy: vũ khí là phù hợp với môn phái để thi triển chiêu thức, chiêu thức + vũ khí phù hợp với khả năng của người học võ.
Có loại đạt đến trình siêu cao thủ, thì họ lại thi triển được võ công của các môn phái khác nhau luôn.

Như vậy thì bản thân người chơi bóng bàn phải xác định đầu tiên được bản thân mình có khả năng gì, phải tìm hiểu và giác ngộ được sở trường của mình là lối chơi nào. Từ đó lựa chọn cốt + mút phù hợp để thi triển động tác cho thật tốt. Khi thi đấu thua thì cứ luyện nữa luyện mãi cho đến thành tuyệt chuyên hoặc biến thể thành chiêu thức mới, cũng có thể là nâng cấp vũ khí cho phù hợp với biến thể.
Còn nếu vẫn tiếp tục thua thì làm sao? : thì xem đối thủ dùng chiêu gì, tìm môn phái khác để học chiêu thức khắc chế, tức là nghiên cứu mua 1 cái cốt + mút khác làm vũ khí và tập luyện kỹ năng chiến đấu mới. Nếu như xác định được bản thân không phù hợp chiêu thức mới thì coi như đã xác định mình không thể là đệ nhất được, thì thôi, chơi vui là được rồi. Võ lâm có nhiều môn phái cùng tồn tại, mình làm trưởng môn của 1 môn phái cũng là giỏi lắm rồi phải không nào.

Em thì chưa đủ am hiểu và trình độ để so sánh. Bác nào muốn hiểu rõ ý em thì xem phim võ hiệp Kim Dung và so sánh nhé. Thấy mình đang ở trạng thái nào thì xem xét mà quyết định con đường cho mình.

Có cao thủ nào chuyên gia về cả phim và bóng bàn, giúp em hoàn thiện cái ý kiến của em thành 1 topic so sánh để anh em diễn đàn vào bàn luận cho vui hén. Em thấy chủ đề này hay mà kiến thức em hạn hẹp để viết bài quá.
 
Sửa lần cuối:

katori

Member
Không rõ là các thành viên diễn đàn có biết về Kim DUng không nhỉ.
Vì em mạo muội xin so sánh giữa BÓNG BÀN <> VÕ THUẬT KIM DUNG như sau:

Vợt + Mút ~~ Vũ khí
Kỹ thuật cá nhân ~~ Nội công
Lối chơi, chiến thuật sở trường ~~ Môn phái, bí kíp võ công

Khi xem phim thì thấy: 1 người khi tập luyện võ công thì có 2 trường hợp cơ bản như sau:
1.bái sư, chọn môn phái trước: tức là thấy môn nào đam mê thì gia nhập, khi đó sẽ sử dụng vũ khí môn phái đó, rồi tập luyện chiêu thức phù hợp với vũ khí, sau đó luyện thành bí kíp gọi là tuyệt đỉnh để xưng bá võ lâm. 1 môn phái chắc chỉ được vài người là có thể xưng bá
2.vô tình nhặt được bí kíp võ công của 1 môn phái bất kỳ (thường thì sẽ kèm theo vũ khí của nó): thường thì xem phim thấy ông nào nhặt được, học thành tài là coi như thành đệ nhất thiên hạ.

Tuy nhiên: Khi rơi vào 1 trong 2 trường hợp thì cũng chưa chắc thành vô địch được, vì người đó thiếu 1 cái gọi là tài năng thiên bẩm (hay là cái từ chuyên môn gì đó mà em hổng nhớ từ chính xác: à, hình như là từ "tố chất" nhỉ) hoặc nội công không phù hợp với môn phái đó. Tức là có người sẽ ở 1 môn phái thì mãi không tiến bộ được, nhưng khi đổi môn phái khác lại học nhanh và luyện được tuyệt thế võ công; có người được cao thủ truyền dạy bí kíp nhưng học hoài không xong vì tiềm năng không có, không đủ khả năng để thi triển bí kíp.
Như vậy: vũ khí là phù hợp với môn phái để thi triển chiêu thức, chiêu thức + vũ khí phù hợp với khả năng của người học võ.
Có loại đạt đến trình siêu cao thủ, thì học lại thi triển được võ công của các môn phái khác nhau luôn.

Như vậy thì bản thân người chơi bóng bàn phải xác định đầu tiên được bản thân mình có khả năng gì, phải tìm hiểu và giác ngộ được sở trường của mình là lối chơi nào. Từ đó lựa chọn cốt + mút phù hợp để thi triển động tác cho thật tốt. Khi thi đấu thua thì cứ luyện nữa luyện mãi cho đến thành tuyệt chuyên hoặc biến thể thành chiêu thức mới, cũng có thể là nâng cấp vũ khí cho phù hợp với biến thể.
Còn nếu vẫn tiếp tục thua thì làm sao? : thì xem đối thủ dùng chiêu gì, tìm môn phái khác để học chiêu thức khắc chế, tức là nghiên cứu mua 1 cái cốt + mút khác làm vũ khí và tập luyện kỹ năng chiến đấu mới. Nếu như xác định được bản thân không phù hợp chiêu thức mới thì coi như đã xác định mình không thể là đệ nhất được, thì thôi, chơi vui là được rồi. Võ lâm có nhiều môn phái cùng tồn tại, mình làm trưởng môn của 1 môn phái cũng là giỏi lắm rồi phải không nào.

Em thì chưa đủ am hiểu và trình độ để so sánh. Bác nào muốn hiểu rõ ý em thì xem phim võ hiệp Kim Dung và so sánh nhé. Thấy mình đang ở trạng thái nào thì xem xét mà quyết định con đường cho mình.

Có cao thủ nào chuyên gia về cả phim và bóng bàn, giúp em hoàn thiện cái ý kiến của em thành 1 topic so sánh để anh em diễn đàn vào bàn luận cho vui hén. Em thấy chủ đề này hay mà kiến thức em hạn hẹp để viết bài quá.
Bác có bài phân tích hay quá! Thế em xin phép thêm 1 số con đường khác với 2 trường cơ bản bác nêu ra nhé, và cũng ko giới hạn trong tác phẩm của Kim Dung ạ:
1. Cũng có người có môn phái, luyện phù hợp bản thân, nội công cao thủ nhưng vẫn phải vất vả đi tìm vũ khí để phát huy tối đa khả năng của bản thân. Ví dụ như Bộ Kinh Vân trong truyện Phong Vân
2. Cũng có người cả đời chỉ đi theo 1 môn, tin tưởng rằng mình phù hợp với con đường này dù ko phải mình chọn, chỉ là do biết đến nó đầu tiên. Chỉ đến khi hoàn cảnh xô đẩy phải học môn phái khác, và đường lối đi ngược lại hoàn toàn với những gì mình từng tin tưởng thì mới thấy mình phù hợp với cái mới hơn do điều kiện sức khỏe bản thân hiện tại. Ví dụ như Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ
Em chỉ nghĩ ra được vậy, có gì các bác góp ý thêm.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Em thì không có bí quyết gì. Qua thời gian em nghĩ đơn giản hơn rất nhiều. Bất kỳ ai chơi mới bóng bàn nào cũng đều phải trải qua 6 giai đoạn:
  • Học >> Tập >> Sửa >> Hành >> Thành Tựu >> Chuyển (quay lại Học)
  1. Học: Không biết thì phải đi học
  2. Tập: Biết lý thuyết rồi phải thực tập
  3. Sửa: Trong giai đoạn này có 2 cách: tự sửa hoặc thầy sửa. Trong đó tự sửa mới là việc cần tập trung. Sai lầm phổ biến của các bạn học bóng bàn là toàn chờ người ta sửa (chờ thầy, chờ bạn, nghe câu lạc bộ, đọc diễn đàn ...). Sai lầm thứ hai là ông thầy (hiểu theo nghĩa rộng là đối tượng đi giúp người ta sửa). Giúp là giúp cái hướng để họ tự sửa, chứ ko phải chỉ ra chân lý tuyệt đối bắt họ làm theo.
  4. Hành: đến đây thì học viên đã lĩnh ngộ được, nhưng cần phải thực hành liên tục cái đã học để trở thành kỹ năng (làm được dễ dàng mà không cần phải tập trung). Sai lầm phổ biến là cứ nghĩ mình đã làm được hơi hơi là xong mà chẳng chịu biến nó thành kỹ năng. Nói nôm na kỹ năng là làm trong áp lực mà vẫn đạt được kết quả. Bạn đi vừa đi xe đạp vừa nhắn tin cho má ở nhà thì mới gọi là biết đi xe đạp vậy. Giật với thầy đưa bóng và giật trong game là hai chuyện khác nhau. Giật trong game đấu chơi với game đấu thật là hai chuyện khác nhau. Đừng lầm.
  5. Thành tựu: đây là giai đoạn phải đạt thành tích gì đó. Mấu chốt là phải đạt được sự thừa nhận của người chung quanh. Giải thưởng hoặc bằng cấp là biểu hiện ra ngoài. Không có thì chẳng khẳng định được gì cả. Bạn đánh chơi thì rất hay mà thi đấu như mèo mửa, nghĩa là bạn đang ở giai đoạn 4. Cần thực hành thêm.
  6. Chuyển: khi đã đạt đến đây mới cho phép mình lên đẳng cấp. Sai lầm phổ biến là cầm cái giải về, cái bằng về nghĩ là mình đã lên đẳng cấp. Chưa có đâu. Muốn lên đẳng thì bạn phải có trao cái mình biết đi. Cụ thể là chỉ cho thằng đệ, thằng bạn. Nó làm được thì mình mới có quyền nói mình lên đẳng. Sai lầm thứ hai là mình chưa thành tựu, mới hành sơ sơ, hoặc đang sửa, mà hở là khoái chỉ người ta lắm. Đã đến bước đó đâu? Ông học trò nghe mấy cái lời này, càng nghe thì càng chết. Nghe là nghe người đã thành tựu, nghe là để tự sửa, chứ không phải làm theo y chang. Lỗi ở ông thầy (lỡm) một phần. Lỗi ông học trò một phần. Bảo sao ko loạn đao tẩu hỏa? Sau khi bạn truyền thụ được rồi thì lúc đó bạn mới có áp lực, để quay sang học cái mới. Chính thức lên cấp.
 

nlqt

Member
Cứu Cứu Cứu ………….

Tình hình là sau khi em chuyển qua đánh đôi, khi tập luyện thì tập đôi công, nhưng khi đấu đôi thì phần lớn là gò bóng và cắt bóng (bài viết đã chia sẻ ở #27)

Em đã học tập 2 bài hướng dẫn của bác @P-500 và @toiyeubongban: tình hình là đã bắt đầu điều khiển quả bóng rơi 2 góc theo ý muốn (chưa kiểm soát được độ dài ngắn) và đã có động tác gò bóng ngắn: đối thủ của em ai cũng nói em trả bóng hay quá, tiến bộ quá nhanh.

Thế nhưng: lại xuất hiện vấn đề mới: Đối thủ thực hiện giao bóng dài, nảy cao, xoáy ngang

Đúng là mới học chơi nên khi họ sử dụng những chiêu thức, kỹ thuật mới thì em không biết cách xử lý. Em tập trung phòng thủ giao bóng ngắn thì họ giao bóng dài, nảy cao, xoáy ngang, khi đó em không phản xạ kịp và trả bóng cũng bị nảy cao hoặc bị xoáy ngang ra ngoài.

Các chuyên gia giúp em với, cho em xin chiến thuật phù hợp và video hướng dẫn với ạ, như bác @toiyeubongban chia sẻ lần trước, dễ nhìn dễ học, em học theo hiệu quả nhanh lắm.
 

P-500

Top Contributor
Cứu Cứu Cứu ………….

Tình hình là sau khi em chuyển qua đánh đôi, khi tập luyện thì tập đôi công, nhưng khi đấu đôi thì phần lớn là gò bóng và cắt bóng (bài viết đã chia sẻ ở #27)

Em đã học tập 2 bài hướng dẫn của bác @P-500 và @toiyeubongban: tình hình là đã bắt đầu điều khiển quả bóng rơi 2 góc theo ý muốn (chưa kiểm soát được độ dài ngắn) và đã có động tác gò bóng ngắn: đối thủ của em ai cũng nói em trả bóng hay quá, tiến bộ quá nhanh.

Thế nhưng: lại xuất hiện vấn đề mới: Đối thủ thực hiện giao bóng dài, nảy cao, xoáy ngang

Đúng là mới học chơi nên khi họ sử dụng những chiêu thức, kỹ thuật mới thì em không biết cách xử lý. Em tập trung phòng thủ giao bóng ngắn thì họ giao bóng dài, nảy cao, xoáy ngang, khi đó em không phản xạ kịp và trả bóng cũng bị nảy cao hoặc bị xoáy ngang ra ngoài.

Các chuyên gia giúp em với, cho em xin chiến thuật phù hợp và video hướng dẫn với ạ, như bác @toiyeubongban chia sẻ lần trước, dễ nhìn dễ học, em học theo hiệu quả nhanh lắm.
Trước khi trả lời, mình có câu hỏi nhỏ này:
Sau trận đấu ấy, bị nhiều quả như thế, về nhà tĩnh tâm, thì đương nhiên bác có suy nghĩ ra các phương án đối phó hoặc không chỉ đối phó mà còn vui mừng kiểu "trúng bài rồi" khi đối thủ chuyển sang giao/gò dài. Bác hãy liệt kê vài suy nghĩ xem sao?
 

P-500

Top Contributor
Em thì không có bí quyết gì. Qua thời gian em nghĩ đơn giản hơn rất nhiều. Bất kỳ ai chơi mới bóng bàn nào cũng đều phải trải qua 6 giai đoạn:
  • Học >> Tập >> Sửa >> Hành >> Thành Tựu >> Chuyển (quay lại Học)
  1. Học: Không biết thì phải đi học
  2. Tập: Biết lý thuyết rồi phải thực tập
  3. Sửa: Trong giai đoạn này có 2 cách: tự sửa hoặc thầy sửa. Trong đó tự sửa mới là việc cần tập trung. Sai lầm phổ biến của các bạn học bóng bàn là toàn chờ người ta sửa (chờ thầy, chờ bạn, nghe câu lạc bộ, đọc diễn đàn ...). Sai lầm thứ hai là ông thầy (hiểu theo nghĩa rộng là đối tượng đi giúp người ta sửa). Giúp là giúp cái hướng để họ tự sửa, chứ ko phải chỉ ra chân lý tuyệt đối bắt họ làm theo.
  4. Hành: đến đây thì học viên đã lĩnh ngộ được, nhưng cần phải thực hành liên tục cái đã học để trở thành kỹ năng (làm được dễ dàng mà không cần phải tập trung). Sai lầm phổ biến là cứ nghĩ mình đã làm được hơi hơi là xong mà chẳng chịu biến nó thành kỹ năng. Nói nôm na kỹ năng là làm trong áp lực mà vẫn đạt được kết quả. Bạn đi vừa đi xe đạp vừa nhắn tin cho má ở nhà thì mới gọi là biết đi xe đạp vậy. Giật với thầy đưa bóng và giật trong game là hai chuyện khác nhau. Giật trong game đấu chơi với game đấu thật là hai chuyện khác nhau. Đừng lầm.
  5. Thành tựu: đây là giai đoạn phải đạt thành tích gì đó. Mấu chốt là phải đạt được sự thừa nhận của người chung quanh. Giải thưởng hoặc bằng cấp là biểu hiện ra ngoài. Không có thì chẳng khẳng định được gì cả. Bạn đánh chơi thì rất hay mà thi đấu như mèo mửa, nghĩa là bạn đang ở giai đoạn 4. Cần thực hành thêm.
  6. Chuyển: khi đã đạt đến đây mới cho phép mình lên đẳng cấp. Sai lầm phổ biến là cầm cái giải về, cái bằng về nghĩ là mình đã lên đẳng cấp. Chưa có đâu. Muốn lên đẳng thì bạn phải có trao cái mình biết đi. Cụ thể là chỉ cho thằng đệ, thằng bạn. Nó làm được thì mình mới có quyền nói mình lên đẳng. Sai lầm thứ hai là mình chưa thành tựu, mới hành sơ sơ, hoặc đang sửa, mà hở là khoái chỉ người ta lắm. Đã đến bước đó đâu? Ông học trò nghe mấy cái lời này, càng nghe thì càng chết. Nghe là nghe người đã thành tựu, nghe là để tự sửa, chứ không phải làm theo y chang. Lỗi ở ông thầy (lỡm) một phần. Lỗi ông học trò một phần. Bảo sao ko loạn đao tẩu hỏa? Sau khi bạn truyền thụ được rồi thì lúc đó bạn mới có áp lực, để quay sang học cái mới. Chính thức lên cấp.
Hì hì, với mình thì tiến trình có đảo lộn chút ít.
1. Chém gió: thấy thiên hạ cứ tôn vinh một tượng đài rồi xếp hàng phía sau ấy (dĩ nhiên là chả bao giờ vượt qua nổi) thì mình cũng nóng máu. Ban đầu vì tìm ra cách trị rơ Sadius+Bryce bằng vợt cực chậm và rơ buồn ngủ "năng khều" mà cũng có chút máu mặt. Sau thì nhờ mút Tàu, giờ thì nhờ Booster và kỹ năng coaching.
2. Chứng minh: vì lỡ chém lớn quá nên phải rèn luyện hết mình kẻo...xộ! Tốn tiền và công sức để nghiên cứu mút Tàu và booster (về khoản tốn kém này thì chắc khó ai qua mặt mình nổi).
3. Hướng dẫn: diễn đàn cũng có nhiều cao thủ trình A nhưng ít ai chịu khó viết các hướng dẫn trả lời những câu hỏi lặt vặt của...trình bèo. Nên mình cũng liều mạng. Càng trả lời những câu hỏi nhỏ, tưởng chừng rất đơn giãn, nhưng lại từng bước giúp mình hoàn thiện. Vì thực tế mình cũng vấp phải các lỗi ấy nhưng lại không bộc lộ ra. vd mình cũng bị lỗi khi đối thủ biến hóa giao quả ngắn quả xốc dài, tuy nhiên thay vì rèn bộ chân cho tốt thì mình lại ăn gian bằng cách dùng kỹ thuật tay để khỏa lấp.
Tuy nhiên, có 1 sợi dây xuyên suốt từ thời bb.org qua các diễn đàn khác nhau cho tới giờ, thì vẫn giữ cái tinh thần "chiến đấu không khoan nhượng" cho tới khi tìm ra chân lý. Cái tinh thần này là mình học từ anh @theorist
 

thợgò

Member
Em cũng mới tập chơi mà thấy khó quá, đánh bóng toàn hụt, chơi bóng bàn cho người mới khoảng bao lâu thì có thể chơi tàm tạm được vậy mấy bác
Độ tuổi của "người mới", tố chất cụ thể, hoàn cảnh cá nhân... phải biết kha khá về "người mới" thì anh em mới góp ý được tốt nhất. Trước hết cần có một quyết tâm đủ lớn để "nhập môn". Chúc thành công. (Hà Nội mới)
 

nlqt

Member
Em cũng mới tập chơi mà thấy khó quá, đánh bóng toàn hụt, chơi bóng bàn cho người mới khoảng bao lâu thì có thể chơi tàm tạm được vậy mấy bác
Cái này em có đề cập khi tạo chủ đề ở phần đầu rồi: ước chừng theo thời gian là khoảng 100h. Thời gian này là tập cảm giác tiếp xúc bóng và khả năng kiểm soát bóng của cây vợt. Do đó không cần phải học bất cứ cái gì cả, không cần quá buồn vì chơi không tốt, ai chê trách gì thì mặc kệ họ đi, chỉ cần chơi cảm thấy vui là được.
Đó là kinh nghiệm của em, giai đoạn này như là giai đoạn tự nhiên khi 1 đứa trẻ học lái xe đạp vậy á. Vượt qua được giai đoạn này thì bạn mới học động tác kỹ thuật sau.
Chúc bạn may mắn tìm được người tập chung với mình.
 

nlqt

Member
Trước khi trả lời, mình có câu hỏi nhỏ này:
Sau trận đấu ấy, bị nhiều quả như thế, về nhà tĩnh tâm, thì đương nhiên bác có suy nghĩ ra các phương án đối phó hoặc không chỉ đối phó mà còn vui mừng kiểu "trúng bài rồi" khi đối thủ chuyển sang giao/gò dài. Bác hãy liệt kê vài suy nghĩ xem sao?
Dạ, đúng là em có suy nghĩ, không có kinh nghiệm nên hổng biết có hợp lý không. Trên CLB có 1 chú chuyên thi đấu, kinh nghiệm rất nhiều nhưng chú này đi chơi thất thường, CLB đông người nên cũng không có dịp để mời chú ấy hướng dẫn riêng được, đành phải lên đây hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước.


Em thuận tay phải, khi đánh đôi em đứng lệch hẳn sang bên phải để đỡ giao bóng hoặc giao bóng bằng BH để tạo điều kiện cho đồng đội đánh quả thứ 3. Điều này đã vô tình làm em mất lợi thế động tác FH thường giật và bạt của mình.
Nếu như giao bóng dài mà nảy cao thì em dùng cú FH để giật trả banh thì có thể được. Cái này lúc bị thua vài quả là em đã nghĩ đến rồi, nhưng em chưa thực hành ngay, vì 1 phần em chưa tập gò bóng bằng FH nhiều nên sợ bị động khi chuyển vị trí đứng trả giao bóng ngắn, 1 phần vì sợ suy nghĩ mình sai sẽ đánh hỏng, mất điểm mà ảnh hưởng đến đồng đội.
Thế là khi đối phường thực hiện giao bóng như vậy thì em lại giật mình và mất thăng bằng ra phía sau để cắt bóng tại thời điểm bóng nảy cao nhất, hậu quả là bóng trả bị nảy cao. Có lúc em cố gắng thực hiện cú giật BH thì bị ăn xoáy ra ngoài bàn. Có lẽ động tắc giật BH còn yếu.
Chú đối thủ của em cũng láu cá lắm, 1 quả phát ngắn, 1 quả phát dài. Em mới gặp lần đầu nên phản ứng không có kịp.
Mà đồng đội em cũng khó hiểu lắm, thấy em bỡ ngỡ động tác ấy cũng không chỉ em cách khắc phục. Có lẽ họ nghĩ em có lối chơi riêng nên để em tự chọn phương án phù hợp không nhỉ?

Hôm qua em cũng lò mò tìm cách trả giao bóng, nhưng chỉ thấy giới thiệu về các loại giao bóng chứ ít thấy video nào hướng dẫn cụ thể cách trả giao bóng.
Các bác giúp em đi, hôm nay em có việc không đi chơi nên cũng chưa thử nghiệm ý tưởng của em được. Mai em lên em tìm người giao bóng tập luyện luôn @
 
Sửa lần cuối:

kimnguyen

Moderator
Thành viên BQT
Dạ, đúng là em có suy nghĩ, không có kinh nghiệm nên hổng biết có hợp lý không. Trên CLB có 1 chú chuyên thi đấu, kinh nghiệm rất nhiều nhưng chú này đi chơi thất thường, CLB đông người nên cũng không có dịp để mời chú ấy hướng dẫn riêng được, đành phải lên đây hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước.


Em thuận tay phải, khi đánh đôi em thường đỡ giao bóng hoặc giao bóng bằng BH để tạo điều kiện cho đồng đội đánh quả thứ 3. Điều này đã vô tình làm em mất lợi thế động tác FH thường giật và bạt của mình.
Nếu như giao bóng dài mà nảy cao thì em dùng cú FH để giật trả banh thì có thể được. Cái này lúc bị thua vài quả là em đã nghĩ đến rồi, nhưng em chưa thực hành ngay, vì 1 phần em chưa tập gò bóng bằng FH nhiều nên sợ bị động khi chuyển vị trí đứng trả giao bóng ngắn, 1 phần vì sợ suy nghĩ mình sai sẽ đánh hỏng, mất điểm mà ảnh hưởng đến đồng đội.
Thế là khi đối phường thực hiện giao bóng như vậy thì em lại giật mình và mất thăng bằng ra phía sau để cắt bóng tại thời điểm bóng nảy cao nhất, hậu quả là bóng trả bị nảy cao. Có lúc em cố gắng thực hiện cú giật BH thì bị ăn xoáy ra ngoài bàn. Có lẽ động tắc giật BH còn yếu.
Chú đối thủ của em cũng láu cá lắm, 1 quả phát ngắn, 1 quả phát dài. Em mới gặp lần đầu nên phản ứng không có kịp.
Mà đồng đội em cũng khó hiểu lắm, thấy em bỡ ngỡ động tác ấy cũng không chỉ em cách khắc phục. Có lẽ họ nghĩ em có lối chơi riêng nên để em tự chọn phương án phù hợp không nhỉ?

Hôm qua em cũng lò mò tìm cách trả giao bóng, nhưng chỉ thấy giới thiệu về các loại giao bóng chứ ít thấy video nào hướng dẫn cụ thể cách trả giao bóng.
Các bác giúp em đi, hôm nay em có việc không đi chơi nên cũng chưa thử nghiệm ý tưởng của em được. Mai em lên em tìm người giao bóng tập luyện luôn @
clip của Hồ Ngọc Thuận :

clip của Tom Lodziak
 

P-500

Top Contributor
Dạ, đúng là em có suy nghĩ, không có kinh nghiệm nên hổng biết có hợp lý không. Trên CLB có 1 chú chuyên thi đấu, kinh nghiệm rất nhiều nhưng chú này đi chơi thất thường, CLB đông người nên cũng không có dịp để mời chú ấy hướng dẫn riêng được, đành phải lên đây hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước.


Em thuận tay phải, khi đánh đôi em đứng lệch hẳn sang bên phải để đỡ giao bóng hoặc giao bóng bằng BH để tạo điều kiện cho đồng đội đánh quả thứ 3. Điều này đã vô tình làm em mất lợi thế động tác FH thường giật và bạt của mình.
Nếu như giao bóng dài mà nảy cao thì em dùng cú FH để giật trả banh thì có thể được. Cái này lúc bị thua vài quả là em đã nghĩ đến rồi, nhưng em chưa thực hành ngay, vì 1 phần em chưa tập gò bóng bằng FH nhiều nên sợ bị động khi chuyển vị trí đứng trả giao bóng ngắn, 1 phần vì sợ suy nghĩ mình sai sẽ đánh hỏng, mất điểm mà ảnh hưởng đến đồng đội.
Thế là khi đối phường thực hiện giao bóng như vậy thì em lại giật mình và mất thăng bằng ra phía sau để cắt bóng tại thời điểm bóng nảy cao nhất, hậu quả là bóng trả bị nảy cao. Có lúc em cố gắng thực hiện cú giật BH thì bị ăn xoáy ra ngoài bàn. Có lẽ động tắc giật BH còn yếu.
Chú đối thủ của em cũng láu cá lắm, 1 quả phát ngắn, 1 quả phát dài. Em mới gặp lần đầu nên phản ứng không có kịp.
Mà đồng đội em cũng khó hiểu lắm, thấy em bỡ ngỡ động tác ấy cũng không chỉ em cách khắc phục. Có lẽ họ nghĩ em có lối chơi riêng nên để em tự chọn phương án phù hợp không nhỉ?

Hôm qua em cũng lò mò tìm cách trả giao bóng, nhưng chỉ thấy giới thiệu về các loại giao bóng chứ ít thấy video nào hướng dẫn cụ thể cách trả giao bóng.
Các bác giúp em đi, hôm nay em có việc không đi chơi nên cũng chưa thử nghiệm ý tưởng của em được. Mai em lên em tìm người giao bóng tập luyện luôn @
Hướng dẫn chi tiết thì các video trên đã quá cặn kẽ rùi.
Mình chỉ đưa ra 1 kinh nghiệm: đó là nếu bác thấy giữa bóng ngắn và bóng xốc dài, quả nào bác khó đỡ nhất thì bác phải luôn chuẩn bị cho quả ấy. Nếu đối thủ tung quả kia thì bác cũng ko có gì ngại.
Vd bác ngại quả giao ngắn thì đứng sát bàn chờ quả đó.
Tuy nhiên theo suy đoán của e thì khi đối thủ nhận ra bác đứng ôm bàn thì hắn sẽ phi ngay 1 quả dài. Cầm chắc bác đở hỏng.
Theo tự nhiên mà nói thì bước vào bàn dễ hơn là đột ngột lùi ra. Cho nên em nghĩ bác nên chuẩn bị cho quả phi dài, đứng lùi xa 1 chút CHỜ TẤN CÔNG, nhưng nếu đối thủ giao ngắn thì bác chỉ gần gò ngắn lại mà thôi. Nhớ bước chân vào dưới bàn khi bác đỡ quả giao ngắn.
 

toiyeubongban

Top Contributor
Hướng dẫn chi tiết thì các video trên đã quá cặn kẽ rùi.
Mình chỉ đưa ra 1 kinh nghiệm: đó là nếu bác thấy giữa bóng ngắn và bóng xốc dài, quả nào bác khó đỡ nhất thì bác phải luôn chuẩn bị cho quả ấy. Nếu đối thủ tung quả kia thì bác cũng ko có gì ngại.
Vd bác ngại quả giao ngắn thì đứng sát bàn chờ quả đó.
Tuy nhiên theo suy đoán của e thì khi đối thủ nhận ra bác đứng ôm bàn thì hắn sẽ phi ngay 1 quả dài. Cầm chắc bác đở hỏng.
Theo tự nhiên mà nói thì bước vào bàn dễ hơn là đột ngột lùi ra. Cho nên em nghĩ bác nên chuẩn bị cho quả phi dài, đứng lùi xa 1 chút CHỜ TẤN CÔNG, nhưng nếu đối thủ giao ngắn thì bác chỉ gần gò ngắn lại mà thôi. Nhớ bước chân vào dưới bàn khi bác đỡ quả giao ngắn.
Vấn đề nằm ở chỗ tư thế chuẩn bị, di chuyển và canh banh thôi. Kĩ thuật đỡ giao bóng thì đầy nhưng vào trận toàn đỡ hớ. Như @P-500 đã nói, bạn đứng làm sao để xử lí banh dài cho tốt, banh giao ngắn thì mình cứ vào dù vào trễ bạn vẫn đẩy dài được đâu có gì phải sợ. Còn đối phương giao banh dài lạng , xốc, chuội gì đấy thì cần kinh nghiệm để phán đoán, kĩ thuật để xử lí. Mình vào trận gặp đối phương giao khó không đoán được thì cũng chỉ ráng đỡ cho qua thôi rồi chuẩn bị trái sau thôi.
 
Top