Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Hướng dẫn tự học chơi bóng bàn: làm sao để ít gian nan mà nhiều niềm đam mê?

nlqt

Member
Nhập môn bóng bàn: làm sao để ít gian nan mà nhiều niềm đam mê?

Lang thang trên diễn đàn để tìm hiểu các vấn đề của mình, đọc đến những bài chia sẻ của ngài @P-500, tâm huyết của em nó cũng sôi theo, đó là động lực để em làm bài viết này.

Vấn đề đặt ra của em ở đây là:

1. Tại sao lại là chơi bóng bàn

2. Người mới vào nghề bóng bàn thì cần phải có những gì, biết điều gì để con đường mình đi cho thuận lợi

3. Sự cần thiết của lòng hảo tâm từ người chơi lâu năm

4. … Các vấn đề phát sinh khác với sự góp ý của mọi người :)
 
Sửa lần cuối:

nlqt

Member
Vấn đề 1: Tại sao lại là chơi bóng bàn

Sau lần bị bệnh ở nhà tầm 1 tháng, nhìn thấy khoảng diện tích không sử dụng 6x4 em chợt nghĩ đến lắp 1 bàn bóng bàn để chơi với anh em các cháu.

Em rất đam mê thể thao, môn nào em cũng chơi được: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bơi lội, tennis… mỗi môn gọi là chơi được theo phong trào tập thể thao đường phố mà thôi, không thi đấu, không tập luyện, chỉ là vào chơi qua lại cho khỏe.

Em so sánh giữa các môn để làm nổi bật ưu điểm của bóng bàn so với các môn khác:

+ Diện tích để chơi nhỏ: ở đây không bàn về diện tích theo tiêu chuẩn mà là diện tích đủ để đặt bàn và di chuyển cơ bản. Tuy nhiên vấn đề tạo thuận lợi để chơi thì môn cầu lông lại dễ hơn vì ở đâu cũng chơi được. Điều này dẫn đến nếu bạn muốn đầu tư 1 sân bãi + bàn để tập luyện, thi đấu sẽ tốn ít chi phí hơn.

+ Chỉ cần 2 người: thậm chí là 1 mình vẫn chơi với máy được. Một số bộ môn khác cũng có thể chơi 2 người như cầu lông, tennis, bóng chuyền, võ thuật. Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ thì có đội đầy đủ chơi mới vui. Bơi, đi bộ, chạy, nhảy dây… thì chơi 1 mình, nhưng con người mà, chơi 1 mình đâu có vui, đó là tập khỏe thôi chứ khó mà coi là chơi thể thao, vì chơi thể thao là phải thi đấu mới có tinh thần được.

+ Chi phí tập, chơi rẻ: Sân bãi, Bàn, Vợt, Bóng. Sân bãi và bàn xem như là yếu tố chung, thường là thuê hoặc là khoản sinh hoạt phí của clb, nếu tính theo diện tích sử dụng thì tất nhiên nó phải thấp hơn đúng không. Nếu chỉ tính yếu tố riêng cá nhân người chơi thì Vợt + bóng đầu tư thấp hơn các môn khác. So sánh ở đây là môn cầu lông và tennis nhé: Vợt thì xem như đầu tư cố định ban đầu, Mút thì cũng giống như lưới của 2 môn kia thôi. 2 môn này chi phí thường xuyên là cầu và bóng rất cao, với 2h chơi các bạn phải hao mòn ít nhất 1 quả - nhưng bóng bàn thì nhanh lắm là 1 tuần, nếu cho 1 ngày thì 1 quả bóng bàn vẫn có giá thành thấp hơn 1 quả cầu và 1 quả banh tennis;

+ Sức khỏe toàn diện: Tùy vào thể chất của mỗi người mà môn nào phù hợp nữa các bạn, Nhưng tôi thấy bóng bàn di chuyển nhẹ nhàng, vận động toàn thân, mỗi lượt banh diễn ra trong thời gian ngắn.
Chia sẻ kinh nghiệm của em :
bb là môn khó chơi so với những môn khác , thời gian đầu đòi hỏi phải kiên trì tập ti mỉ từ từ , những người 0 có đam mê sẽ dễ nản trong thời gian mới tập
đối với người mới tập thì cần phải có thầy tập cho các động tác cơ bản : đánh đều , ma sát , tạo xoáy ... nếu tự tập đa số sẽ đánh sai , thành thói quen thì rất khó sửa ( như mình tự tập nên tạo xoáy rất dở .. )..
+ Các ưu điểm khác thì đợi các chuyên gia góp ý bổ sung :) ……………
 
Sửa lần cuối:

nlqt

Member
Vấn đề 2: Người mới vào nghề bóng bàn thì cần phải có những gì, biết điều gì để con đường mình đi cho thuận lợi

Vấn đề này giải quyết đơn giản nhất là: tìm 1 ông THẦY thật giỏi về khả năng huấn luyện mà theo học. Nhờ đó, mà bạn sẽ có mọi thứ mình cần, việc còn lại chỉ là học theo ông thầy ấy mà thôi. Quá đơn giản.

Vậy, khi không có ông thầy, thì mình làm sao? Đây là con đường vào nghề của em, em viết bài này vì lúc đầu em cũng không biết gì cả, tìm đọc cũng không thấy ai đề cập, để ai sau này có phải đi con đường giống như em thì có 1 ít thông tin và 1 phần để ai có tâm huyết thì hãy hướng dẫn những người mới vào nghề theo hướng phù hợp.

2.1. Cốt + mút:

Vũ khí chiến đấu đấy các bạn, nó như là cái bàn tay của mình vậy.

Là 1 dụng cụ chơi phải có. Vậy bạn được tặng hay đi mua? Nếu được tặng thì quá khỏe rồi, hàng người biết chơi tặng cho thì yên tâm mà dùng, dùng không được thì trả lại để đi mua cái khác., Vậy đi mua thì mua sao đây?

Khi tìm hiểu thông tin thì người từng chơi bóng bàn sẽ khuyên bạn chọn Cốt rồi mới chọn mút. Các của hàng thì đưa ra bao nhiêu là mẫu mã để bạn chọn. Chọn cái nào đây, mắc tiền là sẽ ngon, được các VĐV nổi tiếng chơi là ngon? Có người lại nói là đầu tư 1 cây thật tốt, có người thì nói mua 1 cây bình dân rồi tập chơi, sau đó mua cây mới phù hợp với lỗi chơi của mình.

Đến giờ em mới vỡ lẽ ra là sai hết rồi. Cái quan trọng nhất của người mới chơi không phải Cốt+mút mà là cảm giác bóng. Vợt+mút nào cho cảm giác bóng tốt nhất: xin thưa là theo tìm hiểu và tập luyện của bản thân em thì Cốt chậm+Mút mềm,bám.

Thị trường có nhiều loại, vậy chọn cái nào? Cái này em mới vào nghề, em có biết đâu. Tốt nhất hỏi mấy chuyên gia trên diễn đàn, những người đã từng chơi thử quả các loại khác nhau: là cây nào phù hợp để tập luyện,

Chứ đừng có nghe mấy ông có tiền thì kêu mua loại nổi tiếng, nghe theo mấy cửa hàng mua hàng lỗi thời hoặc lợi nhuận cao của tụi nó (nó có quan tâm mình mới vào nghề đâu)

Đọc hết bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn vấn đề nhé http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/1669/
Chia sẻ kinh nghiệm của em :
- trang bị : mới tập chợi nên mua vợt dán sẵn 729 , yinhe , DHS ... giá 200k 300k , yêu cầu nhẹ 170g 180g , cán vừa tay , mặt vợt bám bóng , không quá nảy ( thả bóng nảy lên chừng 1/4 độ cao ) , vợt rẻ lỡ phang vào bàn , rớt xuống đất không sao .
dồn nhiều tiền đầu tư mua đôi giày thật tốt : mizuno , asics , li ning .... ( loại giày indoor có lớp cao su màu vàng vàng dưới đế ) . yêu cầu bám sàn , đế lót thật êm để giảm chấn động , đủ nhẹ để di chuyển linh hoạt.
Mình có chia sẻ ở đoạn sau về thực tế mình đã đổi cốt vợt và cảm giác như thế nào. Và mình thấy 1 lời khuyên là: mua 1 cái vợt cho trẻ tập chơi, loại 60k ấy, về bóc cái lớp mút của nó đi. Như vậy là được 1 cái cốt thuần gỗ, có tính chất của cốt chậm.
Còn Mút thì cứ loại 150k đến 250k mà chơi, hàng tàu rẻ mà ổn, tập chơi 1 thời gian thấy không được mà bỏ đi thì cũng không tiếc.
Cách nhận diện được độ cứng của mặt vợt?
http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/8291/#post-41319


2.2. Bóng

Thị trường VN hàng thật giả lẫn lộn, Giải đấu thế giới thì áp dụng DHS D40+, ở VN thì thời điểm hiện nay (tháng 11-2018) thì các bạn cứ mua DF V40+ mà chơi, Chất liệu mới, áp dụng thi đấu rộng rãi rồi, đại lý phân phối thì trên toàn quốc, và cũng đã có đại diện của hãng đứng ra tiếp nhận khiếu nại về chất lượng -> cứ yên tâm mà sử dụng.

Mình trải qua rồi mình chia sẻ thôi chứ không phải đang PR bóng cho DF đâu nhé các bác, mình mất 3 tháng mới tự tin để chọn loại banh này, vào CLB ai nói gi mình cũng chấp nhận chơi banh không giống ai, lúc thi đấu giao hữu họ không chơi thì mình chơi banh của họ, mình đâu cần thắng thua nên chơi banh của họ đâu là vấn đề gì.

Mình giải thích nhé: ít ra banh này nó cũng là cái chuẩn thi đấu tạm thời ở VN rồi. Chất lượng cũng tốt, đường banh ổn định không thì mình không giám chắc vì mình cũng chưa đền tầm chuyên gia để khẳng định nhưng nhờ tập dòng banh ABS này đúng là mình lên tay nhanh hơn thật.
Mua banh ABS: http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/4995/
2.3. Khởi đầu như thế nào.

Xong vấn đề vũ khí rồi nhé. Giờ vào bàn chơi. Mới chơi thì tất nhiên sẽ đánh hỏng. Vì sao: Quan sát bóng, chọn điểm rơi của bóng, kỹ thuật tay+vai+lưng+gối, bộ chân. Giải thích như thế này là sai rồi. Nghe theo mấy người đưa banh cho đánh họ toàn nói như vậy thôi. Sai vì sao: Vấn đề đầu tiên ở đây là CẢM GIÁC BÓNG.

Nghe bác @P-500 có đề cập qua, hình như là phải 100h tiếp xúc Vợt vào bóng thì mới có cảm giác được. Lúc đọc thấy em mới hiểu là 2 tháng đầu em dù đánh vào bàn nhưng vẫn bị nói là sai động tác, rồi cũng chẳng hiểu mình sai và sửa như thế nào.

Vì không có HLV để họ giao banh cho minh tập cảm giác bóng, tập với người biết chơi rồi thì toàn đánh hỏng thi sao chơi với ai được?

Giải quyết vấn đề: tìm 1 người nữa mới chơi, 2 người đánh qua lại đủ kiểu, thi đấu tính điểm luôn cho hấp dẫn, khi nào đến đủ thời lượng chơi trò tiếp xúc Vợt vào bóng thì các bạn đã cảm nhận được cây vợt của mình để kiểm soát quả bóng. Còn nếu không có bạn thì đành phải chấp nhận xấu hổ, chai mặt, đi nhặt banh mà đánh với mấy người biết chơi, họ thương thì họ sẽ chơi tiếp và hướng dẫn mình sửa sai (đây là vấn đề mình sẽ trao đổi phần tiếp theo), còn không biết làm cho họ thương thì tui cũng hết biết nói sao để chỉ luôn à :) À, còn 1 cách nữa, tập với máy hỗ trợ, chỉ có điều hơi chán 1 xiu, nhưng đơn giản, tốn chi phí đầu tư 1 xíu thì mua mới còn không chế 1 cái đơn giản là được.

Trong 100h đầu tiền, tất nhiên bạn sẽ được trải qua những vấn đề sau: Quan sát bóng, chọn điểm rơi của bóng, kỹ thuật tay+vai+lưng+gối, bộ chân.

Mình muốn nói là 100h đầu bạn tập trung vào cảm giác bóng, nên những vấn đề trên kia thì chỉ cần biết qua, tìm hiểu để nắm các vũng kiến thức chuyên môn chứ chưa tập luyện. Bạn cứ thoải mái trong việc khởi đầu này để có hứng thú tiếp tục theo đuổi bộ môn này, đừng quá chú trọng vào việc động tác chưa hoàn thiện, chỉ vần Vui, khỏe, cảm nhận được Vợt+bóng là đã thành công

2.4. Tập luyện cái gì?

Đến khi bạn đã có cảm giác bóng, hay còn gọi là kiểm soát được vợt và bóng. Lúc này bạn sẽ bắt đầu hiểu được vì sao mình đánh hỏng, động tác mình sai ở đâu.

Biết sai thì sửa sai thôi các bạn, Đi tìm hiểu rồi học và làm theo. Nhưng, đừng học nhiều thứ quá, học từng cái một cho chuẩn để bộ não nó không bị quá tải, như vậy sẽ hiểu quả hơn.

Ở đây bản thân mình sẽ chỉ cảm giác mình sai thôi, còn sai như thế nào thì làm sao biết: 1. Có người quan sát và chỉ cho mình. 2. Là quay video và xem lại để so sánh.

Tập với bạn hoặc người đã biết chơi thì nhờ họ chỉ cho mình biết. Tập với máy thì nhờ người xem. Nói chung quay video xem lại là đơn giản nhất, nhưng hơi bất tiện và mất thời gian.

2.5. Tiến bộ

Mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Bạn muốn tiến bộ thì bạn phải có mục tiêu thắng thua, đặt ra cho mình mức phấn đấu. Mà đơn giản nhất là chiến thắng những người chơi giỏi hơn mình.

Hãy thi đấu nhiều vào, thua để biết vì sao mình thua, thắng để biết mình đã làm gì để thắng. Thậm chí thả thua để người ta còn chơi với mình, người ta tiến bộ mình cũng tiến bộ.

Khi bạn thi đấu là bạn đẩy tinh thần của mình lên cao, bạn đã phải tập trung vào khâu kiểm soát bóng để điều chỉnh mọi thứ: lực, kỹ thuật, bộ chân, điểm rơi trả bóng, chiến thuật phù hợp… Tất cả các yếu tố đó đều đẩy đến mức cực hạn của bạn để bạn phải nâng tầm của mình lên mà chiến đấu.

Ngoài ra, bạn có thể tự học tập thêm qua hình thức xem video thi đấu của các vận động viên chuyên nghiệp.
Lịch thị đấu các giải trong 1 năm được công bố ở đây: https://www.ittf.com/2019-event-calendar/
 
Sửa lần cuối:

nlqt

Member
Vấn đề 3: Sự cần thiết của lòng hảo tâm từ người chơi lâu năm.

Sự khởi đầu mà không có HLV thật sự lắm gian nan. Ai có thể theo được môn này dài hạn chắc chắn là phải tâm huyết lắm. Chứ gian nan vậy mà không thành công thì sao ai chịu được

Sự cần thiết của lòng hảo tâm từ người chơi lâu năm là để giải quyết vấn đề này. Vì người biết chơi chưa chắc là 1 HLV giỏi để mình chọn mà học theo được đâu, phải có kỹ năng huấn luyện nữa các bạn. Nhưng sự hỗ trợ của họ là cần thiết. Họ có thể là người nêu banh để bạn tập cảm giác bóng, có thể là người chỉ cho bạn biết cái sai của mình ở chổ nào mà sửa. cũng có thể họ là người tư vấn cho bạn chọn Vợt.

Chia sẻ kinh nghiệm của em :
vấn đề muôn thuở của bb : tự tập từ đầu thì đánh dở , đánh dở ra clb không ai thèm đánh chung , bị kỳ thị đuổi như đuổi tà , không có hội đánh chung thì bị giành bàn ... => chỉ có cách mướn bàn riêng , hoặc đánh những lúc vắng , mà chỉ đánh được với những người ngang ngang trình , trình cao thì 0 muốn đánh vì sợ xuống tay (mình đi 4 clb khác nhau đều gặp)..
Vậy: các bạn chơi lâu năm, hãy giúp cho những người mới chơi bóng bàn ngay từ đầu thì càng tốt, còn không thì hãy cung cấp cho họ những thông tin tốt để học có khởi đầu thuận lợi.

Vấn đề 4: Các vấn đề phát sinh khác với sự góp ý của mọi người :)

Em mới 3 tháng, kiến thức của em chỉ đến đây. Giờ hằng ngày em lên giao đấu với 2 3 người rồi nghỉ đi về. Được thi đấu cho khỏe với em vậy là đủ rồi. Thi đấu cho tinh thần nó vui, sau này mà thắng mấy người này dễ dàng quá thì mời người có trình độ cao hơn thi đấu.

Do đó vấn đề tiếp theo này em sẽ tổng hợp sau khi các bác góp ý, em sẽ trích dẫn thêm vào nhé.

Bài viết này là kinh nghiệm của em khi mới bắt đầu, nên có gì sai các bác góp ý em sẽ trích dẫn sửa lại cho đúng nhé.
 
Sửa lần cuối:

nlqt

Member
Chào cả nhà.
Hôm nay phát sinh vấn đề mới: Mặt vợt bị hở keo dán với Cốt.
Tò mò nghiên cứu để xử lý thì có các yêu tố sau:
1. Lột mặt vợt ra khỏi cốt: Em thấy vấn đề này có vẻ đơn giản là lột nhẹ nhàng từ trái sang phải. Có người thì nói là lột từ dưới cán lên đầu, có người thì nói lột xung quanh thành vòng tròn vào tâm.
Vậy: cách lột nào mới đúng zậy ạ?
2. Xử lý lớp keo cũ:
Nếu như em mới làm lần đầu chắc là không cần phải lột bỏ lớp keo cũ đâu phải không ạ?
Vậy thì tầm bao lâu, như thế nào thì phải lột lớp keo cũ ra nhỉ?
3. Sử dụng keo: Hiện nay hình như dùng keo sữa gốc nước. Trên thị trường có nhiều loại, nhưng hàng VN thì có vẻ có 2 loại giá rẻ, không biết chất lượng thế nào vậy ạ?
+ Keo gốc nước Rồng Việt: https://dungcubongban.vn/phu-kien-bong-ban/keo-dan-vot-bong-ban/keo-sua-rong-viet
+ Keo sữa Free Amo: https://dungcubongban.vn/phu-kien-bong-ban/keo-dan-vot-bong-ban/keo-sua-free-amo
Nếu không thì nên dùng loại nào cho phù hợp với beginner?
4. Bôi keo + dán, cắt:
Em tìm hiểu được các thông tin như sau:
Bôi đều láng, để khô tự nhiên 15-20p cả mặt vợt và cốt, đợi đến khi keo trong suốt là dán được. (có người thì nói có thể dùng máy sấy- nhiệt độ máy sấy có bị ảnh hưởng không nhỉ?) Sau đó dùng dao mổ để cắt cho nó sắc bén (có người thì dùng kéo cắt quanh cho đơn giản). Video hướng dẫn:
5.

Vậy, em nên dùng keo nào, dán thế nào cho đúng. Các lão niên có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em với.
 
Sửa lần cuối:

kimnguyen

Moderator
Thành viên BQT
Chia sẻ kinh nghiệm của em :
-Vấn đề 1 :
bb là môn khó chơi so với những môn khác , thời gian đầu đòi hỏi phải kiên trì tập ti mỉ từ từ , những người 0 có đam mê sẽ dễ nản trong thời gian mới tập
đối với người mới tập thì cần phải có thầy tập cho các động tác cơ bản : đánh đều , ma sát , tạo xoáy ... nếu tự tập đa số sẽ đánh sai , thành thói quen thì rất khó sửa ( như mình tự tập nên tạo xoáy rất dở .. )
*Vấn đề 2 :
- trang bị : mới tập chợi nên mua vợt dán sẵn 729 , yinhe , DHS ... giá 200k 300k , yêu cầu nhẹ 170g 180g , cán vừa tay , mặt vợt bám bóng , không quá nảy ( thả bóng nảy lên chừng 1/4 độ cao ) , vợt rẻ lỡ phang vào bàn , rớt xuống đất không sao .
dồn nhiều tiền đầu tư mua đôi giày thật tốt : mizuno , asics , li ning .... ( loại giày indoor có lớp cao su màu vàng vàng dưới đế ) . yêu cầu bám sàn , đế lót thật êm để giảm chấn động , đủ nhẹ để di chuyển linh hoạt

*Vấn để 3 :
vấn đề muôn thuở của bb : tự tập từ đầu thì đánh dở , đánh dở ra clb không ai thèm đánh chung , bị kỳ thị đuổi như đuổi tà , không có hội đánh chung thì bị giành bàn ... => chỉ có cách mướn bàn riêng , hoặc đánh những lúc vắng , mà chỉ đánh được với những người ngang ngang trình , trình cao thì 0 muốn đánh vì sợ xuống tay ( mình đi 4 clb khác nhau đều gặp )

Tạm thời vầy , mình sẽ bổ sung thêm ...
 

kimnguyen

Moderator
Thành viên BQT
Chào cả nhà.
Hôm nay phát sinh vấn đề mới: Mặt vợt bị hở keo dán với Cốt.
Tò mò nghiên cứu để xử lý thì có các yêu tố sau:
1. Lột mặt vợt ra khỏi cốt: Em thấy vấn đề này có vẻ đơn giản là lột nhẹ nhàng từ trái sang phải. Có người thì nói là lột từ dưới cán lên đầu, có người thì nói lột xung quanh thành vòng tròn vào tâm.
Vậy: cách lột nào mới đúng zậy ạ?
2. Xử lý lớp keo cũ:
Nếu như em mới làm lần đầu chắc là không cần phải lột bỏ lớp keo cũ đâu phải không ạ?
Vậy thì tầm bao lâu, như thế nào thì phải lột lớp keo cũ ra nhỉ?
3. Sử dụng keo: Hiện nay hình như dùng keo sữa gốc nước. Trên thị trường có nhiều loại, nhưng hàng VN thì có vẻ có 2 loại giá rẻ, không biết chất lượng thế nào vậy ạ?
+ Keo gốc nước Rồng Việt: https://dungcubongban.vn/phu-kien-bong-ban/keo-dan-vot-bong-ban/keo-sua-rong-viet
+ Keo sữa Free Amo: https://dungcubongban.vn/phu-kien-bong-ban/keo-dan-vot-bong-ban/keo-sua-free-amo
Nếu không thì nên dùng loại nào cho phù hợp với beginner?
4. Bôi keo + dán, cắt:
Em tìm hiểu được các thông tin như sau:
Bôi đều láng, để khô tự nhiên 15-20p cả mặt vợt và cốt, đợi đến khi keo trong suốt là dán được. (có người thì nói có thể dùng máy sấy- nhiệt độ máy sấy có bị ảnh hưởng không nhỉ?) Sau đó dùng dao mổ để cắt cho nó sắc bén (có người thì dùng kéo cắt quanh cho đơn giản). Video hướng dẫn:
5.

Vậy, em nên dùng keo nào, dán thế nào cho đúng. Các lão niên có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em với.
có 2 loại keo là keo sữa và keo dầu ( haifu 80k/chai )
keo sữa thấm nước vào cốt , không làm hại mút , keo dầu làm căng mút ( hại mút nhất là mút bọt khí đời mới ) nhưng không thấm cốt
1. Lột 1 miếng nhỏ , lấy cây thước kê vào , lột từ từ theo thước sẽ dễ hơn , ít bị rách
2. tùy nhu cầu sử dụng , thi đấu kiếm cơm khác , đánh chơi chơi giải trí khác ... bình thường đánh đến khi mút hư hết bám thì thay keo
Cách lột keo : dán = keo sữa , dùng keo sữa mới tráng đều lên lớp keo cũ , đợi 1 chút cho keo cũ mới tác dụng , từ từ kéo hỗn hợp keo ra , dán = keo dầu , miết , ma sát từ tâm mút ra rìa
3.keo rồng việt ok , không cần mua keo xịn phí tiền , có loại keo giống giống rồng việt nhưng bán giá 50k chai , loại này mùa hắc mau khô , khó lột , dễ làm hư mút khi lột
4. về lý thuyết như bạn nói nhưng nó chỉ áp dụng với keo xịn của butterfly , còn dán mấy keo như rồng việt thì khác chút , lưu ý là mặt cốt gỗ sẽ thấm nước nhanh hơn mặt mút cao su ( trừ stiga seal mặt gỗ dán mút ) ,
mình dán keo rồng việt như sau : trét keo lên mút trước , chờ khoản 2ph , trét keo lên cốt , sau đó đợi chừng 5ph mới dán , mình thấy có người dán thì trét keo sữa lên mút , trét haifu lên cốt , dùng máy sấy tóc hơ hơ cho mau khô rồi dán
lưu ý mút cũ hay cong thì quét chút haifu cho thẳng rồi mới dán
cắt mút = dao mổ đẹp nhưng cần dao bén + khéo tay
mình cắt như sau : áp miếng mút chưa dán vào mặt vợt , dùng viết bi vẽ lên , sau đó lấy kéo cắt , cắt xong mới dán , khi dán có thể bị lồi chút nhưng cũng tạm được

nhớ ra gì sẽ bổ sung thêm
 

nlqt

Member
Chia sẻ kinh nghiệm của em :
-Vấn đề 1 :
bb là môn khó chơi so với những môn khác , thời gian đầu đòi hỏi phải kiên trì tập ti mỉ từ từ , những người 0 có đam mê sẽ dễ nản trong thời gian mới tập
đối với người mới tập thì cần phải có thầy tập cho các động tác cơ bản : đánh đều , ma sát , tạo xoáy ... nếu tự tập đa số sẽ đánh sai , thành thói quen thì rất khó sửa ( như mình tự tập nên tạo xoáy rất dở .. )
*Vấn đề 2 :
- trang bị : mới tập chợi nên mua vợt dán sẵn 729 , yinhe , DHS ... giá 200k 300k , yêu cầu nhẹ 170g 180g , cán vừa tay , mặt vợt bám bóng , không quá nảy ( thả bóng nảy lên chừng 1/4 độ cao ) , vợt rẻ lỡ phang vào bàn , rớt xuống đất không sao .
dồn nhiều tiền đầu tư mua đôi giày thật tốt : mizuno , asics , li ning .... ( loại giày indoor có lớp cao su màu vàng vàng dưới đế ) . yêu cầu bám sàn , đế lót thật êm để giảm chấn động , đủ nhẹ để di chuyển linh hoạt

*Vấn để 3 :
vấn đề muôn thuở của bb : tự tập từ đầu thì đánh dở , đánh dở ra clb không ai thèm đánh chung , bị kỳ thị đuổi như đuổi tà , không có hội đánh chung thì bị giành bàn ... => chỉ có cách mướn bàn riêng , hoặc đánh những lúc vắng , mà chỉ đánh được với những người ngang ngang trình , trình cao thì 0 muốn đánh vì sợ xuống tay ( mình đi 4 clb khác nhau đều gặp )

Tạm thời vầy , mình sẽ bổ sung thêm ...
có 2 loại keo là keo sữa và keo dầu ( haifu 80k/chai )
keo sữa thấm nước vào cốt , không làm hại mút , keo dầu làm căng mút ( hại mút nhất là mút bọt khí đời mới ) nhưng không thấm cốt
1. Lột 1 miếng nhỏ , lấy cây thước kê vào , lột từ từ theo thước sẽ dễ hơn , ít bị rách
2. tùy nhu cầu sử dụng , thi đấu kiếm cơm khác , đánh chơi chơi giải trí khác ... bình thường đánh đến khi mút hư hết bám thì thay keo
Cách lột keo : dán = keo sữa , dùng keo sữa mới tráng đều lên lớp keo cũ , đợi 1 chút cho keo cũ mới tác dụng , từ từ kéo hỗn hợp keo ra , dán = keo dầu , miết , ma sát từ tâm mút ra rìa
3.keo rồng việt ok , không cần mua keo xịn phí tiền , có loại keo giống giống rồng việt nhưng bán giá 50k chai , loại này mùa hắc mau khô , khó lột , dễ làm hư mút khi lột
4. về lý thuyết như bạn nói nhưng nó chỉ áp dụng với keo xịn của butterfly , còn dán mấy keo như rồng việt thì khác chút , lưu ý là mặt cốt gỗ sẽ thấm nước nhanh hơn mặt mút cao su ( trừ stiga seal mặt gỗ dán mút ) ,
mình dán keo rồng việt như sau : trét keo lên mút trước , chờ khoản 2ph , trét keo lên cốt , sau đó đợi chừng 5ph mới dán , mình thấy có người dán thì trét keo sữa lên mút , trét haifu lên cốt , dùng máy sấy tóc hơ hơ cho mau khô rồi dán
lưu ý mút cũ hay cong thì quét chút haifu cho thẳng rồi mới dán
cắt mút = dao mổ đẹp nhưng cần dao bén + khéo tay
mình cắt như sau : áp miếng mút chưa dán vào mặt vợt , dùng viết bi vẽ lên , sau đó lấy kéo cắt , cắt xong mới dán , khi dán có thể bị lồi chút nhưng cũng tạm được

nhớ ra gì sẽ bổ sung thêm
Cảm ơn anh, chia sẻ thật hữu ích
 

toiyeubongban

Top Contributor
Mình cũng đã từng suy nghĩ như bạn và cũng lãng phí biết bao nhiêu năm vì nghe lời những bậc tiền bối. Ai cũng có cái lý của họ, bỏ qua chuyện họ không chỉ bảo tận tình, dù họ có tận tâm đến đâu xuất phát điểm của họ chắc gì đã đúng và họ đâu cần chịu trách nhiệm những gì đã chỉ bảo cho bạn.

Quan điểm chiến thắng người trên trình theo mình là quan điểm không đúng, bạn có thể thắng nhưng thắng nhờ 'xung' , thắng nhờ 'trẻ', thắng nhờ 'may mắn' hay thắng nhờ 'hên'. Cái thắng nhờ 'kĩ thuật' là cái thắng khó nhất. Nếu cứ đặt mục tiêu là phải thắng người này, thắng người kia trong khi thắng 'chính mình' chỉnh chu kĩ thuật thì không được coi nặng.

Theo mình 3 nguyên tố quan trọng trọng trong bóng bàn là:
1. Kiến thức, định hướng hoạch định mình muốn gì trong thời gian thế nào.
2. Những kĩ thuật cần cho rơ hay định hướng của mình
3. Vũ khí phù hợp ở những thời điểm được hoạch định từ trước.

Những thứ này luôn đi chung với nhau không thể tách rời.

Chuyện bạn nói 100 giờ gì đấy, cảm giác banh gì đấy. Thật sự mà nói 100 giờ không thấm vào đâu, chưa nói đến 100 giờ bạn tập gì, tập ra sao, tập với ai v.v.....
Chuyện quay videos coi lại là chuyện tốt nhưng ai sẽ là người phân tích videos ấy cho bạn, bản thân bạn có làm được điều ấy không ? hay chỉ chỉnh cho động tác giống VĐV nào đấy là okie rồi.

Chuyện cầu toàn hóa về vũ khí, banh, bóng, ánh sáng là điều không cần thiết ở thời điểm này. Theo mình tính thích nghi với môi trường là 1 trong những bài học mà ít được coi nặng. Bản thân khi dạy đứa nhỏ mình cho nó làm quen từ quả bong bóng đến banh bóng chuyền đến banh tennis sau đó đến banh 38 rồi đến 40 rồi đến 40+. Đi từ dễ đến khó, bỏ qua sự phân biệt hay phân tích gì đấy về banh. Đứa nhỏ đánh banh 38 hay 40+ vẫn đánh được vì bản thân nó tự học hiểu làm sao phán đoán banh và tự điều chỉnh phản xạ và cảm giác khi đánh banh mà không cần phải biết banh 40+ khác thế nào với banh 38.

Đối với mình phản xạ và độ đều banh là phần tiên quyết ở giai đoạn mới tập bóng bàn. Khi một người mới tập, mình không bao giờ chỉ phải di chuyển thế nào, đánh ra sao, góc vợt hay tay đưa như vầy mới đúng, làm cách khác là sai. Cứ đưa banh cho họ đánh, tự bản thân người tập sẽ biết di chuyển sẽ biết trả banh vào bàn. Vai trò của HLV là làm sao người tập thấy được sự cần thiết khi chỉ họ 1 số kĩ thuật nhất định. Chứ cái gì cũng chỉ, cái gì cũng tròn trịa nhưng không thấy được sự cần thiết của nó hay không áp dụng được khi thi đấu thì tròn trịa hay biết nhiều về kĩ thuật để làm gì ?????

Chơi bóng bàn là 1 quá trình luyện tập lâu dài, để master được 1 kĩ thuật không thể tính bằng giờ mà phải tính bằng năm hay chục năm. Nếu có thầy chỉ thì thời gian rút ngắn được nhanh hơn và không phải lan man không cần thiết. Mình nhớ gần 20 năm trước mình có hỏi 1 HLV 'bao lâu thì mình có thể học hết các kĩ thuật trong bóng bàn' lúc ấy ổng cười và nói ' Tui có thể chỉ anh trong 2 ngày tấc cả những kĩ thuật trong bóng bàn nhưng để master 1 kĩ thuật thì tính bằng năm'. Hồi ấy mình không tin vì nghĩ ổng câu giờ , thầy gì không có tâm để mình tự học đỡ mất tiền. 20 năm sau nghiệm lại mới thấy đúng, để có cú giật phải và hiểu rõ nó mình tính ra hơn chục năm, nghĩ lại nếu theo ổng thì đã không lãng phí thời gian như vậy. Và có những điều ổng nói gần 20 năm trước, vài năm nay mình mới thấm và hiểu thấu vấn đề.
 

nlqt

Member
Mình cũng đã từng suy nghĩ như bạn và cũng lãng phí biết bao nhiêu năm vì nghe lời những bậc tiền bối. Ai cũng có cái lý của họ, bỏ qua chuyện họ không chỉ bảo tận tình, dù họ có tận tâm đến đâu xuất phát điểm của họ chắc gì đã đúng và họ đâu cần chịu trách nhiệm những gì đã chỉ bảo cho bạn.

Quan điểm chiến thắng người trên trình theo mình là quan điểm không đúng, bạn có thể thắng nhưng thắng nhờ 'xung' , thắng nhờ 'trẻ', thắng nhờ 'may mắn' hay thắng nhờ 'hên'. Cái thắng nhờ 'kĩ thuật' là cái thắng khó nhất. Nếu cứ đặt mục tiêu là phải thắng người này, thắng người kia trong khi thắng 'chính mình' chỉnh chu kĩ thuật thì không được coi nặng.

Theo mình 3 nguyên tố quan trọng trọng trong bóng bàn là:
1. Kiến thức, định hướng hoạch định mình muốn gì trong thời gian thế nào.
2. Những kĩ thuật cần cho rơ hay định hướng của mình
3. Vũ khí phù hợp ở những thời điểm được hoạch định từ trước.

Những thứ này luôn đi chung với nhau không thể tách rời.

Chuyện bạn nói 100 giờ gì đấy, cảm giác banh gì đấy. Thật sự mà nói 100 giờ không thấm vào đâu, chưa nói đến 100 giờ bạn tập gì, tập ra sao, tập với ai v.v.....
Chuyện quay videos coi lại là chuyện tốt nhưng ai sẽ là người phân tích videos ấy cho bạn, bản thân bạn có làm được điều ấy không ? hay chỉ chỉnh cho động tác giống VĐV nào đấy là okie rồi.

Chuyện cầu toàn hóa về vũ khí, banh, bóng, ánh sáng là điều không cần thiết ở thời điểm này. Theo mình tính thích nghi với môi trường là 1 trong những bài học mà ít được coi nặng. Bản thân khi dạy đứa nhỏ mình cho nó làm quen từ quả bong bóng đến banh bóng chuyền đến banh tennis sau đó đến banh 38 rồi đến 40 rồi đến 40+. Đi từ dễ đến khó, bỏ qua sự phân biệt hay phân tích gì đấy về banh. Đứa nhỏ đánh banh 38 hay 40+ vẫn đánh được vì bản thân nó tự học hiểu làm sao phán đoán banh và tự điều chỉnh phản xạ và cảm giác khi đánh banh mà không cần phải biết banh 40+ khác thế nào với banh 38.

Đối với mình phản xạ và độ đều banh là phần tiên quyết ở giai đoạn mới tập bóng bàn. Khi một người mới tập, mình không bao giờ chỉ phải di chuyển thế nào, đánh ra sao, góc vợt hay tay đưa như vầy mới đúng, làm cách khác là sai. Cứ đưa banh cho họ đánh, tự bản thân người tập sẽ biết di chuyển sẽ biết trả banh vào bàn. Vai trò của HLV là làm sao người tập thấy được sự cần thiết khi chỉ họ 1 số kĩ thuật nhất định. Chứ cái gì cũng chỉ, cái gì cũng tròn trịa nhưng không thấy được sự cần thiết của nó hay không áp dụng được khi thi đấu thì tròn trịa hay biết nhiều về kĩ thuật để làm gì ?????

Chơi bóng bàn là 1 quá trình luyện tập lâu dài, để master được 1 kĩ thuật không thể tính bằng giờ mà phải tính bằng năm hay chục năm. Nếu có thầy chỉ thì thời gian rút ngắn được nhanh hơn và không phải lan man không cần thiết. Mình nhớ gần 20 năm trước mình có hỏi 1 HLV 'bao lâu thì mình có thể học hết các kĩ thuật trong bóng bàn' lúc ấy ổng cười và nói ' Tui có thể chỉ anh trong 2 ngày tấc cả những kĩ thuật trong bóng bàn nhưng để master 1 kĩ thuật thì tính bằng năm'. Hồi ấy mình không tin vì nghĩ ổng câu giờ , thầy gì không có tâm để mình tự học đỡ mất tiền. 20 năm sau nghiệm lại mới thấy đúng, để có cú giật phải và hiểu rõ nó mình tính ra hơn chục năm, nghĩ lại nếu theo ổng thì đã không lãng phí thời gian như vậy. Và có những điều ổng nói gần 20 năm trước, vài năm nay mình mới thấm và hiểu thấu vấn đề.
Hay quá anh ơi. Được các anh có kinh nghiệm trải qua chia sẻ thật sướng. Em sẽ trích dẫn thông tin góp ý của anh vào phần bài viết để mọi người đọc sẽ có cái nhìn đa chiều hơn Cảm ơn anh.
 

nlqt

Member
Trước hết là xin lỗi bác @toiyeubongban , vấn đề là em suy nghĩ hoài không biết nên đưa chia sẻ của bác vào mục nào.
Sau 1 tháng tiếp theo khi mà em đã có cảm giác bóng và đã có thể cảm nhận được các động tác cơ bản, thì đã phát sinh vấn đề mới như sau (người ta mỗi tuần 1 bài viết, còn em là 1 tháng 1 bài viết @@)

Tình tình là thế này: Đối với em là 1 người tự tập và phụ thuộc vào kinh nghiệm chơi+hướng dẫn của các bác trên CLB, thì lại nảy sinh vấn đề là NGƯỜI THẦY, hay còn gọi là HLV. Ở đây em làm rõ tầm quan trọng của ngừời thầy.
Về tư tưởng căn bản thì các bác xem chia sẻ của bác @toiyeubongban ở đây:
Mình cũng đã từng suy nghĩ như bạn và cũng lãng phí biết bao nhiêu năm vì nghe lời những bậc tiền bối. Ai cũng có cái lý của họ, bỏ qua chuyện họ không chỉ bảo tận tình, dù họ có tận tâm đến đâu xuất phát điểm của họ chắc gì đã đúng và họ đâu cần chịu trách nhiệm những gì đã chỉ bảo cho bạn.

Quan điểm chiến thắng người trên trình theo mình là quan điểm không đúng, bạn có thể thắng nhưng thắng nhờ 'xung' , thắng nhờ 'trẻ', thắng nhờ 'may mắn' hay thắng nhờ 'hên'. Cái thắng nhờ 'kĩ thuật' là cái thắng khó nhất. Nếu cứ đặt mục tiêu là phải thắng người này, thắng người kia trong khi thắng 'chính mình' chỉnh chu kĩ thuật thì không được coi nặng.

Theo mình 3 nguyên tố quan trọng trọng trong bóng bàn là:
1. Kiến thức, định hướng hoạch định mình muốn gì trong thời gian thế nào.
2. Những kĩ thuật cần cho rơ hay định hướng của mình
3. Vũ khí phù hợp ở những thời điểm được hoạch định từ trước.

Những thứ này luôn đi chung với nhau không thể tách rời.

Chuyện bạn nói 100 giờ gì đấy, cảm giác banh gì đấy. Thật sự mà nói 100 giờ không thấm vào đâu, chưa nói đến 100 giờ bạn tập gì, tập ra sao, tập với ai v.v.....
Chuyện quay videos coi lại là chuyện tốt nhưng ai sẽ là người phân tích videos ấy cho bạn, bản thân bạn có làm được điều ấy không ? hay chỉ chỉnh cho động tác giống VĐV nào đấy là okie rồi.

Chuyện cầu toàn hóa về vũ khí, banh, bóng, ánh sáng là điều không cần thiết ở thời điểm này. Theo mình tính thích nghi với môi trường là 1 trong những bài học mà ít được coi nặng. Bản thân khi dạy đứa nhỏ mình cho nó làm quen từ quả bong bóng đến banh bóng chuyền đến banh tennis sau đó đến banh 38 rồi đến 40 rồi đến 40+. Đi từ dễ đến khó, bỏ qua sự phân biệt hay phân tích gì đấy về banh. Đứa nhỏ đánh banh 38 hay 40+ vẫn đánh được vì bản thân nó tự học hiểu làm sao phán đoán banh và tự điều chỉnh phản xạ và cảm giác khi đánh banh mà không cần phải biết banh 40+ khác thế nào với banh 38.

Đối với mình phản xạ và độ đều banh là phần tiên quyết ở giai đoạn mới tập bóng bàn. Khi một người mới tập, mình không bao giờ chỉ phải di chuyển thế nào, đánh ra sao, góc vợt hay tay đưa như vầy mới đúng, làm cách khác là sai. Cứ đưa banh cho họ đánh, tự bản thân người tập sẽ biết di chuyển sẽ biết trả banh vào bàn. Vai trò của HLV là làm sao người tập thấy được sự cần thiết khi chỉ họ 1 số kĩ thuật nhất định. Chứ cái gì cũng chỉ, cái gì cũng tròn trịa nhưng không thấy được sự cần thiết của nó hay không áp dụng được khi thi đấu thì tròn trịa hay biết nhiều về kĩ thuật để làm gì ?????

Chơi bóng bàn là 1 quá trình luyện tập lâu dài, để master được 1 kĩ thuật không thể tính bằng giờ mà phải tính bằng năm hay chục năm. Nếu có thầy chỉ thì thời gian rút ngắn được nhanh hơn và không phải lan man không cần thiết. Mình nhớ gần 20 năm trước mình có hỏi 1 HLV 'bao lâu thì mình có thể học hết các kĩ thuật trong bóng bàn' lúc ấy ổng cười và nói ' Tui có thể chỉ anh trong 2 ngày tấc cả những kĩ thuật trong bóng bàn nhưng để master 1 kĩ thuật thì tính bằng năm'. Hồi ấy mình không tin vì nghĩ ổng câu giờ , thầy gì không có tâm để mình tự học đỡ mất tiền. 20 năm sau nghiệm lại mới thấy đúng, để có cú giật phải và hiểu rõ nó mình tính ra hơn chục năm, nghĩ lại nếu theo ổng thì đã không lãng phí thời gian như vậy. Và có những điều ổng nói gần 20 năm trước, vài năm nay mình mới thấm và hiểu thấu vấn đề.
Thực tế của em: "loạn xạ ngầu" hay "tẩu hỏa nhập ma" là từ chắc là dễ hiểu.
Khi em đã hiểu về cảm giác bóng, động tác chơi thì các bác trong CLB bắt đầu hướng dẫn em các kỹ năng cần có, ví dụ như là Giật thuận tay, giật trái tay, gò bóng... Vấn đề là mỗi người hướng dẫn 1 động tác khác nhau, người thì phong cách trước, người thi phong cách mới; người thì thực tiễn thi đấu, người thì theo lý thuyết. Em thì em được chỉ dạy mà, em chỉ làm theo chứ đâu dám tranh luận hay không làm theo đươc. Thế là 1 chiêu thức mà em phải học theo nhiều tư thế hay là kiểu động tác khác nhau.
Đến khi họ quan sát em chơi, lúc thì động tác theo ý họ, lúc thì khác, thế là họ lại mặc cảm và không muốn hướng dẫn em chơi nữa, KHỔ THIẾT :))) em tự nhiên lại làm mất lòng các bác trong CLB, dù chỉ là vô tình.

Một số chú bác khuyên em nên đi đến 1 CLB chuyên huấn luyện để học chuẩn, lúc đó em không hiểu, giờ thì mới hiểu là không nên học theo bất kỳ ai ở CLB hiện tai cả @@ có lẽ bản thân các chú bác đã hiểu là học không đạt chuẩn.

Ý của em là, làm sao để quan sát và chọn được ông thầy tốt cho minh nhỉ?

Chẳng phải là ngay từ đầu chọn 1 ông Thầy chất lượng tốt là hiệu quả hơn không, căn cứ tiêu chí nào để chọn lựa nhỉ?
 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor
Trước hết là xin lỗi bác @toiyeubongban , vấn đề là em suy nghĩ hoài không biết nên đưa chia sẻ của bác vào mục nào.
Sau 1 tháng tiếp theo khi mà em đã có cảm giác bóng và đã có thể cảm nhận được các động tác cơ bản, thì đã phát sinh vấn đề mới như sau (người ta mỗi tuần 1 bài viết, còn em là 1 tháng 1 bài viết @@)

Tình tình là thế này: Đối với em là 1 người tự tập và phụ thuộc vào kinh nghiệm chơi+hướng dẫn của các bác trên CLB, thì lại nảy sinh vấn đề là NGƯỜI THẦY, hay còn gọi là HLV. Ở đây em làm rõ tầm quan trọng của ngừời thầy.
Về tư tưởng căn bản thì các bác xem chia sẻ của bác @toiyeubongban ở đây:


Thực tế của em: "loạn xạ ngầu" hay "tẩu hỏa nhập ma" là từ chắc là dễ hiểu.
Khi em đã hiểu về cảm giác bóng, động tác chơi thì các bác trong CLB bắt đầu hướng dẫn em các kỹ năng cần có, ví dụ như là Giật thuận tay, giật trái tay, gò bóng... Vấn đề là mỗi người hướng dẫn 1 động tác khác nhau, người thì phong cách trước, người thi phong cách mới; người thì thực tiễn thi đấu, người thì theo lý thuyết. Em thì em được chỉ dạy mà, em chỉ làm theo chứ đâu dám tranh luận hay không làm theo đươc. Thế là 1 chiêu thức mà em phải học theo nhiều tư thế hay là kiểu động tác khác nhau.
Đến khi họ quan sát em chơi, lúc thì động tác theo ý họ, lúc thì khác, thế là họ lại mặc cảm và không muốn hướng dẫn em chơi nữa, KHỔ THIẾT :))) em tự nhiên lại làm mất lòng các bác trong CLB, dù chỉ là vô tình.

Một số chú bác khuyên em nên đi đến 1 CLB chuyên huấn luyện để học chuẩn, lúc đó em không hiểu, giờ thì mới hiểu là không nên học theo bất kỳ ai ở CLB hiện tai cả @@ có lẽ bản thân các chú bác đã hiểu là học không đạt chuẩn.

Ý của em là, làm sao để quan sát và chọn được ông thầy tốt cho minh nhỉ?

Chẳng phải là ngay từ đầu chọn 1 ông Thầy chất lượng tốt là hiệu quả hơn không, căn cứ tiêu chí nào để chọn lựa nhỉ?
Cách hay nhất khi không có thầy là cần 1 cái máy camera, sau đó cần đối chiếu với Youtube.
Đơn giãn thôi, mở cùng lúc 2 màn hình để thấy mình cần chỉnh những gì.
Nếu có 1 cái gương to thì càng dễ, vừa tự đánh vừa tự chỉnh.
 

thợgò

Member
Mới "nhập môn" thì nhập môn nào cũng cực khổ như nhau cả phải không cả nhà. Thời nay có "ông thầy" tốt là "Diễn đàn" nên mọi khó khăn đều có nơi chia sẻ, tháo gỡ. Một lần nữa xin cảm ơn các bác "sáng lặp" và anh chị em của DĐBBSG. Tôi xin được coi "Diễn đàn" như một "Học viện phong trào". Cuối năm rồi, trong tâm trí ai cũng đều có suy nghĩ "nhìn lại" để thấy mình được gì, mất gì. thấy gì...để rồi lại tiếp tục bước đi mạnh mẽ hơn, sôi nổi hơn, vui vẻ hơn...Nhân đọc bài "nhập môn" của bác "nlqt" tôi lại chợt nhớ tới thủa xa xưa của mình....đúng như bác nói đó - gian nan vô cùng. Tôi "mạo muội" có vài ý thế này :
Thứ nhất :
-Làm sao để quan sát : Bác dùng kiến thức vật lí phân tích các loại chuyển động của quả bóng từ các điểm A-B-C-D...,tạm gọi là "đường bóng" ,chắc chắn chúng ta phải chọn "đường bóng"từ đơn giản đến phức tạp chứ không thể chọn "đường bóng" mà mình thích. Vậy muốn chuyển động thì quả bóng phải có lực tác động. Nói về lực thì ai cũng nghĩ đến "Phương-Hướng-Cường độ", chọn hướng lực qua tâm cho dễ đã. Tiếp sau là di chuyển, là phát lực là...là..."Kĩ thuật cơ bản" mà các "chuyên gia" đã chỉ dạy rất, rất nhiều.
Thứ hai :
-Chọn được ông Thầy tốt : Bác ơi tôi rất chân thành nói rắng, muốn gặp "thầy tốt" thì trước hết mình phải là người "trò tốt" đã. Tôi vừa đi dậy vừa đi học, gian nan nhiều lắm bác ạ. Mình theo phong trào nên thật bình tĩnh, không nên "tham bóng", "tham bàn", chuẩn bị tốt "mục tiêu" cho từng đường bóng, từng séc bóng, từng trận bóng. Ghi nhớ cái hay, cái dở...tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lí. Nhiều thứ khác chúng ta thích là có ngay, nhưng với thể thao nói chung và bóng bàn nói riêng có thể là không bao giờ có được. Chúc bác thành công. Chúc cả nhà vui khỏe.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Em nghĩ bác nếu hỏi: "Làm sao để tự học?" thì câu trả lời ở trên có vẻ khá phù hợp để bắt đầu. Tài liệu học cơ bản ở trên mạng có nhiều. Họ hướng dẫn khá đầy đủ và dễ làm chứ không có gì rắc rối cả. Từ dễ đến khó, tuần tự mà làm. Nếu kết hợp liên tục quay lại để xem mình làm đạt hay không thì em nghĩ rất hiệu quả và hứng thú nữa.

Ngược lại, nếu bác hỏi cách để chọn HLV thì chưa chắc mọi người có thể giúp bác vì đâu ai biết những HLV mà bác gặp là ai. Cũng không ai hiểu bác mạnh yếu ra sao. Thế thì kết luận tiêu chí chung chung của một HLV phỏng có ích gì hả bác?

Miễn cưỡng mà nói thì bác cứ xem và trò chuyện với các học trò của các HLV mà bác nhấm đến. Càng nhiều thông tin thì bác càng đỡ bở ngỡ. Xem và hỏi họ để biết con đường (chương trình huấn luyện) mà ông thầy sẽ vạch ra có phù hợp với mình hay không trước khi chọn. Một khi đã chọn con đường rồi thì phải tin và làm theo những gì ông thầy đó hướng dẫn. Học mỗi thầy 1 chút theo em không phải là con đường đúng đắng để tiến bộ. Đó là con đường nhanh nhất đi đến "tẩu hỏa nhập ma".

Chúc bác vui!
 

P-500

Top Contributor
Mình vừa mới chi hơn 500AUD để mua kiến thức, trong đó có 100AUD đã bay theo mây khói sau 15phut chỉ để kiểm tra sự phán đoán của mình. 100AUD tiếp theo giờ đã lên giá trị gấp đôi vì mình đã đoán đúng (bù lại 100 bị mất). 300 còn lại đang chờ lên thớt, hoặc là tiêu hết, hoặc là tìm được hướng đi mới, nhưng tiền đã bỏ ra xem như không bao giờ trở lại.
Nhiều người nghĩ rằng chi trả vài chục đô cho 1 giờ học, hoặc vài trăm ngàn VND là cao, nhưng so với cái mà HLV (có tâm huyết) bỏ ra để nghiên cứu và thí nghiệm, thì không thấm vào đâu cả.
Nhiều người khác thường hay hỏi mình sự nhận xét hoặc lời khuyên, nhưng để có 1 câu nói đúng thì đằng sau đó là cả một khoản tiền khổng lồ mình đã bỏ ra để mua nó, chẳng ai chi trả cho khoản ấy cả.
 

mk16

Well-Known Member
Mình vừa mới chi hơn 500AUD để mua kiến thức, trong đó có 100AUD đã bay theo mây khói sau 15phut chỉ để kiểm tra sự phán đoán của mình. 100AUD tiếp theo giờ đã lên giá trị gấp đôi vì mình đã đoán đúng (bù lại 100 bị mất). 300 còn lại đang chờ lên thớt, hoặc là tiêu hết, hoặc là tìm được hướng đi mới, nhưng tiền đã bỏ ra xem như không bao giờ trở lại.
Nhiều người nghĩ rằng chi trả vài chục đô cho 1 giờ học, hoặc vài trăm ngàn VND là cao, nhưng so với cái mà HLV (có tâm huyết) bỏ ra để nghiên cứu và thí nghiệm, thì không thấm vào đâu cả.
Nhiều người khác thường hay hỏi mình sự nhận xét hoặc lời khuyên, nhưng để có 1 câu nói đúng thì đằng sau đó là cả một khoản tiền khổng lồ mình đã bỏ ra để mua nó, chẳng ai chi trả cho khoản ấy cả.
Có câu:

Cho không chỉ có cái chết,
Chỉ phải trả bằng sự sống!
 

kimnguyen

Moderator
Thành viên BQT
Mình vừa mới chi hơn 500AUD để mua kiến thức, trong đó có 100AUD đã bay theo mây khói sau 15phut chỉ để kiểm tra sự phán đoán của mình. 100AUD tiếp theo giờ đã lên giá trị gấp đôi vì mình đã đoán đúng (bù lại 100 bị mất). 300 còn lại đang chờ lên thớt, hoặc là tiêu hết, hoặc là tìm được hướng đi mới, nhưng tiền đã bỏ ra xem như không bao giờ trở lại.
Nhiều người nghĩ rằng chi trả vài chục đô cho 1 giờ học, hoặc vài trăm ngàn VND là cao, nhưng so với cái mà HLV (có tâm huyết) bỏ ra để nghiên cứu và thí nghiệm, thì không thấm vào đâu cả.
Nhiều người khác thường hay hỏi mình sự nhận xét hoặc lời khuyên, nhưng để có 1 câu nói đúng thì đằng sau đó là cả một khoản tiền khổng lồ mình đã bỏ ra để mua nó, chẳng ai chi trả cho khoản ấy cả.
Hồi xưa em sửa máy cũng vậy , khách mang máy tới , em xem xem rồi chỉnh chừng 15ph rồi xong , khách chê mắc , đâu có biết cả chục năm kinh nghiệm mới mó ra nhanh vậy , chẳng lẽ ngâm cái máy cả tuần lễ rồi mới trả để lấy nhiều tiền ???
 

P-500

Top Contributor
Dẫn thằng "đệ tử" 5 tuổi tới clb tập 3 buổi. Chỉ mới ra các "trò chơi" để tập di chuyển và phản xạ đổi Bh-Fh thôi mà nhok nó la hét ầm ĩ nhảy nhót lung tung đến ướt hết mồ hôi, làm bà con bu lại xem dạy bb kiểu gì mà vui vậy. Bố Già nghe tiếng trẻ con reo hò thì vui ra mặt, vì trước nay cứ nghĩ mình dạy trẻ con là nghiêm túc ghê lắm (vì mình thường tinh chỉnh động tác mấy thằng đệ tử của Bố Già, trong khi lão lại không có khả năng thị phạm, chỉ có dùng miệng khuyến khích bọn ấy tập).
 

nlqt

Member
Chào cả nhà, cả tháng qua em chơi được ít ngày, nghỉ 1/2 tháng để tiếp mấy đứa bạn về quê ăn Tết Tây.
Mới chơi lại được 2 hôm, ngày đầu thì sai kỹ thuật, mất cảm giác vợt, ngày thứ 2 thì động tác đã ổn. Có vẻ như chơi gần 5 tháng rồi nên nó có vẻ thành bản năng rồi.

Giờ vấn đề tiếp theo của em là thế này:
1. Có người mới: em sẵn sàng hướng dẫn, đứng đỡ banh để anh chàng này tập. Em để anh ta thoải mái đánh luôn, muốn chơi, đánh banh kiểu nào cũng được, em chỉ là trả banh cho anh ta đánh mà thôi. Mục đích của em là để anh ta có niềm vui khi chơi, để tập anh ta cảm giác vợt khi chạm vào banh trước.
Sau 1 tuần, em bắt đầu hướng dẫn kỹ thuật. Thế nhưng anh chàng này lại không chịu đánh theo động tác, mà cứ nghĩ bóng bàn là đánh qua lại là được, vẫn đánh theo kiểu chơi cho vui.
Vài ngày sau, em rủ anh ta thi đấu tính điểm để anh ta hiểu "chiến đấu" là thế nào. Thế là anh ta đã hiểu và bắt đầu tập nhưng rất thư thái, chậm rãi mà không có gắng tích cực hoặc là tốc độ tiến bộ không nhanh, cho dù em đã đúc kết kinh nghiệm của mình và hướng dẫn các vấn đề cần thiết.
2 ngày vừa qua em đi chơi khởi động, cũng chưa tập lại với anh ta, nhưng thấy mấy chú thì khen mình tiến bộ nhanh, còn anh chàng kia thì vẫn bị phàn nàn động tác chưa đúng.
Vậy: xin hỏi các chuyên gia, làm sao để anh chàng kia nâng cao tinh thần tập luyện được ạ? bài tập nào để anh ta chăm chú vào bài kỹ thuật đơn giản nhất như là FH, đôi công chẳng hạn.

2. Kỹ năng
Em đánh đơn thì ok khâu Giật trả các cú cắt nặng, BH thì tạm ổn (cái này có lẽ do chơi FH nhiều hơn nên cú BH chưa ngon cho lắm). Tuy nhiên khi vào đánh đôi, các chú toàn chơi Gò bóng mà thôi.
Vợt của em là 2 mặt lán, 729-5 và 729-2.
Vậy: bài tập nào để học kỹ thuật Gò bóng hiệu quả nhất ạ? cho em xin cái link video với.
Hồi xưa em tự học chơi cầu lông, có sách hướng dẫn chiến thuật đánh đôi luôn. Vậy bên bóng bàn có không nhỉ, các chuyên gia share cho em xin với hén.

Sông thì phải vui, nếu chưa vui thì mình hãy tự tạo niềm vui cho mình!
 
Sửa lần cuối:

toiyeubongban

Top Contributor
Chào cả nhà, cả tháng qua em chơi được ít ngày, nghỉ 1/2 tháng để tiếp mấy đứa bạn về quê ăn Tết Tây.
Mới chơi lại được 2 hôm, ngày đầu thì sai kỹ thuật, mất cảm giác vợt, ngày thứ 2 thì động tác đã ổn. Có vẻ như chơi gần 5 tháng rồi nên nó có vẻ thành bản năng rồi.

Giờ vấn đề tiếp theo của em là thế này:
1. Có người mới: em sẵn sàng hướng dẫn, đứng đỡ banh để anh chàng này tập. Em để anh ta thoải mái đánh luôn, muốn chơi, đánh banh kiểu nào cũng được, em chỉ là trả banh cho anh ta đánh mà thôi. Mục đích của em là để anh ta có niềm vui khi chơi, để tập anh ta cảm giác vợt khi chạm vào banh trước.
Sau 1 tuần, em bắt đầu hướng dẫn kỹ thuật. Thế nhưng anh chàng này lại không chịu đánh theo động tác, mà cứ nghĩ bóng bàn là đánh qua lại là được, vẫn đánh theo kiểu chơi cho vui.
Vài ngày sau, em rủ anh ta thi đấu tính điểm để anh ta hiểu "chiến đấu" là thế nào. Thế là anh ta đã hiểu và bắt đầu tập nhưng rất thư thái, chậm rãi mà không có gắng tích cực hoặc là tốc độ tiến bộ không nhanh, cho dù em đã đúc kết kinh nghiệm của mình và hướng dẫn các vấn đề cần thiết.
2 ngày vừa qua em đi chơi khởi động, cũng chưa tập lại với anh ta, nhưng thấy mấy chú thì khen mình tiến bộ nhanh, còn anh chàng kia thì vẫn bị phàn nàn động tác chưa đúng.
Vậy: xin hỏi các chuyên gia, làm sao để anh chàng kia nâng cao tinh thần tập luyện được ạ? bài tập nào để anh ta chăm chú vào bài kỹ thuật đơn giản nhất như là FH, đôi công chẳng hạn.

2. Kỹ năng
Em đánh đơn thì ok khâu Giật trả các cú cắt nặng, BH thì tạm ổn (cái này có lẽ do chơi FH nhiều hơn nên cú BH chưa ngon cho lắm). Tuy nhiên khi vào đánh đôi, các chú toàn chơi Gò bóng mà thôi.
Vợt của em là 2 mặt lán, 729-5 và 729-2.
Vậy: bài tập nào để học kỹ thuật Gò bóng hiệu quả nhất ạ? cho em xin cái link video với.
Hồi xưa em tự học chơi cầu lông, có sách hướng dẫn chiến thuật đánh đôi luôn. Vậy bên bóng bàn có không nhỉ, các chuyên gia share cho em xin với hén.

Sông thì phải vui, nếu chưa vui thì mình hãy tự tạo niềm vui cho mình!
Cưỡng cầu không có hạnh phúc bác ạ. Cái gì cũng nên để tự nhiên, nếu anh kia không thích tập thì bác tìm người khác đi, đừng phí thời gian chỉ 1 người mà họ thật sự chưa thấy điều đó là cần thiết. Còn nếu bác vẫn muốn chỉ anh chàng kia thì bác phải tìm hiểu thật sự anh ta muốn học gì chứ không phải là bác nghĩ anh ta cần học gì.
 
Top