Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Các phương pháp sư phạm trong bóng bàn

P-500

Top Contributor
2. Chỉ đạo chiến thuật

Đây là phần chỉ đạo thường thấy nhất và cũng là nội dung được nói nhiều nhất trong 1p giải lao. Các hlv phải tập kỹ năng "nói hết trong vòng 1p", bởi vì thời gian 60 giây thực ra rất ngắn chứ không như các trận đấu phong trào chỉ đạo tưng bừng gần 5p. Nói càng nhiều càng dở, bởi vì càng làm cho vdv rối thêm, nhiều hlv nói mà cũng không biết mình đang nói cái gì, trò có làm được hay không. Em từng nghe nhiều hlv chỉ đạo học trò rất...đúng, nhưng nếu ổng nhãy vào làm thì may ra mới được, chứ trò làm sao đánh cho nổi - gặp lúc đang căng thẳng nữa. Trong 60 giây chỉ có thể nói được nhiều lắm là 8-10 câu, nội dung nên tóm gọn trông 4 vấn đề sau: các điểm yếu của đối phương trong kỹ chiến thuật (1), cách khai thác các điểm yếu ấy (2), các điểm yếu của ta đã bị lộ ra (3) và cách khắc phục, vá hoặc lợi dụng nó để phản đòn đối phương (4). Ngoài ra còn có các câu động viên tinh thần và cho phép vdv nói lại, cho nên trong lúc vdv đang đấu thì hlv phải tính xem mình sẽ cần nói đúng vào các điểm chính nào thôi, các thứ nào có thể lược bỏ đi. Ở đây cũng giống như chỉ đạo kỹ thuật, cần có các quy ước ngắn lúc tập ở nhà, vd bài số 1-2-3-4 đánh thế nào, khi vào trận chỉ cần nói tóm tắt là đệ tử biết phải áp dụng ra sao. Khi ấy các hướng dẫn sẽ giống như "em đánh bài 2 hay hơn, nhưng cẩn thận chỗ này..., nên khoét vào góc này, chiêu này dễ ăn điểm,... lúc đổi thì sang bài 4, cẩn thận chỗ này, tăng thêm đòn nọ vào cánh kia,...". Dựa trên một thực tế là các bài chiến thuật ấy đã được tính toán rất kỹ ở nhà, cho nên khả năng áp dụng và tùy biến rất lớn. Vd bài số 1, khi áp dụng với rơ tay trái thì thêm bớt chỉnh sửa ra sao, nếu đánh với phản xoáy thì làm sao,...đã tập rất nhiều rồi, khi ra đấu nếu vdv quên thì chỉ cần nhắc rất ít. Cái hay của một hlv là nói câu nào chắc câu ấy, càng nói thì độ tự tin của vdv càng lên cao, sau 1p bước ra nó phải tin rằng cách này sẽ thắng, cứ an tâm mà áp dụng. Muốn vậy các câu nói phải có điểm tựa vững vàng, có căn cứ hẳn hòi và thuyết phục. Thông thường em sẽ theo tình tự 1-2-3-4 vì bắt đúng điểm yếu của đối phương thì trò sẽ tỉnh người ra, vì thấy ngay cách để thắng rồi. Khi nói điểm yếu nào em đều đưa ra lý do, chứ ít khi nào bắt đầu bằng "tui thấy như vậy". Các lý do vững chắc nhất thường là ở vũ khí (vợt quá nãy, mút quá bám hoặc không xoáy, vợt thìa, vợt gai,...), tầm vóc và khả năng vật lý của đối thủ (cao quá hay già quá, di chuyển nhiều hoặc lười quá,...). Nếu có thống kê chính xác thì càng tốt, vd như bên kia thua vì gò bóng tới 3 quả nhưng lại không đở hụt quả tấn công nào, sợ giao bóng góc phải hơn góc trái, sợ giật moi hơn giật xung,...Nếu ở (1) mà nói đúng thì ở (2) sẽ rất rõ ràng, thực ra hlv chỉ gợi ý chứ vdv đã tự biết phải làm gì. Ở (3) là lúc làm mất lòng vdv nhất - ít ai chịu nhận cái sai của mình - cho nên cần phải khéo léo và dùng các bằng chứng hiển nhiên. Nếu vạch ra các lỗi tổng quan thì càng tốt, vì khả năng sửa được sẽ cao hơn, vd tại vdv lo ôm một góc quá nhiều hoặc tham ăn bằng tấn công quá. Nếu qua được bước (3) mà vdv chịu nhận ra cái sai thì bước (4) rất dễ chỉ dẫn. Nếu ở (3) có vấn đề thì ở (4) phải đánh lạc hướng vdv để tránh vấn đề tâm lý - thực ra hlv đâu cần vạch ra cái sai của vdv làm gì, chỉ cần chỉ đạo hắn đánh thắng là được rồi. Đúng sai sẽ được ghi nhận lại, sẽ sửa sau khi về nhà, còn lúc đang đánh thì giải pháp quan trọng và cần thiết hơn là lý do.

Một số hlv giỏi có thể xoay chuyển thế cờ, chỉ bằng cách đổi chiến thuật phù hợp, nhìn ra điểm yếu của đối thủ và tìm bài thích hợp cho gà nhà. Lúc này trận đấu không còn trên bàn nữa mà còn là giữa hai hlv với nhau, bên nào không có sư phụ giỏi xem như thất thế rất lớn. Tội nghiệp nhất là trường hợp ra đấu mà một bên hlv còn yếu hơn vdv, bên kia lại có hlv giỏi hơn vdv mấy lần, chưa đấu đã thấy thắng thua trước rồi. Em đã gặp các trường hợp như vậy, trình mình cao hơn bên kia xa nhưng nó lại có xếp bự đứng bảo kê, dặn phải làm thế này thế này, đánh đúng vào điểm yếu của mình. Đó là những trường hợp hlv chỉ đạo đúng, gặp hlv giỏi nhưng chỉ bậy thì chắc chắn sẽ thua nhanh: gà không biết thủ thì lại chỉ đạo đánh an toàn, gà công không mạnh thì chỉ đạo tấn công tự tin đi đừng có thủ,...Một số trường hợp cái sai nằm ở kỹ thuật nhưng hlv sẽ chỉ đạo chiến thuật mà không đá động gì tới kỹ thuật cả - nhưng kết quả làm cho động tác được hiệu quả hơn. Vd gà nhà sợ bóng xốc chuội vì mất cú dứt điểm, hlv sẽ chỉ đạo đổi chiến thuật thành moi xoáy cao lên rồi đập thẳng. Lúc chỉ đạo có thòng một câu là nên giao ngắn bung hoặc hất bóng chứ đừng gò nặng trước, kết quả là bóng có xốc lại nhưng khá cao, dù không biết giật cũng đập được. Cũng có thể dùng chỉ đạo chiến thuật để củng cố tâm lý, bằng cách đưa về các bài hạ nhiệt độ xuống hoặc tận dụng độ sung mà đưa thêm các chiến thuật sát thủ vào.
 

P-500

Top Contributor
3. Chỉ đạo tâm lý

Chỉ đạo tâm lý là điều thường xuyên phải làm trong mỗi trận đấu, nhưng lại rất khó nói ra trực tiếp. Chẳng lẽ cứ nói với học trò “tập trung vào, đừng có run,..” thì liệu nó có tập trung và không run nữa không? Nhiệm vụ khó nhất của hlv là làm sao đạt được mục đích nhưng không nói thẳng ra. Vào trận đấu căng thẳng ai mà không run, đừng nói gì thi đấu, cứ kêu ra trước lớp đứng trước mấy chục cặp mắt soi vào thì cũng nói cà lăm – đằng này cả một khán đài mấy ngàn cặp mắt đổ vào còn la hét, thì…tới thằng hlv còn run nữa huống chi là vdv đang đánh. Dân Vn ta có cái dở là từ trong trường học đã bị dạy phải nhút nhát và sợ sệt thì mới là trò ngoan – lên tới cấp ĐH mà còn chưa dám đứng trước lớp làm thuyết trình. Bọn con nít nước ngoài, mới lớp 1 là đã được tập cho cái khả năng tự tin đứng nói trước đám đông rồi, cho nên nếu vào đấu mà thấy đệ tử run thì không phải là nó cúm, mà là nguyên nhân khác. Có câu “giỏi thì ra giải lớn mà thắng”, bởi vì có nhiều trò được cái thích ăn hiếp bạn bè chứ ra giải lớn thì cúm như gà mắc dây thun – trình giãm mất 4 bóng là bình thường. Em để ý có những đứa ở nhà không nổi bật gì lắm, nhưng ra giải lớn lại đánh rất hay, càng bị áp lực nó càng bộc phát ra những cú “lên đồng” không ai tưởng nổi – bọn CNT có cả đống quân, nhưng chỉ tin tưởng những đứa có khả năng này. Không bàn tới những đứa quá cúm hoặc quá năng khiếu trong chuyện ăn thua, đám còn lại thắng hay thua tùy vào hlv chỉ đạo thế nào. Dựa trên quan sát, có những trường hợp khá điển hình:

-Vào trận rất run, mất bình tĩnh thấy rõ nhưng càng đánh càng lấy lại cảm giác, càng tự tin hơn. Đây là trường hợp thường thấy nhất, thực ra ai vào trận mà không run, nhất là các trận quyết định. Vai trò của hlv lúc này rất quan trọng, phải phân tích được nguyên nhân nào làm trò mất bình tĩnh, tại sao nó run. Phải đoán trước được trận đó khá áp lực, nên sẽ có những chỉ dẫn khá sớm trước khi trò vào đánh. Biết rằng nó sẽ run – vì bản chất thằng đó là vậy – nhưng có cách khiến nó tự tin vào chính mình. Sự phân tích của hlv lúc trước trận là cái bản đồ cho nó an tâm. Cần phải nhấn mạnh “ai cũng run hết, đối thủ cũng sợ thua như mình thôi, chứ có hơn gì mình đâu”. Thuở bé em cũng nhát cáy, đi học phải băng qua những đồng trống không người sợ quíu hết cả chân, sau đó em bèn…dắt con dao bỏ vào cặp, thế là tự tin hơn hẵn. Sau này em cũng áp dụng cái trò này, bọn đệ tử vào trận có đủ thứ đồ chơi trong túi cho nên chúng cứ móc ra xài dần khi có chuyện, cầm chắc là an tâm hơn đứa không có món gì. Dù khởi đầu trận không thuận lợi, nhưng khi thấy tác dụng của chiến thuật thì cán cân sẽ dần dần đổ về phía mình: càng đánh thì đối thủ càng mất bình tĩnh, nỗi sợ đã đổ hết về bên kia. Sợ cái gì gặp cái đó, sợ ma thì sẽ rất dễ thấy ma, sợ thua cũng sẽ thua rất mau. Chỉ đạo sao cho vdv vào trận không sợ gì hết thì xem như đã an tâm séc đầu, nếu có lỡ thua thì ra ngoài hlv nên nhận hết lỗi về mình, rằng “tại tui sai, đoán bậy chỗ này nọ,..” sau đó kịp thời chỉnh lại chiến thuật, một lần nữa đưa vdv vào trận với sự tự tin. Hlv phải là người tự tin hơn, chắc nịch trong từng câu nói, từng lập luận thì vdv mới được lây lan mà trấn tỉnh lại. Nếu ngay cả hlv cũng rối thì cầm chắc vdv còn rối hơn – trong trường hợp hlv không tìm được bài gì khả thi, cũng nên giữ bình tỉnh và làm ra vẻ không có chuyện gì xãy ra: “nó chỉ ăn may thôi, cứ giữ vững chiến thuật, nếu không bị mấy quả leo lưới ấy thì trò thắng rồi,…”.

-Vào trận rất trơn tru tự tin, nhưng càng đánh càng bí bài và bị khựng khi gần tới đích đến. Trường hợp này cũng thường thấy, nếu không kịp thời xử lý thì cầm chắc séc sau sẽ thua luôn, kéo theo toàn trận khó lòng mà vực dậy. Chỉ đạo tâm lý trong trường hợp này rất khó, vdv nghỉ ra hoàn toàn bất mãn và bế tắc, trong đầu bị “kẹt” một câu hỏi “sao kỳ vậy, tại sao?”. Tốt nhất là hlv tìm câu trả lời dùm hắn trước, tháo cái nút chặn ấy đã rồi mới gỡ rối những nơi khác. Thường dùng nhất là chiêu “đổ thừa” cho nguyên nhân khách quan lãng xoẹt nào đó, tối kỵ trách móc vdv. Đúng là lỗi chẳng ai khác, nhưng trách móc có được gì? Nếu đổ thừa cho cái gì khác thì sẽ lóe lên nhiều hướng giải quyết, có cách rồi thì tự nhiên mây đen sẽ tan ra, con đường tới thắng lợi sẽ rộng mở sáng lán hơn. Nếu là lỗi tại di chuyển thì hlv thường kêu cột lại dây giày hoặc dây quần, đơn giãn hơn nữa là kêu đạp chân vào nước sau mỗi điểm. Nếu là tại kỹ thuật thì hlv sẽ chỉ đạo cách cầm vợt chặt hơn, hoặc chỉ là tháo cái rìa vợt ra, nếu như cái rìa ấy không nặng lắm. Nghĩa là tại…cái gì đó chứ không phải tại tâm lý, khi cái đó được tháo gỡ rồi thì khả năng thắng ngược lại là hoàn toàn có thể, nếu vdv đó lấy lại được “chính mình”. Thực ra sau 2-3 câu đầu thì hlv sẽ dùng mẹo để đánh tan nỗi lo tâm lý, nhưng phần giữa sẽ là đấu pháp chính, các câu chót sẽ là giải pháp chữa cháy trong trường hợp vẫn còn bị cúm.

-Đang thắng trước 2 séc, bỗng dưng thua xui một séc. Lúc này sự hy vọng của đối thủ bùng lên dữ dội, họ sẽ quyết đấu để lật lại thế cờ trong khi gà nhà lại có triệu chứng thất vọng vì không thắng được 3-0. Lúc này thắng hay bại tùy vào bản lãnh của vdv một phần, còn lại là chỉ đạo của hlv. Đầu séc 4 là phải có đấu pháp để chắc thắng lại ván này, khi thế trận vẫn còn chênh lệch. Nếu để gỡ 2-2 thì sác xuất thua ngược sẽ rất cao, có thể nói ván 4 là quyết định, hlv hai bên sẽ cố gắng lấy time-out để giành lợi thế ở ván này. Vừa thua xong 1 séc, hlv phải trấn an tinh thần vdv rằng không có gì xãy ra cả: bên mình chỉ cần thắng thêm 1 séc là thắng rồi, bên đối thủ sẽ bị áp lực hơn vì phải thắng hết. Nếu là hướng dẫn chiến thuật thì sẽ có rất nhiều thứ để nói, nhưng về mặt tâm lý thì sẽ có 2 trường hợp: đánh xung hết mức để áp đảo tinh thần đối phương – dập tắt hy vọng le lói, hoặc là bình tĩnh giữ vững thế trận ở 2 séc đầu – chờ sơ hở là thắng luôn. Hlv sẽ quyết định chọn bài nào, nếu vẫn còn 1 lần time-out thì có thể thử rồi đổi lại. Hlv bên kia cũng sẽ có 2 lựa chọn tương tự: đánh cho mất tinh thần, khớp trở lại rồi mới có thể thắng ngược, hoặc là bình tĩnh cầm cự đánh giống séc vừa thắng. Cả hai giải pháp này để cần tâm lý khác nhau, nên cách chỉ đạo cũng khác nhau.

-Huề 2-2, séc chót. Có 2 trường hợp: hoặc là 1 bên dẫn trước 2-0 rồi bị gỡ hòa, hoặc là đeo bám nhau sát nút. Nếu vdv được tập các kỹ năng kiểm soát tâm lý thường xuyên, thì lúc này nhiệm vụ của hlv rất đơn giãn: cứ đem ra áp dụng. Mục đích là biến séc chót thành séc đầu của trận đấu, ví như vdv đã thắng hay thua rồi, bây giờ vào một trận mới nhưng chỉ đánh có một séc quyết định ăn thua. Để tập cho trường hợp này, hlv cần có các kiểu tập đấu luyện đánh 1 séc quyết định (trận đấu chỉ còn 1 séc). Chỉ trong 1 phút mà bên nào hồi sức và kịp thời quên mọi thứ thì khả năng thắng sẽ cao hơn bên bị hlv đè nhét đủ kiểu kỹ chiến thuật. Phía bên được “quên” chỉ cần nhớ 1-2 bài ruột là đủ xài rồi, dù trong trận có bị bắt bài thì cuối trận vẫn cứ xài, tùy biến nằm ở vdv – nếu hắn tỉnh táo thì chắc chắn bên kia khó lòng bắt bài, với đủ thứ dặn dò rối rắm từ hlv. Nói cách khác, bên nào nhẹ áp lực hơn thì phần thắng sẽ nhiều hơn, nên hlv thường dặn là “đánh như tập luyện là đủ rồi”. Các mẹo tâm lý thường được áp dụng như làm vdv bật cười quên mất áp lực, hoặc nhắc lại chuyện tập luyện – các kỹ niệm vui, các trận thắng oanh liệt trước đây – nghĩ về chiến thắng ngay tại lúc này là cực kỳ quan trọng.

Nếu bàn rộng ra thì sẽ còn nhiều trường hợp điển hình thường gặp nữa nhưng tóm lại vẫn là các trường hợp vì tâm lý bất ổn mà đánh kém hơn bình thường. Chỉ đạo tâm lý cũng có 3 bước chuẩn bị trước khi gặp vdv: tìm ra nguyên nhân chính (1), giải quyết nó (2) và cách chỉ vdv cách giải quyết như thế nào cho khéo nhất (3). Phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh, các phương pháp tập luyện tâm lý ở nhà vẫn phải tập dợt thường xuyên, bao gồm cả tưởng tượng và tạo áp lực. Ngoài ra cũng cần phải có các thuốc "bào chế sẵn" chuyên trị các bệnh thường gặp, cũng được tập dợt trước, khi nào thấy "có triệu chứng" là vdv tự động áp dụng chứ chưa cần hlv phải nhắc. Chỉ đạo tâm lý cho vdv có bài bản rất đơn giãn mà cũng rất khó, nếu đã làm đúng hết mà hắn vẫn cứ cúm thì phải linh hoạt áp dụng các biện pháp rất sáng tạo - chỉ có coach cao cấp mới dám xài. Vd có thằng lớn kia đánh thua hết 2 séc rồi, hlv khích nó "mày mà thắng lại 3-2 tao dẫn mày đi ăn nhà hàng tối nay liền!" có coach còn bạo hơn "mày ngon thắng lại được tao dẫn mày đi chơi...đêm!". Có Coach thấy thua rồi mà còn chưởi thẳng "mày oánh như l.., vậy mà cũng hò hét", thằng ku đó nóng đỏ mặt, nhưng nhờ vậy mà nó tỉnh lại. Chỉ đạo tâm lý là khó nhất trong 3 cấp, thường thì hlv thích chỉ kỹ thuật hơn, giỏi tí thì bày ra chiến thuật (nhưng phần lớn lại chẳng nắm rõ là vdv đó đánh được kiểu gì). Có vài kiểu chỉ "lụi" cho có, cốt ý làm vdv an tâm chứ hlv cũng...éo biết phải làm gì, nhưng lại có hiệu quả như là uống giả dược vậy - đó cũng là một kiểu chỉ đạo tâm lý.
 

P-500

Top Contributor
VI. Kết luận và hướng đi tiếp

Làm thầy dạy bóng bàn rất khó, không phải chuyện đơn giãn là cứ đứng đở bóng lại hoặc biết chỉnh sửa động tác đánh đều là có thể làm được một hlv bóng bàn - cho dù biết dạy các kỹ thuật cao tới nóc nhà thì cũng không phải là hlv đúng nghĩa. Là một vdv giỏi không có gì bảo đảm sẽ làm được hlv trung bình - thường là dở tệ, nhất là ở VN khi một vdv có thành tích cao chỉ nhờ cậy vào tốc độ. Như toàn bài đã viết, muốn làm một hlv đúng nghĩa phải có rất nhiều kỹ năng và kiến thức trên mọi lãnh vực. Các phương pháp sư phạm này chỉ mới là những gì em đã áp dụng, ngoài ra còn rất nhiều các phương pháp khác hay hơn và cực kỳ hiệu quả trong các trường hợp đặc biệt. Triết lý Đông Phương lấy Âm nhuận sinh Dương thì mới vững bền chứ không thể lấy Dương sinh ra Dương nữa. Từ cái nền đất cao và màu mỡ mới có thể sinh ra các cây cao khỏe, chứ các cây lớn khó có thể làm bệ phóng cho thế hệ sau - hoặc chỉ là các loài ký sinh yếu ớt. Nếu như chúng ta hiện nay, cứ lấy vdv có thành tích rồi đào tạo ra hlv thì chỉ làm bóng bàn đi giật lùi. Sư phụ của Waldner, Kong Linhui, Lui Goliang, Zhang Zike là ai? Họ là những vdv nổi tiếng và có thành tích gì lớn lao chăng? Đó là chưa kể ở VN chưa hề có một giáo trình nào để đào tạo ra hlv, toàn là các hlv tự phong chứ không có chuẩn mực nào - đại học Thể Thao chỉ đào tạo rất chung chung, không thể xem là cái nơi chính quy dạy ra các hlv giỏi - nơi đó chỉ giỏi dạy Triết Mác-Lê và "đánh bóng bàn theo định hướng XHCN" thôi. Những ai đang đi dạy bóng bàn, nếu đọc những gì em viết mà cảm thấy nhột tức là còn có khả năng phát triển tiếp. Càng thấy những pp sư phạm này "lạ quá" thì bóng bàn VN quả là đang bế tắc nhiều lắm, ngay từ gốc rễ. Trước đây em có mơ ước phấn đấu lấy ITTF coach level 3 luôn rồi về VN đào tạo các hlv (cho đúng theo cách làm việc của ITTF), nhưng xem ra đó chỉ là mơ mộng ban ngày. Dù được thì sao chứ, ai sẽ muốn học đây? Học để làm gì, đâu có ai dỡ đâu mà em phải dạy. Thôi thì em cố gắng làm hết mình, lải nhãi trên đây ai đọc được thấy hay thì bấm like, áp dụng được thì viết ra cho mọi người cùng biết với. Bóng bàn VN chúng ta chắc phải chờ tới khi trở thành một tỉnh của Tàu thì may ra mới có chút danh tiếng - nhưng sẽ toàn bằng những vdv nói tiếng Tàu.
 

mr_cool

Well-Known Member
VI. Kết luận và hướng đi tiếp

Làm thầy dạy bóng bàn rất khó, không phải chuyện đơn giãn là cứ đứng đở bóng lại hoặc biết chỉnh sửa động tác đánh đều là có thể làm được một hlv bóng bàn - cho dù biết dạy các kỹ thuật cao tới nóc nhà thì cũng không phải là hlv đúng nghĩa. Là một vdv giỏi không có gì bảo đảm sẽ làm được hlv trung bình - thường là dở tệ, nhất là ở VN khi một vdv có thành tích cao chỉ nhờ cậy vào tốc độ. Như toàn bài đã viết, muốn làm một hlv đúng nghĩa phải có rất nhiều kỹ năng và kiến thức trên mọi lãnh vực. Các phương pháp sư phạm này chỉ mới là những gì em đã áp dụng, ngoài ra còn rất nhiều các phương pháp khác hay hơn và cực kỳ hiệu quả trong các trường hợp đặc biệt. Triết lý Đông Phương lấy Âm nhuận sinh Dương thì mới vững bền chứ không thể lấy Dương sinh ra Dương nữa. Từ cái nền đất cao và màu mỡ mới có thể sinh ra các cây cao khỏe, chứ các cây lớn khó có thể làm bệ phóng cho thế hệ sau - hoặc chỉ là các loài ký sinh yếu ớt. Nếu như chúng ta hiện nay, cứ lấy vdv có thành tích rồi đào tạo ra hlv thì chỉ làm bóng bàn đi giật lùi. Sư phụ của Waldner, Kong Linhui, Lui Goliang, Zhang Zike là ai? Họ là những vdv nổi tiếng và có thành tích gì lớn lao chăng? Đó là chưa kể ở VN chưa hề có một giáo trình nào để đào tạo ra hlv, toàn là các hlv tự phong chứ không có chuẩn mực nào - đại học Thể Thao chỉ đào tạo rất chung chung, không thể xem là cái nơi chính quy dạy ra các hlv giỏi - nơi đó chỉ giỏi dạy Triết Mác-Lê và "đánh bóng bàn theo định hướng XHCN" thôi. Những ai đang đi dạy bóng bàn, nếu đọc những gì em viết mà cảm thấy nhột tức là còn có khả năng phát triển tiếp. Càng thấy những pp sư phạm này "lạ quá" thì bóng bàn VN quả là đang bế tắc nhiều lắm, ngay từ gốc rễ. Trước đây em có mơ ước phấn đấu lấy ITTF coach level 3 luôn rồi về VN đào tạo các hlv (cho đúng theo cách làm việc của ITTF), nhưng xem ra đó chỉ là mơ mộng ban ngày. Dù được thì sao chứ, ai sẽ muốn học đây? Học để làm gì, đâu có ai dỡ đâu mà em phải dạy. Thôi thì em cố gắng làm hết mình, lải nhãi trên đây ai đọc được thấy hay thì bấm like, áp dụng được thì viết ra cho mọi người cùng biết với. Bóng bàn VN chúng ta chắc phải chờ tới khi trở thành một tỉnh của Tàu thì may ra mới có chút danh tiếng - nhưng sẽ toàn bằng những vdv nói tiếng Tàu.
Em có 1 chút kinh nghiệm từ ông thày dạy..... dưỡng sinh. Ông ấy cho trò lớn (người đi trước) dạy trò bé (người đi sau) dưới sự giám sát của thày. Đầu tiên ai cũng nghĩ rằng học chưa đến đầu đến đũa mà bắt đi huấn luyện thì huấn luyện làm sao? rồi tam sao thất bản, v.v.. Nhưng khi được tham gia huấn luyện mới vỡ lẽ ra là có rất nhiều cái lợi.
Không chỉ có lợi ích cho người được dạy: được hướng dẫn theo nhiều cách khác nhau và có thể cách đặt vấn đề, phương pháp tư duy, ngôn từ, v. v., tóm lại là cách truyền đạt của người bạn lại làm cho người nghe thấy dễ tiếp thu hơn so với cách nói của thày hoặc bổ sung những gì mà "thày nói mãi vẫn không hiểu" (như các cụ bảo học thày không tày học bạn).
Cái lợi em đề cập ở đây là người tham gia huấn luyện học được rất nhiều khi đi huấn luyện người khác. Từ việc phải tự mình khái quát hóa cái kỹ thuật/động tác của mình lên thành lý thuyết để nói/truyền đạt cho người khác hiểu làm cho tự mình đã phải tư duy, tìm tòi để nâng tầm mình lên 1 bậc. Cùng với việc mình tham gia hướng dẫn dưới sự giám sát của thày, cả kỹ thuật và lý thuyết (cách truyền đạt) nên cả kỹ thuật và tư duy của mình cũng được củng cố => em thấy điều này giúp mình tự tin hơn nhiều khi thực hành. Khi tham gia huấn luyện em hay bảo người làm tốt hơn một kỹ thuật nào đó hướng dẫn cho một người kém hơn => qua đó để chỉnh lại cho cả hai. Lan man mấy dòng hơi ... lạc đề vậy, không biết có bác nào cùng quan điểm với em hông?
 

P-500

Top Contributor
Em có 1 chút kinh nghiệm từ ông thày dạy..... dưỡng sinh. Ông ấy cho trò lớn (người đi trước) dạy trò bé (người đi sau) dưới sự giám sát của thày. Đầu tiên ai cũng nghĩ rằng học chưa đến đầu đến đũa mà bắt đi huấn luyện thì huấn luyện làm sao? rồi tam sao thất bản, v.v.. Nhưng khi được tham gia huấn luyện mới vỡ lẽ ra là có rất nhiều cái lợi.
Không chỉ có lợi ích cho người được dạy: được hướng dẫn theo nhiều cách khác nhau và có thể cách đặt vấn đề, phương pháp tư duy, ngôn từ, v. v., tóm lại là cách truyền đạt của người bạn lại làm cho người nghe thấy dễ tiếp thu hơn so với cách nói của thày hoặc bổ sung những gì mà "thày nói mãi vẫn không hiểu" (như các cụ bảo học thày không tày học bạn).
Cái lợi em đề cập ở đây là người tham gia huấn luyện học được rất nhiều khi đi huấn luyện người khác. Từ việc phải tự mình khái quát hóa cái kỹ thuật/động tác của mình lên thành lý thuyết để nói/truyền đạt cho người khác hiểu làm cho tự mình đã phải tư duy, tìm tòi để nâng tầm mình lên 1 bậc. Cùng với việc mình tham gia hướng dẫn dưới sự giám sát của thày, cả kỹ thuật và lý thuyết (cách truyền đạt) nên cả kỹ thuật và tư duy của mình cũng được củng cố => em thấy điều này giúp mình tự tin hơn nhiều khi thực hành. Khi tham gia huấn luyện em hay bảo người làm tốt hơn một kỹ thuật nào đó hướng dẫn cho một người kém hơn => qua đó để chỉnh lại cho cả hai. Lan man mấy dòng hơi ... lạc đề vậy, không biết có bác nào cùng quan điểm với em hông?
Đúng vậy đó bác, ông thầy đó biết phương pháp sư phạm, vừa đở tốn công vừa dạy một lúc cho 2 cấp.
 

P-500

Top Contributor
E vừa mới nhận được cuốn advanced coaching manual của ITTF, càng đọc thấy càng hay. Không biết bác nào ở VN có thể dịch Việt cuốn này rồi in bán rộng rãi cho mọi người cùng đọc ko.
 

Phạm Khánh Duy

Well-Known Member
Dear bác P500,

Tôi không chắc là có thể hiểu được 10 phần, nhưng ít nhất cũng được 8-9 phần bài viết đầy tâm huyết của bác. Và tôi cũng suy nghĩ, nếu là 1 người Việt thuần túy (chỉ ở Viet Nam, chưa bao giờ ra nước ngoài) thì có lẽ cũng không thể nào viết được 1 bài viết thế này. Tôi rất hiểu, vì tôi cũng mới về Việt Nam được 3 năm sau 10 năm sống và làm việc ở nước ngoài.

Nếu phải diễn tả cảm xúc của chính mình khi về lại quê hương để sinh sống, thì có lẽ phải nói rằng “tôi, từ ngỡ ngàng đến bang hoàng”. Nó thật sự là một cú sốc văn hóa cực lớn từ trước đến nay, và dần dà, tôi cũng cảm nhận được rằng, đó chính là bản chất của người Việt chúng ta, mà có lẽ đã in sâu vào trong tiềm thức từ nghìn năm nay. Cũng như bác nói trong bài viết, cái gì đã in sâu vào “subconscious mind” thì rất khó sửa, cũng như 1 động tác sai vậy.

Khi ỡ nước ngoài, 1 ngày tôi đi cày 2-3 công việc, còn tối thì đi học. Dù quần quật, vất vả, nhưng đầu óc tôi luôn thoải mái, đầy hưng phấn, và thậm chí còn rất yêu đời. Quanh tôi là những người hiểu biết, họ cũng lao động chân tay, họ cũng là người Việt Nam; nhưng giữa tôi và họ, luôn có 1 sự tôn trọng, tôi tạm gọi là mutual respect. Sự tử tế trong giao tiếp, cách bắt tay, cách thăm hỏi của họ, mang lại 1 giá trị tinh thần rất to lớn. Ở bên họ, tôi được cảm giác, mình là 1 con người. Niềm tin vào cuộc sống, cũng từ đó mà sinh sôi nảy nở.

Ba năm qua ở Việt Nam, cũng phải nói là 1 thử thách khá lớn, không phải về mặt vật chất, mà là tinh thần. Tôi đi làm ít hơn, gặp nhiều người hơn, nhưng họ lạnh lùng hơn. Tôi ít khi cảm giác được cái thật, cái chân tình từ người khác. Dần dà, niềm tin manh liệt của tôi vào cuộc sống, vào những người xung quanh tôi từ từ cạn kiệt. Tôi cảm thấy tâm hồn dần héo đi, mặc dù tôi là 1 con người khá nghệ sĩ và đa cảm. Đêm đêm tôi vẫn trằn trọc mãi, tại sao lại như vậy? Không lẽ, sống ở nơi đây, con người ta phải đánh đổi nhiều vậy ư?

Nếu phải kể ra hết ở đây tất cả các lý do tại sao "nó lại như thế", thì có lẽ tôi trở thành kẻ nhỏ nhoi, thiếu hiểu biết và ích kỷ. Nhưng bác cũng là người từng trải, tôi cũng không cần phải trình bày nhiều, vì tính tôi ghét trình bày. Hãy cứ nhìn cái văn hóa chung khi tranh luận trên diển đàn, thì phần nào chúng ta cũng hiểu được vấn đề. Dù chủ thớt có thiết tha kêu gọi người khác đóng góp ý kiến 1 cách tích cực, thì hầu hết toàn là những lời lẽ tiêu cực, đã kích lẫn nhau. Rồi cười khẻnh cái kiểu Zhang Jike với nhau. Tôi thấy tội cho họ. Tội vì họ chính là tù nhân của chính suy nghĩ của mình. Tự giam hãm mình trong “1 man world” của chính họ. Kể ra, họ cũng cô đơn và thiếu thốn sự quan tâm. Tôi cũng không trách. Thật ra, người Việt bản chất tình cảm, chỉ là không biết cách dãi bày mà thôi. Có trách, thì trách thằng Tàu nó đô hộ ta đén 1000 năm, để rồi cái máu anh hùng, quan tử cá nhân nó in sâu vào người Việt – cứ xem phim Tàu sẽ biết, phải là bá chủ võ lâm thì mới được, phải là bí kíp thất truyền thì mới được. Phải là giật thật mạnh, thật xoáy, thật ác thì mới được. Tôi là tôi ghét "quân tử" lắm, vì mấy thằng "quân tử trả thù 10 năm cũng chưa muôn", chúng nó đàn bà và thù dzai lắm. Thù gì mà đến 10 năm? thù gì mà dzai thế? Chính vì thế, tính cạnh tranh ở Việt Nam rất cao, nhưng cạnh tranh theo kiểu tôi được, còn anh phải mất. Đánh độ là phải thắng, thắng rồi mặt phải vênh, vênh để ra bàn nhậu chém gió. Nhưng có biết, mấy thằng bạn nhậu miệng cười cười nói nói, trong bụng nó găm sẵn giao và súng, chỉ chờ có ngày mình thất thế, nó lôi ra siết cổ. Người Việt thích nghĩ mình khôn, nhưng chỉ là khôn vặt. Chính cách đối xử với nhau như thế, niềm tin làm sao có. Không có niềm tin, sao có sự tôn trọng. Không tôn trọng nhau thì làm sao chơi với nhau, làm sao cùng tiến? Trò không tin thầy, thầy cũng kệ mẹ trò, thì tại sao lại làm lãng phí thời gian của nhau?

Tây và ta, chỉ khác nhau cách tư duy. Nếu có người phản biện rằng vì tây nó sướng, ăn mặc ấm no đầy đủ, nên chúng nó phóng khoáng, thoải mái. Xin thưa, nếu nói tây ăn sung mặc sướng quả là không sai, nhưng họ lao động vất vả và cật lực lắm. Tôi đã từng đi làm đồng, làm ruông với họ thì tôi hiểu, họ trâu cỡ nào. Năng suất làm việc của họ rất cao, vì họ rất chuyên tâm vào công việc. Còn người Việt mình? Cách đây không lâu, tôi đọc 1 bài báo trên vnexpress, tin cho hay rằng năng suất làm việc của người Việt mình chỉ bằng 1/15 singapore. Tôi thấy nực cười rằng đa số những kẻ yếu hèn thường hay biện luận. Sống ì, còn thích hưởng thụ. Trên đời "chăng có bữa cơm nào miễn phí cả" (câu này của Tây nhá).

Tóm lại, 1 xã hội phát triển không dựa trên nền tảng tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, thì rất khó để tiến bộ. Việc thầy giấu nghề như mèo dấu cứt, trò chán nản, là vấn nạn không thể tránh khỏi. Tôi cứ ấn tương mãi 1 người, (tôi không dám gọi là thầy, mặc dù tôi có trả tiền cho ông ấy), ở câu lạc bộ quận 1. Người đầu tiền dạy tôi bóng bàn. Tay trái phì phèo điếu thuốc, chân đi dép lào, mặc cái quần đùi mà nó rút tới háng (chắc do giặt nhiều quá ) , đứng đỡ banh cho tôi. Lịch học theo CLB (đã trả tiền) là 2, 4, 6,. Học được 2, 4, ông kêu thứ 6 nghỉ, học bù vào CN. CN học xong, kêu tôi đóng thêm 90k tiền dạy, vì cái này là dạy riêng. Tôi chỉ biết mỉm cười và bước đi. Và đây, chỉ là 1 bước khởi đầu rất nhỏ, trong chặng đường học bóng bàn ngắn ngủi của tôi. Tôi đã đi, và đã thấy lòng người. Tôi đã chọn người để chơi, tôi đã chọn nơi để đến. Nếu bất bình, tôi lên tiếng. Nếu tôi sai, tôi sẵn sang xin lỗi và hàn gắn. Tôi vẫn sống rất thật với câu nói của ông già tôi: “Đói bước qua, nhưng rách bước không qua”, câu nói đã theo tôi từ khi mới 5 tuổi đời.

Qua bài viết của bác, tôi đọc, và tôi thấy tư duy của 1 người nước ngoài, chứ không phải của người Việt. Nên tôi bớt chút ít thời gian viết bài này, để chia sẻ và cảm ơn bác. Cảm ơn vì 1 tấm chân tình của bác đã dành cho 1 thế hệ trẻ và nhiệt huyết ở Việt Nam. Cảm ơn bác đã giúp đở anh em trên diễn đàn. Họ cũng hết phương rồi mới nhờ đến bác. Vì đơn giản, ở đây, họ cũng chẳng tin ai được nữa cả. Ông bà ta có câu “chọn bạn mà chơi”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, tôi cũng hy vọng bác sẽ tìm được nhiều chú “mã” khác, để cùng bác xây dựng được 1 phong trào đổi mới “tư duy” cho lớp bóng bàn trẻ của nước mình. Ta sẽ làm điều đó bằng bước đầu tiên, chậm mà chắc nhất, đó là “tạo niềm tin” – “build your creditability”. Kính chúc bác sức khỏe, và mỗi ngày sẽ là 1 niềm vui, vạn sự hài hòa như ý muốn. Please keep on giving!

Thân,

p/s: em hôm nay rảnh việc nên hơi quá lời, nhưng em chắc là tâm sự của em, nó hao hao giống tâm sự của mấy anh em trên đây. Các bác thông cảm. Hí hí.
 

toiyeubongban

Top Contributor
Dear bác P500,

Tôi không chắc là có thể hiểu được 10 phần, nhưng ít nhất cũng được 8-9 phần bài viết đầy tâm huyết của bác. Và tôi cũng suy nghĩ, nếu là 1 người Việt thuần túy (chỉ ở Viet Nam, chưa bao giờ ra nước ngoài) thì có lẽ cũng không thể nào viết được 1 bài viết thế này. Tôi rất hiểu, vì tôi cũng mới về Việt Nam được 3 năm sau 10 năm sống và làm việc ở nước ngoài.

Nếu phải diễn tả cảm xúc của chính mình khi về lại quê hương để sinh sống, thì có lẽ phải nói rằng “tôi, từ ngỡ ngàng đến bang hoàng”. Nó thật sự là một cú sốc văn hóa cực lớn từ trước đến nay, và dần dà, tôi cũng cảm nhận được rằng, đó chính là bản chất của người Việt chúng ta, mà có lẽ đã in sâu vào trong tiềm thức từ nghìn năm nay. Cũng như bác nói trong bài viết, cái gì đã in sâu vào “subconscious mind” thì rất khó sửa, cũng như 1 động tác sai vậy.

Khi ỡ nước ngoài, 1 ngày tôi đi cày 2-3 công việc, còn tối thì đi học. Dù quần quật, vất vả, nhưng đầu óc tôi luôn thoải mái, đầy hưng phấn, và thậm chí còn rất yêu đời. Quanh tôi là những người hiểu biết, họ cũng lao động chân tay, họ cũng là người Việt Nam; nhưng giữa tôi và họ, luôn có 1 sự tôn trọng, tôi tạm gọi là mutual respect. Sự tử tế trong giao tiếp, cách bắt tay, cách thăm hỏi của họ, mang lại 1 giá trị tinh thần rất to lớn. Ở bên họ, tôi được cảm giác, mình là 1 con người. Niềm tin vào cuộc sống, cũng từ đó mà sinh sôi nảy nở.

Ba năm qua ở Việt Nam, cũng phải nói là 1 thử thách khá lớn, không phải về mặt vật chất, mà là tinh thần. Tôi đi làm ít hơn, gặp nhiều người hơn, nhưng họ lạnh lùng hơn. Tôi ít khi cảm giác được cái thật, cái chân tình từ người khác. Dần dà, niềm tin manh liệt của tôi vào cuộc sống, vào những người xung quanh tôi từ từ cạn kiệt. Tôi cảm thấy tâm hồn dần héo đi, mặc dù tôi là 1 con người khá nghệ sĩ và đa cảm. Đêm đêm tôi vẫn trằn trọc mãi, tại sao lại như vậy? Không lẽ, sống ở nơi đây, con người ta phải đánh đổi nhiều vậy ư?

Nếu phải kể ra hết ở đây tất cả các lý do tại sao "nó lại như thế", thì có lẽ tôi trở thành kẻ nhỏ nhoi, thiếu hiểu biết và ích kỷ. Nhưng bác cũng là người từng trải, tôi cũng không cần phải trình bày nhiều, vì tính tôi ghét trình bày. Hãy cứ nhìn cái văn hóa chung khi tranh luận trên diển đàn, thì phần nào chúng ta cũng hiểu được vấn đề. Dù chủ thớt có thiết tha kêu gọi người khác đóng góp ý kiến 1 cách tích cực, thì hầu hết toàn là những lời lẽ tiêu cực, đã kích lẫn nhau. Rồi cười khẻnh cái kiểu Zhang Jike với nhau. Tôi thấy tội cho họ. Tội vì họ chính là tù nhân của chính suy nghĩ của mình. Tự giam hãm mình trong “1 man world” của chính họ. Kể ra, họ cũng cô đơn và thiếu thốn sự quan tâm. Tôi cũng không trách. Thật ra, người Việt bản chất tình cảm, chỉ là không biết cách dãi bày mà thôi. Có trách, thì trách thằng Tàu nó đô hộ ta đén 1000 năm, để rồi cái máu anh hùng, quan tử cá nhân nó in sâu vào người Việt – cứ xem phim Tàu sẽ biết, phải là bá chủ võ lâm thì mới được, phải là bí kíp thất truyền thì mới được. Phải là giật thật mạnh, thật xoáy, thật ác thì mới được. Tôi là tôi ghét "quân tử" lắm, vì mấy thằng "quân tử trả thù 10 năm cũng chưa muôn", chúng nó đàn bà và thù dzai lắm. Thù gì mà đến 10 năm? thù gì mà dzai thế? Chính vì thế, tính cạnh tranh ở Việt Nam rất cao, nhưng cạnh tranh theo kiểu tôi được, còn anh phải mất. Đánh độ là phải thắng, thắng rồi mặt phải vênh, vênh để ra bàn nhậu chém gió. Nhưng có biết, mấy thằng bạn nhậu miệng cười cười nói nói, trong bụng nó găm sẵn giao và súng, chỉ chờ có ngày mình thất thế, nó lôi ra siết cổ. Người Việt thích nghĩ mình khôn, nhưng chỉ là khôn vặt. Chính cách đối xử với nhau như thế, niềm tin làm sao có. Không có niềm tin, sao có sự tôn trọng. Không tôn trọng nhau thì làm sao chơi với nhau, làm sao cùng tiến? Trò không tin thầy, thầy cũng kệ mẹ trò, thì tại sao lại làm lãng phí thời gian của nhau?

Tây và ta, chỉ khác nhau cách tư duy. Nếu có người phản biện rằng vì tây nó sướng, ăn mặc ấm no đầy đủ, nên chúng nó phóng khoáng, thoải mái. Xin thưa, nếu nói tây ăn sung mặc sướng quả là không sai, nhưng họ lao động vất vả và cật lực lắm. Tôi đã từng đi làm đồng, làm ruông với họ thì tôi hiểu, họ trâu cỡ nào. Năng suất làm việc của họ rất cao, vì họ rất chuyên tâm vào công việc. Còn người Việt mình? Cách đây không lâu, tôi đọc 1 bài báo trên vnexpress, tin cho hay rằng năng suất làm việc của người Việt mình chỉ bằng 1/15 singapore. Tôi thấy nực cười rằng đa số những kẻ yếu hèn thường hay biện luận. Sống ì, còn thích hưởng thụ. Trên đời "chăng có bữa cơm nào miễn phí cả" (câu này của Tây nhá).

Tóm lại, 1 xã hội phát triển không dựa trên nền tảng tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, thì rất khó để tiến bộ. Việc thầy giấu nghề như mèo dấu cứt, trò chán nản, là vấn nạn không thể tránh khỏi. Tôi cứ ấn tương mãi 1 người, (tôi không dám gọi là thầy, mặc dù tôi có trả tiền cho ông ấy), ở câu lạc bộ quận 1. Người đầu tiền dạy tôi bóng bàn. Tay trái phì phèo điếu thuốc, chân đi dép lào, mặc cái quần đùi mà nó rút tới háng (chắc do giặt nhiều quá ) , đứng đỡ banh cho tôi. Lịch học theo CLB (đã trả tiền) là 2, 4, 6,. Học được 2, 4, ông kêu thứ 6 nghỉ, học bù vào CN. CN học xong, kêu tôi đóng thêm 90k tiền dạy, vì cái này là dạy riêng. Tôi chỉ biết mỉm cười và bước đi. Và đây, chỉ là 1 bước khởi đầu rất nhỏ, trong chặng đường học bóng bàn ngắn ngủi của tôi. Tôi đã đi, và đã thấy lòng người. Tôi đã chọn người để chơi, tôi đã chọn nơi để đến. Nếu bất bình, tôi lên tiếng. Nếu tôi sai, tôi sẵn sang xin lỗi và hàn gắn. Tôi vẫn sống rất thật với câu nói của ông già tôi: “Đói bước qua, nhưng rách bước không qua”, câu nói đã theo tôi từ khi mới 5 tuổi đời.

Qua bài viết của bác, tôi đọc, và tôi thấy tư duy của 1 người nước ngoài, chứ không phải của người Việt. Nên tôi bớt chút ít thời gian viết bài này, để chia sẻ và cảm ơn bác. Cảm ơn vì 1 tấm chân tình của bác đã dành cho 1 thế hệ trẻ và nhiệt huyết ở Việt Nam. Cảm ơn bác đã giúp đở anh em trên diễn đàn. Họ cũng hết phương rồi mới nhờ đến bác. Vì đơn giản, ở đây, họ cũng chẳng tin ai được nữa cả. Ông bà ta có câu “chọn bạn mà chơi”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, tôi cũng hy vọng bác sẽ tìm được nhiều chú “mã” khác, để cùng bác xây dựng được 1 phong trào đổi mới “tư duy” cho lớp bóng bàn trẻ của nước mình. Ta sẽ làm điều đó bằng bước đầu tiên, chậm mà chắc nhất, đó là “tạo niềm tin” – “build your creditability”. Kính chúc bác sức khỏe, và mỗi ngày sẽ là 1 niềm vui, vạn sự hài hòa như ý muốn. Please keep on giving!

Thân,

p/s: em hôm nay rảnh việc nên hơi quá lời, nhưng em chắc là tâm sự của em, nó hao hao giống tâm sự của mấy anh em trên đây. Các bác thông cảm. Hí hí.
Đồng cảm với bác, Bác viết hay quá nhưng bác cũng nên thông cảm thế thái nhân tình bác ơi, có câu "gặp thời thế thế thời phải thế" mà bác. Mới đọc bài này thấy cũng hay hay sorry chủ thớt cho spam tí

http://kenh13vn.net/tam-su-roi-ren-cua-thanh-nien-sap-bay-da-cap-bi-du-qua-hoan-hao.html
 

P-500

Top Contributor
Có một điều mà ít có HLV nào biết: là sự "kỵ vãy" và "kỵ lông" khi đá gà. Và cũng thế, đánh bóng bàn cũng có kỵ. Nhìn những trận đấu thằng Zhang nó thắng, thấy nó toàn chọn áo đen (mạng Thủy) trong khi đối thủ toàn khoái chơi màu đỏ (mạng Hỏa).
Ra đấu mà cho phép đổi áo thì cứ như bằng chấp đối thủ 2 bóng trước.
 

ttho

Contributor
Xem vai clip giai q7 that cad cap thu trong Nam ky that tot nhung loi danh co dien qua
 

toiyeubongban

Top Contributor
Thật ra lối đánh cổ điển mà tốt thì có sao. Bằng chứng là Pota của Hungary với lối đánh xưa chắc 30 năm rồi mà vẫn có thể làm Li Xiao đã điêu đứng trong mấy game đầu hay romania team với lối đánh trade mark của họ vẫn có vdv trong top 20 thế giới. Ăn thua là sao dùng lối đánh của họ hiệu quả đối với những rơ hay lối đánh khác còn hơn đi theo trend mà mù tịt.
 

Alibaba

Top Contributor
Mình đã đọc hết topic này cảm ơn bạn P500 nhiều. Có nhiều thứ mình sẽ áp dụng khi dạy 2 đứa cháu ruột chơi bóng bàn . Ngoài ra cũng có một số thứ mình chưa biết hoặc chưa để ý sẽ thử áp dụng khi ... lên lớp học sinh cấp 3 xem thế nào!
 

linh729

Member
Vô cùng cảm ơn những bài viết của bác @P-500 về pp sư phạm trong bóng bàn.

Nhờ đó, mình đã dạy bọn nhỏ cách chặn đẩy FH, BH đầu tiên (chặn, bóng lên đỉnh thì đẩy). Cho phép cầm vợt sai tè le, người mới chơi thường có xu hướng đưa ngón tay trỏ vào giữa vợt khi đánh FH, khi đánh BH thì lại đưa ngón cái lên giữa mặt vợt, ngón trỏ xuống dưới hoặc gần mang cá. Chỉ 3 buổi (30p/ 1 người) là các nhóc đã có thể thi đấu với nhau theo thể thức chặn đẩy FH chéo chuồng tính tỷ số. Vừa vui vừa đỡ căng thẳng, lại không bị cấm đoán, ép phải thế này thế kia mà không hiểu tại sao lại thế.
 

P-500

Top Contributor
Hôm vừa rồi em có xem 1 trận đấu khá vui. 1 đứa nữa U15 đánh khá chuẩn, gốc Tàu, cầm vợt carbon dầy đánh đôi công 2 bên khá đẹp. E đó vừa làm mưa làm gió với 1 chị khác thì quay ra đánh với 1 đệ tử nữ mới tập chơi U13 của em. Bé đó cầm Ludeak với Hammond, Fh chơi mút Ya Era Speed. E nhìn 2 đứa đấu nhau mà cười đau ruột, em U15 không lên được quả đôi công nào vì cú chặn bằng Hammond rất khó chịu, còn qua FH thì e U13 chỉ biết có đập bóng nhưng đã đập thì em U15 chả có bóng để mà giật xoáy. Trận đấu kết thúc nhanh 3-0, một bên chỉ có khều và đập, còn bên kia lúng túng toàn tập.

Nên em nghĩ, HLV có kiến thức về vợt và mút là lợi thế của học trò.
 
Top