P-500
Top Contributor
4. Ủng hộ sáng kiến
Bóng bàn TG phát triển từng ngày một với tốc độ chóng mặt là nhờ các sáng kiến phá đi các sức ỳ tư duy. Thế giới đã trở nên phẳng và xích lại gần nhau hơn, những gì ngày xưa là “không thể” thì ngày nay đã trở thành “có thể làm được”. Nếu không có các vdv như Waldner, Schlager, Boll hay Ovtcharov thì bóng bàn ngày nay có lẽ đã rất đơn điệu và nhàm chán. Nhờ các sáng kiến phá cách của Boll qua chiêu giao bóng xoáy ngược rồi đánh bóng ôm bàn, kiểu đánh bạo lực của Schlager hay cú flick trái của Keangra thì đám CNT cũng chỉ thừa hưởng những trò đánh Fh như thời Ma Wenge mà thôi. Ngay cả chuyện dám bỏ lối đánh cũ bắt chước vài chiêu mới cũng là một sự đấu tranh dữ dội, đầu tiên là với các hlv – phải làm “cái gì đó” mới có thể mở mắt cho các ông coach bảo thủ. Đừng nói chi ở VN, nơi những nước phát triển như Châu Âu mà M. Maze lẫn Schalger đã phải đấu tranh dữ dội để bảo vệ được rơ đánh của mình. Hlv của mấy tay đó đâu có ngờ rằng mấy thằng “cứng đầu, lì lợm, khó bảo, không có tương lai,..” này lại vang danh khắp TG, còn mấy đứa chịu nghe lời chỉ là đám tầm thường hạng bét. Nói vậy không có nghĩa là xúi trò cãi thầy mới thành danh, nhưng hlv phải là người có khẩu hiệu “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Một sáng kiến có giá trị còn quý hơn vàng nhiều lần, hlv nào chụp được thì xem như cả lò đó lên hương luôn. Ngoài CNT ra thì các nước còn lại chỉ hơn thua nhau ở cái khoản “đột phá” này mà thôi.
Hlv của Ta dạy theo cách gò khuôn thì sẽ bóp chết sáng kiến và ý tưởng lạ ngay từ trong trứng nước, vì hễ thấy có biểu hiện lạ là lập tức sửa ngay “cho nó đúng đường lối” thì làm sao thấy cái hay của sáng kiến mà quý trọng. Theo đạo đức giáo dục ở nước ngoài thì khi một đứa học trò có ý tưởng mới thì lập tức giáo viên đứng lớp phải ghi nhận ngay. Giáo viên sẽ cho chúng cơ hội để chứng tỏ với các hỗ trợ tốt nhất, vì nếu lớp nào có những trò như thế thì giáo viên mới có cái để báo cáo lên, giáo viên nào mà có trong tay những trò như thế thì chắc chắn sẽ thăng tiến nhanh. Đầu tiên là hiệu trưởng sẽ chú ý vào, nếu là tài năng thì họ sẽ báo lên cấp Tiểu Bang để nhận các khoản học bổng hổ trợ. Người ta săn tài năng như săn ngọc quý, vì giá trị to lớn của nó đối với sự phát triển liên quan đến những gì xung quanh người ấy: trường học, tiểu bang, đất nước,…Mà biểu hiện đầu tiên của một tài năng là các ý tưởng mới lạ khác người - đưa ra ý hay mà còn chứng minh được một cách thuyết phục. Còn ở nước ta thì sao? Giả sử bây giờ cả TG chưa ai biết cú đở giao bóng bằng flick Bh, có một đứa ở trong tuyển tỉnh đưa ra “ý tưởng mới” rằng thay vì dùng Fh đánh, sao ta không đánh Bh – thử hỏi nó sẽ nhận được gì? Bây giờ nó cố gắng chứng tỏ bằng cách tự tập luyện, rồi hình thành một lối đánh cho riêng nó, thử hỏi có ai ở VN quý trọng rơ ấy chăng? Dù trong nước ta có thiên tài như Waldner thì cũng chỉ đi lượm rác thôi, vì có ai cần ý tưởng mới đâu. Đó là chưa nói tới chuyện trù dập vì dám “kháng chỉ” đi ngược lại “đường lối” của Ban huấn luyện. Em đã học 5 năm ĐH, ở cái nghành cần rất nhiều ý tưởng – kiến trúc – mà vẫn thấy rõ cái chuyện kìm hãm sáng tạo, ngay trong cái môn học đề cao ý tưởng nhất: Bố Cục Tạo Hình. Đẹp là một chuyện, theo ý của thầy thì mới điểm cao, đẹp mà trái ý thầy là rớt đó.
Trong huấn luyện chiến thuật, hlv phải đặc biệt chú ý đến các kiểu xử lý bóng bất ngờ từ một số vdv, họ có năng khiếu trong sáng tạo ra chiến thuật. Trong thi đấu em cũng có đối đầu vài đứa có cái khả năng này: đánh với chúng rất khó đoán chúng sẽ làm gì tiếp theo, dù trình thấp hơn nhưng không bao giờ dám nói là chắc ăn được. Những đứa đó phần đông là tự học nên không theo bài bản nào cả, nên rất khó “bắt bài” chúng. Thích nhất là đánh với những đứa học bb từ hlv Châu Á, đánh có nét thật nhưng thắng chúng dễ ợt – nếu phá được bài. Ngại nhất là những đứa đánh kiểu: ta giao ngắn xoáy lên mà nó còn ngửa vợt ra đở ngắn lại – theo lẽ thường tình nó phải úp vợt đánh lại theo phản xạ. Hoặc nó sẽ bạt luôn một quả gò nặng trong bàn – đáng lẽ phải là gò lại. Những chiêu này nếu mà hlv của chúng biết quý trọng rồi đầu tư sâu hơn thì quả là khó khăn lớn. Em chứng kiến một đứa thích dùng Bh xỉa xoáy ngang lại một cú giật, thay vì chặn đẩy hay lùi lại đối giật, tiếc một điều là hlv của nó cứ cho rằng làm như thế là sai – chả hiểu sai so với cái chuẩn nào. Chiêu ôm bàn xỉa ngang này mà luyện tới mức sẽ cực kỳ hiệu quả, đây quả là một sáng kiến đáng trân trọng, quả là đáng tiếc…
Bóng bàn TG phát triển từng ngày một với tốc độ chóng mặt là nhờ các sáng kiến phá đi các sức ỳ tư duy. Thế giới đã trở nên phẳng và xích lại gần nhau hơn, những gì ngày xưa là “không thể” thì ngày nay đã trở thành “có thể làm được”. Nếu không có các vdv như Waldner, Schlager, Boll hay Ovtcharov thì bóng bàn ngày nay có lẽ đã rất đơn điệu và nhàm chán. Nhờ các sáng kiến phá cách của Boll qua chiêu giao bóng xoáy ngược rồi đánh bóng ôm bàn, kiểu đánh bạo lực của Schlager hay cú flick trái của Keangra thì đám CNT cũng chỉ thừa hưởng những trò đánh Fh như thời Ma Wenge mà thôi. Ngay cả chuyện dám bỏ lối đánh cũ bắt chước vài chiêu mới cũng là một sự đấu tranh dữ dội, đầu tiên là với các hlv – phải làm “cái gì đó” mới có thể mở mắt cho các ông coach bảo thủ. Đừng nói chi ở VN, nơi những nước phát triển như Châu Âu mà M. Maze lẫn Schalger đã phải đấu tranh dữ dội để bảo vệ được rơ đánh của mình. Hlv của mấy tay đó đâu có ngờ rằng mấy thằng “cứng đầu, lì lợm, khó bảo, không có tương lai,..” này lại vang danh khắp TG, còn mấy đứa chịu nghe lời chỉ là đám tầm thường hạng bét. Nói vậy không có nghĩa là xúi trò cãi thầy mới thành danh, nhưng hlv phải là người có khẩu hiệu “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Một sáng kiến có giá trị còn quý hơn vàng nhiều lần, hlv nào chụp được thì xem như cả lò đó lên hương luôn. Ngoài CNT ra thì các nước còn lại chỉ hơn thua nhau ở cái khoản “đột phá” này mà thôi.
Hlv của Ta dạy theo cách gò khuôn thì sẽ bóp chết sáng kiến và ý tưởng lạ ngay từ trong trứng nước, vì hễ thấy có biểu hiện lạ là lập tức sửa ngay “cho nó đúng đường lối” thì làm sao thấy cái hay của sáng kiến mà quý trọng. Theo đạo đức giáo dục ở nước ngoài thì khi một đứa học trò có ý tưởng mới thì lập tức giáo viên đứng lớp phải ghi nhận ngay. Giáo viên sẽ cho chúng cơ hội để chứng tỏ với các hỗ trợ tốt nhất, vì nếu lớp nào có những trò như thế thì giáo viên mới có cái để báo cáo lên, giáo viên nào mà có trong tay những trò như thế thì chắc chắn sẽ thăng tiến nhanh. Đầu tiên là hiệu trưởng sẽ chú ý vào, nếu là tài năng thì họ sẽ báo lên cấp Tiểu Bang để nhận các khoản học bổng hổ trợ. Người ta săn tài năng như săn ngọc quý, vì giá trị to lớn của nó đối với sự phát triển liên quan đến những gì xung quanh người ấy: trường học, tiểu bang, đất nước,…Mà biểu hiện đầu tiên của một tài năng là các ý tưởng mới lạ khác người - đưa ra ý hay mà còn chứng minh được một cách thuyết phục. Còn ở nước ta thì sao? Giả sử bây giờ cả TG chưa ai biết cú đở giao bóng bằng flick Bh, có một đứa ở trong tuyển tỉnh đưa ra “ý tưởng mới” rằng thay vì dùng Fh đánh, sao ta không đánh Bh – thử hỏi nó sẽ nhận được gì? Bây giờ nó cố gắng chứng tỏ bằng cách tự tập luyện, rồi hình thành một lối đánh cho riêng nó, thử hỏi có ai ở VN quý trọng rơ ấy chăng? Dù trong nước ta có thiên tài như Waldner thì cũng chỉ đi lượm rác thôi, vì có ai cần ý tưởng mới đâu. Đó là chưa nói tới chuyện trù dập vì dám “kháng chỉ” đi ngược lại “đường lối” của Ban huấn luyện. Em đã học 5 năm ĐH, ở cái nghành cần rất nhiều ý tưởng – kiến trúc – mà vẫn thấy rõ cái chuyện kìm hãm sáng tạo, ngay trong cái môn học đề cao ý tưởng nhất: Bố Cục Tạo Hình. Đẹp là một chuyện, theo ý của thầy thì mới điểm cao, đẹp mà trái ý thầy là rớt đó.
Trong huấn luyện chiến thuật, hlv phải đặc biệt chú ý đến các kiểu xử lý bóng bất ngờ từ một số vdv, họ có năng khiếu trong sáng tạo ra chiến thuật. Trong thi đấu em cũng có đối đầu vài đứa có cái khả năng này: đánh với chúng rất khó đoán chúng sẽ làm gì tiếp theo, dù trình thấp hơn nhưng không bao giờ dám nói là chắc ăn được. Những đứa đó phần đông là tự học nên không theo bài bản nào cả, nên rất khó “bắt bài” chúng. Thích nhất là đánh với những đứa học bb từ hlv Châu Á, đánh có nét thật nhưng thắng chúng dễ ợt – nếu phá được bài. Ngại nhất là những đứa đánh kiểu: ta giao ngắn xoáy lên mà nó còn ngửa vợt ra đở ngắn lại – theo lẽ thường tình nó phải úp vợt đánh lại theo phản xạ. Hoặc nó sẽ bạt luôn một quả gò nặng trong bàn – đáng lẽ phải là gò lại. Những chiêu này nếu mà hlv của chúng biết quý trọng rồi đầu tư sâu hơn thì quả là khó khăn lớn. Em chứng kiến một đứa thích dùng Bh xỉa xoáy ngang lại một cú giật, thay vì chặn đẩy hay lùi lại đối giật, tiếc một điều là hlv của nó cứ cho rằng làm như thế là sai – chả hiểu sai so với cái chuẩn nào. Chiêu ôm bàn xỉa ngang này mà luyện tới mức sẽ cực kỳ hiệu quả, đây quả là một sáng kiến đáng trân trọng, quả là đáng tiếc…