P-500
Top Contributor
II. Kỹ thuật
Từ lúc chưa học làm hlv thì em vẫn không thể nào hình dung được làm thế nào để dạy một đứa nhỏ chưa biết gì về bóng bàn. Tuy rất ham làm hlv, vì đã trãi qua quá nhiều biến cố có kinh nghiệm đầy mình, lại biết được nhiều kỹ thuật đa dạng, nhưng nếu không có phương pháp sư phạm thì chẳng khác nào chưa mở nắp mà cố trút nước vào. Nhờ may mắn mà em đã được dạy rất nhiều em nhỏ trong một thời gian ngắn, từ chưa biết gì cho tới đủ tầm thi đấu. Có thể nói trong một thời gian ngắn - nhưng cực kỳ khốn khó - em đã phải tìm học và thực hành rất nhiều. Hiếm ai có được cơ hội nắm lớp dạy nhiều học trò như em (có lúc lên đến 20 đứa trong một buổi dạy), nhiều buổi dạy gần như muốn khóc vì trên búa dưới đe nhưng bù lại được nhiều coach lớn quan tâm nhìn vào. Vì lòng tốt, người ta không thể trực tiếp giúp những đứa trẻ ngoan có điều kiện học tốt, nên họ đã gián tiếp truyền thụ kiến thức qua em - bằng nhiều cách. Nuôi con giỏi không phải là kiếm được nhiều tiền cho chúng đốt, mà là chăm sóc kỹ khi chúng còn trong nôi. Dạy bóng bàn khó nhất không phải là lúc đưa trò lên đỉnh vinh quang, mà là ở những ngày đầu tiên xây nền móng cho chúng. Cả một tương lai đồ sộ đè lên những ngày tháng đầu tiên trong sự nghiệp tập luyện của chúng, biết bao nhiêu là chuyện phải lo lắng. Dạy cho chúng đánh đều rồi tập giật, xong rồi báo cáo là đã dạy xong căn bản để cho ra thi đấu - thế thì dễ quá - nhưng chúng sẽ bỏ chơi rất sớm vì không thể tiến xa với mớ kỹ thuật thiếu nền tảng ấy. Dạy thế nào để sau này dù chúng có bay xa học cao, cũng vẫn còn có thể mang ra áp dụng, thì mới thực là khó.
1. Mưa dầm thấm sâu
Không dạy nhiều trong một lần, mưa dầm tức là lượng nước nhỏ mà lâu nên mới thấm sâu, còn mưa ào như khí hậu SG thì chỉ giỏi làm ngập đường phố thôi. Đây cũng là phương pháp nhắc lại, là kiểu sư phạm cổ xưa nhất của con người - đọc nhiều lần cho thuộc lòng rồi trả bài. Trong thể thao thì đây vẫn là phương pháp chính, vì cơ thể sẽ "nhớ" kỹ thuật theo cách của nó. Càng tập nhiều thì sẽ in sâu vào "bộ nhớ cứng" của tiềm thức và phản xạ, khi đánh ra sẽ không cần sự can thiệp của bộ não tư duy chậm. Tuy là cùng một nguyên lý, nhưng áp dụng có khác nhau: có hlv sẽ cho tập chỉ một hai kỹ thuật, ngày này qua ngày khác cho tới khi nhuần nhuyễn mới được học qua chiêu mới - thời lượng tập rất nhiều. Nếu tập theo cách này thì lượng kiến thức tiếp nhận được sẽ rất ít nhưng chắc, phù hợp với những rơ đơn giãn ít chiêu thức. Nhược điểm của pp này là nếu tập nhiều quá thì thời gian đào tạo sẽ rất lâu, vả lại nhớ trước sẽ quên sau. Phương pháp dạy này được áp dụng hầu hết ở các lò đào tạo "có căn bản" ở VN trước đây cho tới nay. Tuy nhiên, nếu biến đổi một chút thì ta sẽ có một phương pháp sư phạm mới hiện đại hơn, vừa bớt nhàm chán lại có hiệu quả cao. Hlv sẽ cắt bớt hơn 75% thời lượng tập của một kỹ thuật, thay vào đó là dạy cùng lúc nhiều căn bản khác nhau - bóng bàn đâu chỉ có kỹ thuật, còn di chuyển, chiến thuật, tâm lý, thể chất,...ngay cả đạo đức thể thao cũng cần có những bước cơ bản nhập môn. Hlv sẽ giảm đi rất nhiều các đòi hỏi, cho qua kỹ thuật nâng cao hơn rất sớm, nhưng bù lại vẫn dạy song song vừa nâng cao vừa căn bản - nhờ vậy mà thời gian tập luyện căn bản sẽ kéo dài hơn - như cơn mưa dầm rả rích - dù vdv đã bước lên các kỹ thuật cao cấp. Dạy như thế sẽ rất phức tạp nhưng lại tiết kiệm được hơn 2/3 thời gian, hiệu quả tăng lên cấp số nhân mà học trò lại thấy hứng thú vì được học nhiều. Để ngăn chặn sự "nhãy bước" thì hlv phải giao bài tập về nhà rất nhiều, và luôn kiểm tra mỗi ngày mới được học điều mới.
Bình thường thì phải đánh đều cho thật chuẩn mới có thể dạy kỹ thuật giật bóng, ít nhất cũng đánh được 50 điểm một bóng. Nhưng nếu áp dụng phương pháp "mưa dầm" này, hlv chỉ đòi hỏi 20 điểm là có thể giới thiệu kỹ thuật giật, nhưng bù lại mỗi ngày đều phải tập lại đánh cho đều, quá 20 cái thì hlv mới cho tập giật. Sau một thời gian ngắn, hlv mới tăng yêu cầu lên 30, khi được 40-50 điểm thì cũng đã hình thành động tác tấn công rồi, lúc này đã có độ đều của kỹ thuật căn bản hỗ trợ nên cũng đã có thể giật xung được 5-10 bóng không rớt. Chưa kể là có các căn bản bộ chân lẫn cách di chuyển hỗ trợ, nên cùng lúc đã tập được nhiều kiểu tấn công khác nhau. Vì mỗi ngày luôn có bài tập đánh đều, nên học trò sẽ thấy kỹ thuật tấn công và kỹ thuật đều bóng có liên quan nhau - nếu đánh không sát thủ được thì có thể quay về đánh nhẹ mà đều hơn. Đánh đều được 50 thì đánh mạnh hơn cũng phải được 30 điểm. Nếu cùng thời lượng tập thì phương pháp cũ chỉ mới giới thiệu kỹ thuật giật mà thôi.
Từ lúc chưa học làm hlv thì em vẫn không thể nào hình dung được làm thế nào để dạy một đứa nhỏ chưa biết gì về bóng bàn. Tuy rất ham làm hlv, vì đã trãi qua quá nhiều biến cố có kinh nghiệm đầy mình, lại biết được nhiều kỹ thuật đa dạng, nhưng nếu không có phương pháp sư phạm thì chẳng khác nào chưa mở nắp mà cố trút nước vào. Nhờ may mắn mà em đã được dạy rất nhiều em nhỏ trong một thời gian ngắn, từ chưa biết gì cho tới đủ tầm thi đấu. Có thể nói trong một thời gian ngắn - nhưng cực kỳ khốn khó - em đã phải tìm học và thực hành rất nhiều. Hiếm ai có được cơ hội nắm lớp dạy nhiều học trò như em (có lúc lên đến 20 đứa trong một buổi dạy), nhiều buổi dạy gần như muốn khóc vì trên búa dưới đe nhưng bù lại được nhiều coach lớn quan tâm nhìn vào. Vì lòng tốt, người ta không thể trực tiếp giúp những đứa trẻ ngoan có điều kiện học tốt, nên họ đã gián tiếp truyền thụ kiến thức qua em - bằng nhiều cách. Nuôi con giỏi không phải là kiếm được nhiều tiền cho chúng đốt, mà là chăm sóc kỹ khi chúng còn trong nôi. Dạy bóng bàn khó nhất không phải là lúc đưa trò lên đỉnh vinh quang, mà là ở những ngày đầu tiên xây nền móng cho chúng. Cả một tương lai đồ sộ đè lên những ngày tháng đầu tiên trong sự nghiệp tập luyện của chúng, biết bao nhiêu là chuyện phải lo lắng. Dạy cho chúng đánh đều rồi tập giật, xong rồi báo cáo là đã dạy xong căn bản để cho ra thi đấu - thế thì dễ quá - nhưng chúng sẽ bỏ chơi rất sớm vì không thể tiến xa với mớ kỹ thuật thiếu nền tảng ấy. Dạy thế nào để sau này dù chúng có bay xa học cao, cũng vẫn còn có thể mang ra áp dụng, thì mới thực là khó.
1. Mưa dầm thấm sâu
Không dạy nhiều trong một lần, mưa dầm tức là lượng nước nhỏ mà lâu nên mới thấm sâu, còn mưa ào như khí hậu SG thì chỉ giỏi làm ngập đường phố thôi. Đây cũng là phương pháp nhắc lại, là kiểu sư phạm cổ xưa nhất của con người - đọc nhiều lần cho thuộc lòng rồi trả bài. Trong thể thao thì đây vẫn là phương pháp chính, vì cơ thể sẽ "nhớ" kỹ thuật theo cách của nó. Càng tập nhiều thì sẽ in sâu vào "bộ nhớ cứng" của tiềm thức và phản xạ, khi đánh ra sẽ không cần sự can thiệp của bộ não tư duy chậm. Tuy là cùng một nguyên lý, nhưng áp dụng có khác nhau: có hlv sẽ cho tập chỉ một hai kỹ thuật, ngày này qua ngày khác cho tới khi nhuần nhuyễn mới được học qua chiêu mới - thời lượng tập rất nhiều. Nếu tập theo cách này thì lượng kiến thức tiếp nhận được sẽ rất ít nhưng chắc, phù hợp với những rơ đơn giãn ít chiêu thức. Nhược điểm của pp này là nếu tập nhiều quá thì thời gian đào tạo sẽ rất lâu, vả lại nhớ trước sẽ quên sau. Phương pháp dạy này được áp dụng hầu hết ở các lò đào tạo "có căn bản" ở VN trước đây cho tới nay. Tuy nhiên, nếu biến đổi một chút thì ta sẽ có một phương pháp sư phạm mới hiện đại hơn, vừa bớt nhàm chán lại có hiệu quả cao. Hlv sẽ cắt bớt hơn 75% thời lượng tập của một kỹ thuật, thay vào đó là dạy cùng lúc nhiều căn bản khác nhau - bóng bàn đâu chỉ có kỹ thuật, còn di chuyển, chiến thuật, tâm lý, thể chất,...ngay cả đạo đức thể thao cũng cần có những bước cơ bản nhập môn. Hlv sẽ giảm đi rất nhiều các đòi hỏi, cho qua kỹ thuật nâng cao hơn rất sớm, nhưng bù lại vẫn dạy song song vừa nâng cao vừa căn bản - nhờ vậy mà thời gian tập luyện căn bản sẽ kéo dài hơn - như cơn mưa dầm rả rích - dù vdv đã bước lên các kỹ thuật cao cấp. Dạy như thế sẽ rất phức tạp nhưng lại tiết kiệm được hơn 2/3 thời gian, hiệu quả tăng lên cấp số nhân mà học trò lại thấy hứng thú vì được học nhiều. Để ngăn chặn sự "nhãy bước" thì hlv phải giao bài tập về nhà rất nhiều, và luôn kiểm tra mỗi ngày mới được học điều mới.
Bình thường thì phải đánh đều cho thật chuẩn mới có thể dạy kỹ thuật giật bóng, ít nhất cũng đánh được 50 điểm một bóng. Nhưng nếu áp dụng phương pháp "mưa dầm" này, hlv chỉ đòi hỏi 20 điểm là có thể giới thiệu kỹ thuật giật, nhưng bù lại mỗi ngày đều phải tập lại đánh cho đều, quá 20 cái thì hlv mới cho tập giật. Sau một thời gian ngắn, hlv mới tăng yêu cầu lên 30, khi được 40-50 điểm thì cũng đã hình thành động tác tấn công rồi, lúc này đã có độ đều của kỹ thuật căn bản hỗ trợ nên cũng đã có thể giật xung được 5-10 bóng không rớt. Chưa kể là có các căn bản bộ chân lẫn cách di chuyển hỗ trợ, nên cùng lúc đã tập được nhiều kiểu tấn công khác nhau. Vì mỗi ngày luôn có bài tập đánh đều, nên học trò sẽ thấy kỹ thuật tấn công và kỹ thuật đều bóng có liên quan nhau - nếu đánh không sát thủ được thì có thể quay về đánh nhẹ mà đều hơn. Đánh đều được 50 thì đánh mạnh hơn cũng phải được 30 điểm. Nếu cùng thời lượng tập thì phương pháp cũ chỉ mới giới thiệu kỹ thuật giật mà thôi.