Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Cách chống lại giật moi cực xoáy khi bóng đã thấp hơn bàn?

huy hoang

New Member
Em đánh với người có trình độ cao hơn nên phải lùi ra xa để đỡ quả giật mạnh của họ. Tuy nhiên, họ lại giật moi cực xoáy, em bước vào không kịp nên bóng rơi xuống thấp hơn mặt bàn. Do bóng thấp hơn bàn nên không xác định được lực vào thế nào, góc độ mặt vợt ra sao- vì bị tâm lý bóng thấp nên sợ úp mặt vợt? Mong các bác chỉ dùm. Cám ơn nhiều ạ
 

ChaosAndroOX

Well-Known Member
Em đánh với người có trình độ cao hơn nên phải lùi ra xa để đỡ quả giật mạnh của họ. Tuy nhiên, họ lại giật moi cực xoáy, em bước vào không kịp nên bóng rơi xuống thấp hơn mặt bàn. Do bóng thấp hơn bàn nên không xác định được lực vào thế nào, góc độ mặt vợt ra sao- vì bị tâm lý bóng thấp nên sợ úp mặt vợt? Mong các bác chỉ dùm. Cám ơn nhiều ạ
Trước mình cũng bị bí quả này . Nhìn thì rất ngon , bạt trả , đè hết tay bóng vẫn ra ngoài bàn . Còn kê chặn , mở góc vợt hết cở , bóng vẫn sụp lưới .
Nay mình xử lý khá tốt quả này . Thả lỏng người , cổ tay phải thật lỏng , Mở góc vợt , đánh vào điểm 8h . Không được đẩy nhanh , phải Dìu bóng sang , đánh điểm rơi , cao sâu cuối bàn .
Đừng sợ bị họ đánh lại , vì bóng trả sang rất xoáy , và quỷ đạo cũng khó lường do hiệu ứng xoáy của họ tạo ra .
 

Harry Nguyen

Contributor
Em đánh với người có trình độ cao hơn nên phải lùi ra xa để đỡ quả giật mạnh của họ. Tuy nhiên, họ lại giật moi cực xoáy, em bước vào không kịp nên bóng rơi xuống thấp hơn mặt bàn. Do bóng thấp hơn bàn nên không xác định được lực vào thế nào, góc độ mặt vợt ra sao- vì bị tâm lý bóng thấp nên sợ úp mặt vợt? Mong các bác chỉ dùm. Cám ơn nhiều ạ
Trình cao họ đánh bóng tấn công cực xoáy, chúng ta khó mà chặn đỡ được. Tuy nhiên có 2 phương án bác có thể thử
  • Nếu bác trình cao, bằng, gần bằng...nói chung là nếu trình đối phương chỉ nhỉnh hơn bác 1 chút thì bắt buộc bác phải đánh trả cú này, nghĩa là phải đối giật, đánh phản công lại cốt ý tạo áp lực và bóng càng tốc độ cao hơn so với đối phương. Đối phương nếu k có tinh thần thép hoặc/ và bộ chân đi chuyển tốt thì họ sẽ dễ bị đánh hỏng tròng vòng 2 quả tiếp theo.
  • Nếu thật sự trình kém hơn hẳn đối phương hoặc ta muốn thay đổi phương án đánh trả, ta có thể áp dụng 1 cách khác như sau. Thay vì chặn đẩy như bình thường bóng sẽ trả về cho đối phương là xoáy tấn công (xoáy lên, xoáy nghiêng lên...), nếu quan sát thật kỹ đường bóng ta có thể “chặn đẩy” kiềm hãm xoáy tấn công của đối phương bằng cách để vợt hơi mở, tiếp xúc bên phần dưới xích đạo của quả bóng, ta di chuyển vợt theo hướng “từ trên xuống dưới” cốt ý tạo xoáy phòng thủ (xoáy xuống, xoáy nghiêng xuống...) để “cân bằng” vòng xoáy của đối phương và hy vọng “triệt tiêu” được xoáy trên bóng, trả lại 1 quả bóng gần chuội và bóng sẽ có độ cao thấp hơn thì sẽ an toàn hơn cho ta, đối phương cũng khó lòng thi triển thêm những cú đánh tấn công bạo lực. Họ buộc phải chọn giải pháp đánh bóng an toàn.
 

TẬP SỰ-U4o

Well-Known Member
Em đánh với người có trình độ cao hơn nên phải lùi ra xa để đỡ quả giật mạnh của họ. Tuy nhiên, họ lại giật moi cực xoáy, em bước vào không kịp nên bóng rơi xuống thấp hơn mặt bàn. Do bóng thấp hơn bàn nên không xác định được lực vào thế nào, góc độ mặt vợt ra sao- vì bị tâm lý bóng thấp nên sợ úp mặt vợt? Mong các bác chỉ dùm. Cám ơn nhiều ạ
Vậy là đối thủ trình cao thật đấy vì giật được 2 kiểu như bạn nói sẽ tạo ra 2 điểm đánh và 2 nhịp đánh khác nhau. Nói chung để đánh lại được quả giật moi nhiều xoáy áp dụng kỹ thuật gần bàn là có lợi nhất, khi lùi thì bóng nó sụp xuống đất(trước mặt) không đánh trả được vì điểm đánh ở sát đất mà vợt tấn công lại đi lên trên, chỉ phù hợp với kỹ thuật cắt xoáy nghiêng (vì vợt đi xuống) như bác Herry đã nói, kỹ thuật cắt xoáy nghiêng này em cũng thấy cao thủ thế hay áp dụng và cũng dễ thực hiện. Vậy thì đánh trả lại áp dụng kỹ thuật gần bàn thì như thế náo, nó phụ thuộc vào 2 trường hợp bóng cao ngang vai hoặc trên thì giật đơ mi(em chỉ giật được trường hợp này), dưới tầm vai thì em mới thấy cao thủ thế giới counter loop thành công và đặc biệt VĐV CNT rất thích kiểu moi nhiều xoáy của Châu Âu, có lẽ mút tầu tạo lực kém, tạo xoáy tốt nên dễ thành công giật lại quả moi này cho nên VĐV China chém nặng chờ đối thủ moi lên rồi pằng. Điều quan trọng là để đánh được quả này nó phụ thuộc vào cốt mút, và sự phán đoán(chủ động), nếu bị động dễ bị ăn xoáy kể cả kỹ thuật chặn hãm lực, tay có độ dừng trước khi vào bóng(em hay chặn điểm rơi) cho dù giật đờ mi hay counter loop như CNT thì tuân thủ nguyên tắc là góc vợt mở khi chạm bóng miết vợt ngang từ phải qua trái, thậm chí mũi vợt quặt về đằng sau nếu đánh Fh đối với tay phải, không miết(ma sát) về phía trước, nhiều người đánh hay ra ngoài vì cứ nghi miết vợt về phía trước để cho bóng vào bàn, thực tế nó lại càng bay ra ngoài vì miết như thế tạo xoáy kém mà bóng giật moi rất nhiều xoáy chạm vợt bật ra rất nhanh nên giật tạo xoáy tốt mới làm bóng cắm vào bàn.
 

Tackebong

Contributor
Em đánh với người có trình độ cao hơn nên phải lùi ra xa để đỡ quả giật mạnh của họ. Tuy nhiên, họ lại giật moi cực xoáy, em bước vào không kịp nên bóng rơi xuống thấp hơn mặt bàn. Do bóng thấp hơn bàn nên không xác định được lực vào thế nào, góc độ mặt vợt ra sao- vì bị tâm lý bóng thấp nên sợ úp mặt vợt? Mong các bác chỉ dùm. Cám ơn nhiều ạ
Bác xác định được điểm không hợp lý rồi còn gì: bác lui ra xa bước vào không kịp.
- Nếu bác đã lui ra xa, đừng đỡ hãm lực mà thử đánh mạnh vào sẽ hạn chế được đối thủ giật "bóng xoáy, ngắn bàn" như bác mô tả
- Nếu bác bước vào, bóng đã xuống thấp và bác biết là nó xoáy lên, bác thử "múc cháo" hay "xủi" xoáy ngang thử xem. (nếu là ngang lên , tùy tình huống bác sẽ thay đổi cách "xủi")
 

729-FX

Well-Known Member
Em thì thích quả này cực. Bóng sang nếu =1/2 lưới thì em có thể loopkill bằng bh và fh. Cái này cần tập thiệt nhiều, hư mút vợt cũng nhiều (chỉ trong mấy ngày đầu thui).
Còn nếu mà nó thấp quá thì cứ ép hết tay trả lại thôi. Vợt em chậm rì nên ko sợ ra ngoài mấy quả này.
 

Alibaba

Top Contributor
Em thì thấy quả giật nhanh nghe tiếng "gió" rất khó đoán xoáy chứ không dễ đối phó, ngay cả tầm A1 chống lại cú đánh này của hạng thấp hơn cũng lúc được lúc không ! Bằng chứng là hồi hè xem trận giữa một vđv A1 đánh với một vđv đánh hạng C lâu nay, 2 người vào giải thì thấy C vài lần móc xoáy bằng FH làm bên A1 toàn trả bóng hỏng. Kết quả cuối bên C thắng A1( giải này đánh ngang bóng không chấp). Còn nếu đã lùi xa tức là khả năng bóng đã xuống thấp thì càng khó xử lý, nếu là em thì em cũng chỉ giám lốp cao về cuối bàn, hy vọng là nó ...không rơi ra ngoài bàn hihi, tệ nhất là bị ăn xoáy vượt tầm kiểm soát thì rất dễ đang cho đối thủ dứt điểm quả sau.
 

Newbie

Contributor
Em thì thấy quả giật nhanh nghe tiếng "gió" rất khó đoán xoáy chứ không dễ đối phó, ngay cả tầm A1 chống lại cú đánh này của hạng thấp hơn cũng lúc được lúc không ! Bằng chứng là hồi hè xem trận giữa một vđv A1 đánh với một vđv đánh hạng C lâu nay, 2 người vào giải thì thấy C vài lần móc xoáy bằng FH làm bên A1 toàn trả bóng hỏng. Kết quả cuối bên C thắng A1( giải này đánh ngang bóng không chấp). Còn nếu đã lùi xa tức là khả năng bóng đã xuống thấp thì càng khó xử lý, nếu là em thì em cũng chỉ giám lốp cao về cuối bàn, hy vọng là nó ...không rơi ra ngoài bàn hihi, tệ nhất là bị ăn xoáy vượt tầm kiểm soát thì rất dễ đang cho đối thủ dứt điểm quả sau.
Hay quá bác ơi, C mà ăn A1 đồng banh thì là quá hay rồi. Bác nhớ tên 2 người đó không, em tò mò học theo anh hạng C kia phát, và xem A1 là cao thủ nào vậy!
 

Alibaba

Top Contributor
Hay quá bác ơi, C mà ăn A1 đồng banh thì là quá hay rồi. Bác nhớ tên 2 người đó không, em tò mò học theo anh hạng C kia phát, và xem A1 là cao thủ nào vậy!
A1 là Mình TB! Còn C thì quan tâm làm gì hihi
 

Newbie

Contributor
A1 là Mình TB! Còn C thì quan tâm làm gì hihi
Vậy chắc C đó là Hà Quốc Linh rồi, hay là Thành Daklak?
Bác đưa ra ví dụ em thấy nó trên trời quá, nên muốn hỏi và tìm xem trận đó. Chứ đừng nói quan tâm làm gì. Vì em cũng từng thấy trận A1 thua D rồi, nhưng trận đó chả có gì để nói, nên không dám mang lên đây bàn luận như bác!
 

Alibaba

Top Contributor
Vậy chắc C đó là Hà Quốc Linh rồi, hay là Thành Daklak?
Bác đưa ra ví dụ em thấy nó trên trời quá, nên muốn hỏi và tìm xem trận đó. Chứ đừng nói quan tâm làm gì. Vì em cũng từng thấy trận A1 thua D rồi, nhưng trận đó chả có gì để nói, nên không dám mang lên đây bàn luận như bác!
Chơi gai thắng được Minh thì chỉ có Lâm gai thôi bác ! Video có đây nhưng không hiểu sao rất kém, ngại đề cập vì e không quen MTB, còn bạn áo đỏ gần nhà thì không vấn đề gì, đây là giải cấp huyện tổ chức nên không nói lên nhiều điều nhưng trận này có cái vấn đề topic nêu ra(áo đỏ chơi kiểu móc xoáy FH quả nào ngon thì bạt, bên BH thì chặn đẩy , chơi kiểu ... thủ 2 càng , chơi cây sar + ten ghép không thể cũ hơn, ổng bảo cứ mềm mềm là đánh đc!). Xin hỏi bác chơi combo gì nhỉ?
 
Sửa lần cuối:

Newbie

Contributor
Chơi gai thắng được Minh thì chỉ có Lâm gai thôi bác ! Video có đây nhưng không hiểu sao rất kém, ngại đề cập vì e không quen MTB, còn bạn áo đỏ gần nhà thì không vấn đề gì, đây là giải cấp huyện tổ chức nên không nói lên nhiều điều nhưng trận này có cái vấn đề topic nêu ra(áo đỏ chơi kiểu móc xoáy FH quả nào ngon thì bạt, bên BH thì chặn đẩy , chơi kiểu ... thủ 2 càng , chơi cây sar + ten ghép không thể cũ hơn, ổng bảo cứ mềm mềm là đánh đc!). Xin hỏi bác chơi combo gì nhỉ?
Cảm ơn bác đã đưa Clip lên, còn tự nhiên hỏi combo em làm chi, thôi bỏ đi bác, vì em cái gì cũng chơi và chơi thì cũng như không biết chơi! :D
 

Alibaba

Top Contributor
Cảm ơn bác đã đưa Clip lên, còn tự nhiên hỏi combo em làm chi, thôi bỏ đi bác, vì em cái gì cũng chơi và chơi thì cũng như không biết chơi! :D
Hỏi combo để học hỏi thêm ấy mà bác. Chính em cũng chơi combo lung tung, thích gì chơi nấy vì ...có ai cấm đâu hehe!
 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor
Quả giật cực xoáy mà bóng đã xuống thấp thì ta có 3 lựa chọn:
-Moi xoáy lại, nếu vợt mút thích hợp và đủ trình thì ta có thể tạo bóng còn xoáy hơn đối thủ, tùy vào trường hợp mà moi cao hay thấp có lợi thế hơn
-Đở bóng bị động, ngữa vợt nhưng chủ động thêm ít xoáy ngang hay xoáy ngang tới, bằng cách đánh xéo nhẹ vào bóng. Nếu đối thủ giật xoáy có pha ngang thì chỉ cần bật nhẹ lại, bóng sẽ trả lại khá lạn. Đối thủ sẽ đánh sát thủ, nhưng độ thành công ko cao, ta cứ lùi xa ra và phòng thủ hoặc phản công. Quả này nếu trình cao và liều mạng thì có thể bạt nhẹ lại, bóng đi thẳng vào lạn, chỉ đánh dc khi bóng chưa quá thấp.
-Cắt nhẹ, chủ yếu là đở vào bàn, có tí xoáy giật lại, chuẩn bị ăn tiếp quả bạt.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Quả giật cực xoáy mà bóng đã xuống thấp thì ta có 3 lựa chọn:
-Moi xoáy lại, nếu vợt mút thích hợp và đủ trình thì ta có thể tạo bóng còn xoáy hơn đối thủ, tùy vào trường hợp mà moi cao hay thấp có lợi thế hơn
-Đở bóng bị động, ngữa vợt nhưng chủ động thêm ít xoáy ngang hay xoáy ngang tới, bằng cách đánh xéo nhẹ vào bóng. Nếu đối thủ giật xoáy có pha ngang thì chỉ cần bật nhẹ lại, bóng sẽ trả lại khá lạn. Đối thủ sẽ đánh sát thủ, nhưng độ thành công ko cao, ta cứ lùi xa ra và phòng thủ hoặc phản công. Quả này nếu trình cao và liều mạng thì có thể bạt nhẹ lại, bóng đi thẳng vào lạn, chỉ đánh dc khi bóng chưa quá thấp.
-Cắt nhẹ, chủ yếu là đở vào bàn, có tí xoáy giật lại, chuẩn bị ăn tiếp quả bạt.
Cả Thượng, Trung và Hạ sách đều có cả rồi, em chỉ kể mọi người nghe cảm nhận bản thân về chuyện thực hiện. Cá nhân em đang tập để xử lý được những quả đã trễ này theo kiểu moi xoáy lại nhưng thường hỏng nhiều hơn 2 cách kìa. Nói thẳng là do trình độ của em ẹ quá. Khà khà. Do thất bại nhiều lần nên cũng ráng tìm hiểu. Có thể có đúng có sai. Mong anh em chỉ bảo thêm

  1. Canh bóng: Căn nguyên của chuyện để bóng xuống thấp là do ta dự đoán đường đi quá trễ. Anh em có ai phản đối không? Trước đây em cũng nghĩ do mình phán đoán chậm nên cố tình tập bằng cách nhờ người moi bóng cho mình tập giật lúc bóng xuống thấp. Kết quả là dù biết mười mươi đường bóng sẽ như thế mình vẫn làm không được. Mãi gần đây, có một người anh phương xa chỉ điểm em mới ngộ ra một điều khá hữu ích cho người mới tập. Vấn đề là khi tưởng tưởng đường đi, người chơi phải đồng thời di chuyển cho bóng vào tầm đánh. Gọi vắn tắt là canh bóng. Chắc các bác đang nghĩ em nói thừa. Ai chẳng biết phải di chuyển vào tầm đánh. Vấn đề là di chuyển làm sao. Em sẽ nêu cụ thể 1 số điểm mấu chốt.
    • Độ cao hông và vợt: Thắt lưng (xương chậu, đan điền) của các bác lúc đánh phải thấp hơn quả bóng. Điều này cực kỳ khó đối với dân phong trào vốn dĩ đôi chân không dẻo dai và không quen rùn gối xuống tấn. Đây chuyện ít ai để ý khi thực hiện không thành công. Bởi vậy muốn nâng trình phải chịu khó rèn luyện độ dẻo dai của đôi chân chứ không phải chăm sóc cánh tay mà thành công được đâu. Canh làm sao để đánh bóng dù nó đã thấp nhưng lúc đánh nó vẫn ở khoảng ngang tầm vai. Tất nhiên là vợt của bạn cũng phải thấp hơn bóng đánh lên.
    • Khoảng cách bóng và thân người: Làm sao để vợt chạm bóng không bị với hoặc bị khép nách. Nói cách khác là bóng rơi vào "tam giác vàng". Tam giác đó ở đâu? Bạn đứng thẳng, hai cánh tay buôn lỏng tự nhiên sát nách. Giữ nguyên cùi chỏ, đưa 2 cẳng tay lên, về phía trước, hai bàn tay chạm vào nhau ở trước mặt. Bạn nhìn từ trên xuống sẽ thấy 2 cẳng tay và thân người tạo thành tam giác. Cố gắng canh cho bóng lọt vào vùng đó. Có bạn nói sao vùng tam giác đó nhỏ thế, tui thấy nó sát ngươi quá sao đánh? Tất nhiên là khó để nó rơi đúng vào tam giác đó rồi. Vậy nên mới thấy tầm quan trọng của bộ chân. Cách xử lý này vì vậy đòi hỏi "trình độ". Bù lại phát lực trong khu vực đó rất mạnh mà ít tốn cử động.
    • Thăng bằng: Trọng tâm cơ thể khi di chuyển xong vẫn phải ở giữa hai chân. Nói cách khác, hông của bạn phải ở giữa 2 chân. Bạn dồn trọng tâm qua 1 chân mà dồn xong thì cảm thấy mình khó di chuyển, thì điều đó là đã bạn đã mất thăng bằng. Dồn vừa phải thôi. Thăng bằng để bạn có thể phát lực bằng hông và để bạn hứng bóng và đánh bóng tốt hơn nữa.
  2. Hứng bóng: Nói ngắn gọn là bạn tưởng tượng ra quỹ đạo của quả bóng. Đưa vợt của bạn đến 1 điểm trên quỹ đạo đó. Di chuyển vợt để hứng bóng 1 đoạn trên quỹ đạo bay rồi mới đánh nó. Điều này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn không hụt bóng. Nếu bạn chỉ chăm chăm tìm cánh "đánh bóng" mà không hứng nó trước dù chỉ trong tưởng tượng thì có nguy cơ đối thủ sẽ nghe "gió mát" còn bóng thì bạn phải tự đi lụm (như mình vẫn bị hoài :D)
  3. Đánh bóng: Cũng tùy động tác phát lực của bạn và độ xoáy bạn muốn tạo nhưng 1 mẹo mà mình thấy hữu dụng cho bản thân là sau khi hứng bóng mình chỉ xoay hông và đồng thời nhúng gối lên. Cánh tay thả lỏng, đánh cùi chỏ lên trước mặt tương đối nhẹ nhàng. Nếu nhúng không kịp thì phải đánh chỏ lên nhiều chút. Cũng có bác thì khoái gập mạnh mà không xoay không nhúng gì cả. Cách nào cũng có lợi có hại. Chủ yếu bác quen cách nào thôi. Cách em xài theo kinh nghiệm là ít hư hơn cách kia.
 
Sửa lần cuối:

mr_cool

Well-Known Member
Cả Thượng, Trung và Hạ sách đều có cả rồi, em chỉ kể mọi người nghe cảm nhận bản thân về chuyện thực hiện. Cá nhân em đang tập để xử lý được những quả đã trễ này theo kiểu moi xoáy lại nhưng thường hỏng nhiều hơn 2 cách kìa. Nói thẳng là do trình độ của em ẹ quá. Khà khà. Do thất bại nhiều lần nên cũng ráng tìm hiểu. Có thể có đúng có sai. Mong anh em chỉ bảo thêm

  1. Canh bóng: Căn nguyên của chuyện để bóng xuống thấp là do ta dự đoán đường đi quá trễ. Anh em có ai phản đối không? Trước đây em cũng nghĩ do mình phán đoán chậm nên cố tình tập bằng cách nhờ người moi bóng cho mình tập giật lúc bóng xuống thấp. Kết quả là dù biết mười mươi đường bóng sẽ như thế mình vẫn làm không được. Mãi gần đây, có một người anh phương xa chỉ điểm em mới ngộ ra một điều khá hữu ích cho người mới tập. Vấn đề là khi tưởng tưởng đường đi, người chơi phải đồng thời di chuyển cho bóng vào tầm đánh. Gọi vắn tắt là canh bóng. Chắc các bác đang nghĩ em nói thừa. Ai chẳng biết phải di chuyển vào tầm đánh. Vấn đề là di chuyển làm sao. Em sẽ nêu cụ thể 1 số điểm mấu chốt.
    • Độ cao hông và vợt: Thắt lưng (xương chậu, đan điền) của các bác lúc đánh phải thấp hơn quả bóng. Điều này cực kỳ khó đối với dân phong trào vốn dĩ đôi chân không dẻo dai và không quen rùn gối xuống tấn. Đây chuyện ít ai để ý khi thực hiện không thành công. Bởi vậy muốn nâng trình phải chịu khó rèn luyện độ dẻo dai của đôi chân chứ không phải chăm sóc cánh tay mà thành công được đâu. Canh làm sao để đánh bóng dù nó đã thấp nhưng lúc đánh nó vẫn ở khoảng ngang tầm vai. Tất nhiên là vợt của bạn cũng phải thấp hơn bóng đánh lên.
    • Khoảng cách bóng và thân người: Làm sao để vợt chạm bóng không bị với hoặc bị khép nách. Nói cách khác là bóng rơi vào "tam giác vàng". Tam giác đó ở đâu? Bạn đứng thẳng, hai cánh tay buôn lỏng tự nhiên sát nách. Giữ nguyên cùi chỏ, đưa 2 cẳng tay lên, về phía trước, hai bàn tay chạm vào nhau ở trước mặt. Bạn nhìn từ trên xuống sẽ thấy 2 cẳng tay và thân người tạo thành tam giác. Cố gắng canh cho bóng lọt vào vùng đó. Có bạn nói sao vùng tam giác đó nhỏ thế, tui thấy nó sát ngươi quá sao đánh? Tất nhiên là khó để nó rơi đúng vào tam giác đó rồi. Vậy nên mới thấy tầm quan trọng của bộ chân. Cách xử lý này vì vậy đòi hỏi "trình độ". Bù lại phát lực trong khu vực đó rất mạnh mà ít tốn cử động.
    • Thăng bằng: Trọng tâm cơ thể khi di chuyển xong vẫn phải ở giữa hai chân. Nói cách khác, hông của bạn phải ở giữa 2 chân. Bạn dồn trọng tâm qua 1 chân mà dồn xong thì cảm thấy mình khó di chuyển, thì điều đó là đã bạn đã mất thăng bằng. Dồn vừa phải thôi. Thăng bằng để bạn có thể phát lực bằng hông và để bạn hứng bóng và đánh bóng tốt hơn nữa.
  2. Hứng bóng: Nói ngắn gọn là bạn tưởng tượng ra quỹ đạo của quả bóng. Đưa vợt của bạn đến 1 điểm trên quỹ đạo đó. Di chuyển vợt để hứng bóng 1 đoạn trên quỹ đạo bay rồi mới đánh nó. Điều này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn không hụt bóng. Nếu bạn chỉ chăm chăm tìm cánh "đánh bóng" mà không hứng nó trước dù chỉ trong tưởng tượng thì có nguy cơ đối thủ sẽ nghe "gió mát" còn bóng thì bạn phải tự đi lụm (như mình vẫn bị hoài :D)
  3. Đánh bóng: Cũng tùy động tác phát lực của bạn và độ xoáy bạn muốn tạo nhưng 1 mẹo mà mình thấy hữu dụng cho bản thân là sau khi hứng bóng mình chỉ xoay hông và đồng thời nhúng gối lên. Cánh tay thả lỏng, đánh cùi chỏ lên trước mặt tương đối nhẹ nhàng. Nếu nhúng không kịp thì phải đánh chỏ lên nhiều chút. Cũng có bác thì khoái gập mạnh mà không xoay không nhúng gì cả. Cách nào cũng có lợi có hại. Chủ yếu bác quen cách nào thôi. Cách em xài theo kinh nghiệm là ít hư hơn cách kia.
làm được như bác @Lăng Trần thì có thể đánh được tất cả các quả khác (kể cả đối giật kiểu đờ mi) chứ ko riêng quả này! :)
 

toiyeubongban

Top Contributor
Cả Thượng, Trung và Hạ sách đều có cả rồi, em chỉ kể mọi người nghe cảm nhận bản thân về chuyện thực hiện. Cá nhân em đang tập để xử lý được những quả đã trễ này theo kiểu moi xoáy lại nhưng thường hỏng nhiều hơn 2 cách kìa. Nói thẳng là do trình độ của em ẹ quá. Khà khà. Do thất bại nhiều lần nên cũng ráng tìm hiểu. Có thể có đúng có sai. Mong anh em chỉ bảo thêm

  1. Canh bóng: Căn nguyên của chuyện để bóng xuống thấp là do ta dự đoán đường đi quá trễ. Anh em có ai phản đối không? Trước đây em cũng nghĩ do mình phán đoán chậm nên cố tình tập bằng cách nhờ người moi bóng cho mình tập giật lúc bóng xuống thấp. Kết quả là dù biết mười mươi đường bóng sẽ như thế mình vẫn làm không được. Mãi gần đây, có một người anh phương xa chỉ điểm em mới ngộ ra một điều khá hữu ích cho người mới tập. Vấn đề là khi tưởng tưởng đường đi, người chơi phải đồng thời di chuyển cho bóng vào tầm đánh. Gọi vắn tắt là canh bóng. Chắc các bác đang nghĩ em nói thừa. Ai chẳng biết phải di chuyển vào tầm đánh. Vấn đề là di chuyển làm sao. Em sẽ nêu cụ thể 1 số điểm mấu chốt.
    • Độ cao hông và vợt: Thắt lưng (xương chậu, đan điền) của các bác lúc đánh phải thấp hơn quả bóng. Điều này cực kỳ khó đối với dân phong trào vốn dĩ đôi chân không dẻo dai và không quen rùn gối xuống tấn. Đây chuyện ít ai để ý khi thực hiện không thành công. Bởi vậy muốn nâng trình phải chịu khó rèn luyện độ dẻo dai của đôi chân chứ không phải chăm sóc cánh tay mà thành công được đâu. Canh làm sao để đánh bóng dù nó đã thấp nhưng lúc đánh nó vẫn ở khoảng ngang tầm vai. Tất nhiên là vợt của bạn cũng phải thấp hơn bóng đánh lên.
    • Khoảng cách bóng và thân người: Làm sao để vợt chạm bóng không bị với hoặc bị khép nách. Nói cách khác là bóng rơi vào "tam giác vàng". Tam giác đó ở đâu? Bạn đứng thẳng, hai cánh tay buôn lỏng tự nhiên sát nách. Giữ nguyên cùi chỏ, đưa 2 cẳng tay lên, về phía trước, hai bàn tay chạm vào nhau ở trước mặt. Bạn nhìn từ trên xuống sẽ thấy 2 cẳng tay và thân người tạo thành tam giác. Cố gắng canh cho bóng lọt vào vùng đó. Có bạn nói sao vùng tam giác đó nhỏ thế, tui thấy nó sát ngươi quá sao đánh? Tất nhiên là khó để nó rơi đúng vào tam giác đó rồi. Vậy nên mới thấy tầm quan trọng của bộ chân. Cách xử lý này vì vậy đòi hỏi "trình độ". Bù lại phát lực trong khu vực đó rất mạnh mà ít tốn cử động.
    • Thăng bằng: Trọng tâm cơ thể khi di chuyển xong vẫn phải ở giữa hai chân. Nói cách khác, hông của bạn phải ở giữa 2 chân. Bạn dồn trọng tâm qua 1 chân mà dồn xong thì cảm thấy mình khó di chuyển, thì điều đó là đã bạn đã mất thăng bằng. Dồn vừa phải thôi. Thăng bằng để bạn có thể phát lực bằng hông và để bạn hứng bóng và đánh bóng tốt hơn nữa.
  2. Hứng bóng: Nói ngắn gọn là bạn tưởng tượng ra quỹ đạo của quả bóng. Đưa vợt của bạn đến 1 điểm trên quỹ đạo đó. Di chuyển vợt để hứng bóng 1 đoạn trên quỹ đạo bay rồi mới đánh nó. Điều này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn không hụt bóng. Nếu bạn chỉ chăm chăm tìm cánh "đánh bóng" mà không hứng nó trước dù chỉ trong tưởng tượng thì có nguy cơ đối thủ sẽ nghe "gió mát" còn bóng thì bạn phải tự đi lụm (như mình vẫn bị hoài :D)
  3. Đánh bóng: Cũng tùy động tác phát lực của bạn và độ xoáy bạn muốn tạo nhưng 1 mẹo mà mình thấy hữu dụng cho bản thân là sau khi hứng bóng mình chỉ xoay hông và đồng thời nhúng gối lên. Cánh tay thả lỏng, đánh cùi chỏ lên trước mặt tương đối nhẹ nhàng. Nếu nhúng không kịp thì phải đánh chỏ lên nhiều chút. Cũng có bác thì khoái gập mạnh mà không xoay không nhúng gì cả. Cách nào cũng có lợi có hại. Chủ yếu bác quen cách nào thôi. Cách em xài theo kinh nghiệm là ít hư hơn cách kia.
Đa phần mình thấy sử dụng lực tay, vai, chân, chuyển trọng tâm nhưng ít thấy sử dụng lực hông. Với mình mối nối này rất quan trọng.
 

panga

Contributor
Quả giật cực xoáy mà bóng đã xuống thấp thì ta có 3 lựa chọn:
-Moi xoáy lại, nếu vợt mút thích hợp và đủ trình thì ta có thể tạo bóng còn xoáy hơn đối thủ, tùy vào trường hợp mà moi cao hay thấp có lợi thế hơn
-Đở bóng bị động, ngữa vợt nhưng chủ động thêm ít xoáy ngang hay xoáy ngang tới, bằng cách đánh xéo nhẹ vào bóng. Nếu đối thủ giật xoáy có pha ngang thì chỉ cần bật nhẹ lại, bóng sẽ trả lại khá lạn. Đối thủ sẽ đánh sát thủ, nhưng độ thành công ko cao, ta cứ lùi xa ra và phòng thủ hoặc phản công. Quả này nếu trình cao và liều mạng thì có thể bạt nhẹ lại, bóng đi thẳng vào lạn, chỉ đánh dc khi bóng chưa quá thấp.
-Cắt nhẹ, chủ yếu là đở vào bàn, có tí xoáy giật lại, chuẩn bị ăn tiếp quả bạt.
Nếu qua bh thì bắn 1 phát 5/5, thường là ăn điểm luôn.nhưng qua fh thì mình thường hỏng quả này, giật lại nhưng bóng nó tụt nhanh quá thành ra hụt hoặc dư ra bàn khá nhiều. Để thử Cắt lại xem sao, mình cắt fh cũng tạm , sao k thử ta.
 

P-500

Top Contributor
Nếu qua bh thì bắn 1 phát 5/5, thường là ăn điểm luôn.nhưng qua fh thì mình thường hỏng quả này, giật lại nhưng bóng nó tụt nhanh quá thành ra hụt hoặc dư ra bàn khá nhiều. Để thử Cắt lại xem sao, mình cắt fh cũng tạm , sao k thử ta.
Trong 3 lựa chọn trên thì em thường chọn giải pháp đỡ lại an toàn, có thêm tí xoáy ngang gọi là hù dọa. Sau đó nhanh chón hồi bộ chờ phản công.
 
Top