Phần 5: Điểm chạm bóng trên mặt vợt.
Tất cả những nguyên tắc và lý thuyết đã trình bày sẽ là vô ích vì đó mới là những điều kiện "cần" cho cú giật mạnh, vì thế, những thử nghiệm theo nguyên tắc 90 độ chắc chắn sẽ không thành công. Điểm đánh trên mặt vợt là điều hiện "đủ" để có sự khác biệt trong uy lực của bóng giữa 2 VDV khác đẳng cấp cho dù cùng giật bằng một cây vợt. Sự khác nhau này cũng giải thích hiện tượng giật động tác giống hệt Ma Long, vợt cũng giống nhưng bóng bay lại không giống, VDV nước ngoài đánh theo nguyên tắc xoáy xuống úp vợt, xoáy lên ngửa vợt như clip, nhưng thử đánh theo thì kết quả lại ngược lại, bóng bay ra ... hàng rào.
1. Luật của ITTF và hệ quả:
Mọi việc bắt nguồn từ điều luật 2.4.2 của Liên Đoàn BBTG (ITTF): Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bên trong cốt vợt có thể được tăng cuờng bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm.
Chính "85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên" này làm vợt BB có đặc tính là các điểm chạm bóng trên mặt vợt đều tác động vào bóng khác nhau mà ai cũng biết. Tuy nhiên, đa số ý kiến về sự khác nhau này lại không nắm rõ về đặc tính của gỗ mà chỉ cho rằng theo nguyên tắc cánh tay đòn: điểm chạm bóng càng ra đầu vợt thì càng mạnh, trên thực tế thì điều này hoàn toàn sai lầm làm hạn chế những kỹ thuật của người chơi, đặc biệt là kỹ thuật giật bóng.
Với điều luật trên, ITTF đã khống chế sự đơn giản của BB nếu vợt được phép làm bằng kim loại, điều không khó với những người chế tạo, vì khi đó, đúng là điểm chạm bóng càng ở đầu vợt sẽ càng mạnh, hai điểm chạm bóng có khoảng cách bằng nhau tính từ cán sẽ giống như nhau, bởi vì cốt kim loại sẽ không có tính đàn hồi như gỗ, hay có, nhưng gần như không đánh kể để có sự khác biệt. Với mặt vợt gỗ, việc nghiên cứu về sự đàn hồi khi chạm bóng kết hợp nguyên tắc 90 độ sẽ giải mã những khác biệt trong cú giật mạnh và chuẩn của các VDV hàng đầu TG so với chúng ta và từ đó, chúng ta cũng cải thiện được kỹ thuật giật đáng kể.
Với vợt bằng gỗ, lực va chạm khi vợt và bóng tiếp xúc nhau chỉ tạo ra những đàn hồi rất nhỏ, gần như không thể thấy bằng mặt thường vì chúng chỉ dao động trong thời gian rất ngắn với cự ly vài dem (1 dem =1/10mm) nhưng đã tạo ra sự khác biệt rất lớn khi chạm bóng ở điển khác nhau trên mặt vợt. Để phân tích rõ hơn sự khác nhau này, cần phải biết những hướng đàn hồi của mặt vợt.
Do có hiện tượng đàn hồi, mặt vợt sẽ có những đàn hồi như sau (hình vẽ của tác giả Dong_tedi):
Tại điểm 1 (thuộc trục X), nếu bắn mạnh quả bóng không xoáy vào theo phương vuông góc với mặt vợt, bóng nảy ra thẳng đứng theo đường bắn vào ==> không có đàn hồi đáng kể. Tại điểm 2 đầu vợt (thuộc trục X), bóng sẽ lêch đi một góc do đầu vợt đàn hồi, thời gian lưu bóng trên mặt vợt do vậy cũng lâu hơn ==> mặt vợt đàn hồi theo trục Y. Tại điểm 3, vợt cũng đàn hồi và làm bóng lệch đi một góc, thời gian lưu bóng ngắn hơn tại điểm 2 nhưng lực bắn ra nhanh hơn vì đàn hồi theo trục X. Tác giả không vẽ điểm 4, là điểm đối xứng với điểm 3, vì tương tự là bóng cũng nảy ra với góc lệch như điểm 3 nhưng khác hướng (điểm 3 bóng sẽ nảy về bên phải của vợt, còn điểm 4 bóng nảy về bên trái của vợt). Tuy nhiên, chúng ta sẽ khảo sát sự khác biệt giữa 2 điểm 3 và 4 này dưới góc nhìn của nguyên tắc 90 độ để thấy được ảnh hưởng ngược nhau hoàn toàn của nó trong kỹ thuật giật bóng ở phần tiếp theo.
Sự đàn hồi này được các hãng sản xuất cốt BB nhận thức rất sớm nên họ đã tìm cách hạn chế hiện tượng trên và cũng "lách" luật bằng cách dùng cacbon (mang tính kim loại) để giảm bớt hiện tượng này vì cho rằng sự đàn hồi của gỗ sẽ làm mất chính xác cho cú đánh khi chạm bóng ở nhiều điểm khác nhau trên mặt vợt. Trên các quảng cáo xuất hiện đồng thời với công nghệ ứng dụng cacbon vào sản xuất, người ta thấy các hãng đã dùng khái niệm vùng Sweet Spot để biểu thị khu vực đánh bóng chuẩn xác của vợt, là một diện tích hình tròn nằm trên mặt vợt, với lời quảng cáo công nghệ cacbon đã mở rộng tối đa vùng Sweet Spot này. Thực tế là với điều luật của ITTF trên (85% chiều dài là gỗ tự nhiên), vợt BB không thể tránh khỏi tác dụng của đàn hồi, nhưng lý thú hơn là, hiện tượng đàn hồi lại được nhìn nhận là có lợi nhiều hơn khi sử dụng mút phù hợp để tạo xoáy. Vấn đề lý thú trong nhận thức này là do lý thuyết về xoáy tạo quỹ đạo bóng sẽ được trình bày ở phần sau.
(còn tiếp)
Trước khi viết tiếp phần 5, Th xin trở lại một phần ngắn với chủ để hiệu ứng bật ngược của mút và hai khái niệm đàn hồi của cốt vợt: xa góc 90 độ và gần góc 90 độ vì chúng có liên quan mật thiết đến phần trình bày về cốt vợt.
1. Hiệu ứng bật ngược: như đã phân tích, nếu tình trạng tiếp xúc bóng không tốt giữa vợt và bóng thì hiệu ứng bật ngược sẽ không xảy ra như mong muốn của người chơi, bóng sẽ không tạo ra xoáy ngược tốt và kém khả năng cắm vào bàn làm cú đánh có tỷ lệ chính xác thấp. Vậy trong trường hợp tiếp xúc kém, hiệu ứng bật ngược xảy ra như thế nào?
Quan sát lại clip từ 1:04, chúng ta thấy rõ là bóng xoáy lên khi chạm vợt thì bay vọt lên theo hướng song song với mặt vợt, xoáy của bóng có đổi chiều nhưng kém.
Có nghĩa là khi lực va chạm kém bóng sau khi chạm có đổi chiều xoáy, nhưng hướng bóng bị tác động bởi xoáy (bóng đến) nên lăn một chút trên mặt vợt rồi vọt lên theo hướng gần song song với mặt vợt như hình sau:
Và người chơi BB đều biết là muốn bóng bay trở vào bàn, cần úp vợt và đẩy mạnh về phía trước hơn, bóng sẽ bay cắm xuống hơn.
Cả hai trường hợp đều là trường hợp bị xoáy khi hiệu ứng bật ngược kém, nhưng trường hợp 2 là hiệu ứng xảy ra tốt hơn nên xoáy được tạo ra tốt hơn nên có quỹ đạo cắm hơn.
(còn tiếp)
Từ hình 1 và kiến thức về hiện tượng bị xoáy, ta có thể nhận định về cú giật bóng xoáy lên úp trên đầu bóng như sau:
Bóng bật ra theo phương gần song song với mặt vợt, tạo cảm giác muốn giật bóng lên hay xuống thì úp hay ngữa mặt vợt, bóng sẽ theo chiều, kỳ thực là bóng bị xoáy. Nếu tăng tốc độ tay thêm, chúng ta chỉ có thể làm tăng thêm tốc độ bóng ra làm cho bóng ... dễ ra ngoài bàn hơn nữa vì không có độ cắm (thiếu xoáy).
Dù có chênh lệch về độ cắm so với giật theo nguyên tắc 90 độ, nhưng với người quen coi các trận đấu quốc tế, rất dễ nhận ra sự khác biệt khi bóng giật của cao thủ TG luôn có độ cao hơn hẳn các VDV VN nhưng bóng vẫn chạm bàn dễ dàng hơn cú giật sát lưới mà thường ra ngoài của VDV VN. Sự khác biệt này còn tăng thêm nếu so về uy lực độ xoáy lẫn tốc độ của bóng.
2. Khái niệm về đàn hồi "xa góc 90 độ" và "gần góc 90 độ";
Như đã nói, mặt vợt bằng gỗ sẽ có đàn hồi khi chạm bóng có lực va chạm mạnh, dù độ đàn hồi là rất nhỏ đến mức không thấy vì chưa được 1/2mm. Sự đàn hồi đó cũng diễn ra theo hai hướng ngược nhau: xa góc 90 độ và gần góc 90 độ.
Xa góc 90 độ nghĩa là khi bóng chạm vợt, độ đàn hồi của vợt làm cho góc hợp bởi hướng bóng và mặt vợt lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc 90 độ. Do đó, càng làm giảm đi lực va chạm, hiệu ứng bật ngược càng kém dẫn đến hiện tượng bị xoáy khi đánh.
Ngược lại, việc đàn hồi làm hướng bóng hợp với mặt vợt gần đến góc 90 độ sẽ khiến lực va chạm tăng mạnh hơn, hiệu ứng bật ngược dễ xảy ra làm bóng xoáy hơn, cắm hơn.
Chúng ta dựa vào nguyên tắc góc 90 độ và đàn hồi của mặt vợt để có thể xác định điểm chạm trên mặt vợt ở đâu để có thể tạo xoáy và tốc độ dễ dàng và hiệu quả nhất khi giật.