Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Đâu là con đường luyện tập Bb nghiệp dư

panga

Contributor
có lúc mình có tuổi tí (U40) bỗng dưng muốn quay đầu, chiều bỏ nhậu, tối bỏ karaoke em út. Vì thấy sức khỏe lao dốc k phanh
Tìm đến Bb vì ai hồi bé cũng gặp mà...
Vậy thì mấy bác bụng bự rủng rỉnh tiền nhập môn với mấy đường như sau:
1/Vỡ lòng :
-lọ mọ lên dien dan tham khao clb, mò đến xem, làm quen và tập luôn với a chủ nhiệm.,.
-rủ bạn cùng tập >> k nhiều
-lính nó tặng vợt vả lôi vào clb >> ok
2/Giai đoạn 2:
Aí theo hướng tập và gặp thầy tốt thì 3-6 thang qua duoc gd 1, vác vợt ra ngoai k bị khi dễ, vào clb nào cũng có bạn đánh. Nói chung kiếm mồ hôi thành công
Ai thuộc nhóm còn lại thì chật vật tí..
cũng xong sau 6tháng
3/Gđ 3 : thua hoài khao khát nâng trình
. Bắt đầu thay đổi cốt mus, tầm sư học đạo. Nghe cây nào hay cứ như sẽ cầm đồ long đao đánh đâu thắng đó ...đắc cỡ nào cũng mua . Cứ thế là loạn tay vì đủ thứ vợt ...ai cũng vầy : gỗ >alc >tamca> zlc >super zlc ... tốn một Đống tiền mà trình thì lẹt đẹt..
Rồi thì ai quảng cáo là dạy hay là tầm đến ngay cứ như 2 ngay sẽ lấy ngay Ngũ âm chân kinh vậy. Thế là thừa nước đục thả câu, người thì chỉ bài cho với tư lợi là bán cốt mus. Người thì quảng cáo tập cho lên trình trong 2-3 buổi với giá trên trời mà nội dung thì củ chuối..
Kq gd 3 là TẨU HOẢ NHẬP MA
KKK
4/Gđ 4: sau khi mất tiền , tgian mà vẫn củ chiối , nên buồn tình muốn bỏ bóng bàn quay về con đường bóng Bia> buồn mà .. càng Bia càng chán, ừ chán thì bán tháo, nào là tamca tem đồng, super zlc, tennery sp,... hết vợt
Thi thoảng quay về clb mượn cây vợt cùi quệt cho có
5/gđ5: tình cờ đọc :http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/306/
Nghiệm ra rằng mình k tập trung vào luyện kỷ thuật mà chạy lung tung mus cốt. Thế là chui vào cốc luyện lại..
Sau 2 tháng chơi cây vợt mềm , mus tàu củ , đánh sút cả quần mà bóng chẳng đi. Thế mà hiệu quả bất ngờ..
Kkk hết TẨU HOẢ rồi
Tạm kết luận:
Con đường ngắn nhất tập luyện hiệu quả :
-chọn vợt chậm, mus bám và k thay đổi
-chọn thầy học bài bản và phải đỗ mồ hôi luyện tập dài
Thầy thì trình nào cũng ok, kiện tướng thì quá tốt. Không thì phải giáo án mục tiêu rõ ràng
-giao lưu thoải mái k sợ thua...
Vậy thôi...
 
Sửa lần cuối:

BBSG

Administrator
Thành viên BQT
Thấy bắt đầu chuyển qua giai đoạn 5 rồi kaaaa
 

PPP

New Member
hình như em đang ở giai đoạn 4 như bác. nhưng em tự nghĩ thấy. Mình đánh bóng vay mượn lực đối phương nhiều quá khi đánh đều. nên em quyết ko mua dụng cụ thừa thải nữa. hiện am đang dùng cố định là cây Mizuno valour, cốt chậm , mút mizuno luôn.

tuy cốt chậm nhưng khi đánh tự mình hiểu là lực mình yếu. và khi tập bóng đều. nên tập phát lực mạnh hơn,..... cảm giác này sẽ thay đổi rỏ rệt khi chuyển sang cây vợt tấn công..
 

panga

Contributor
hình như em đang ở giai đoạn 4 như bác. nhưng em tự nghĩ thấy. Mình đánh bóng vay mượn lực đối phương nhiều quá khi đánh đều. nên em quyết ko mua dụng cụ thừa thải nữa. hiện am đang dùng cố định là cây Mizuno valour, cốt chậm , mút mizuno luôn.

tuy cốt chậm nhưng khi đánh tự mình hiểu là lực mình yếu. và khi tập bóng đều. nên tập phát lực mạnh hơn,..... cảm giác này sẽ thay đổi rỏ rệt khi chuyển sang cây vợt tấn công..
Khi đã quen vợt, muốn đánh mạnh thì kết hợp xoay lườn, vai và cuối cùng là tay. Sẽ thấy mạnh và cực mạnh. Cốt chậm mình có nhiều Tg mà.
 
  • Like
Reactions: PPP

panga

Contributor
hình như em đang ở giai đoạn 4 như bác. nhưng em tự nghĩ thấy. Mình đánh bóng vay mượn lực đối phương nhiều quá khi đánh đều. nên em quyết ko mua dụng cụ thừa thải nữa. hiện am đang dùng cố định là cây Mizuno valour, cốt chậm , mút mizuno luôn.

tuy cốt chậm nhưng khi đánh tự mình hiểu là lực mình yếu. và khi tập bóng đều. nên tập phát lực mạnh hơn,..... cảm giác này sẽ thay đổi rỏ rệt khi chuyển sang cây vợt tấn công..
Khi đã quen vợt, muốn đánh mạnh thì kết hợp xoay lườn, vai và cuối cùng là tay. Sẽ thấy mạnh và cực mạnh. Cốt chậm mình có nhiều Tg mà.
 

panga

Contributor
Rỗi em lại quay lại giai đoạn 2 : Tầm sư học đạo.
- E lang thang nhiều clb hcm nên bác nào muốn vỡ lòng hay thua nhiều muốn vỡ đầu cần chuyên tu thì e biết sơ sơ mấy bác Đội Tuyển và A dưới đây
- khu vực Tân Phú : Tuấn Gấu
- khu vực q 3 : Vũ Quắn
-khu vuc bthanh : Thuận Lác
-khu vuc q 10 : Phu Soc
Khu vực Tiền Giang, long An, Tay Ninh, Cần Thơ,Đa Nẳng. E cũng có thể lấy số đthoai những anh em làm thầy Bb uy tín dùm.
Bác nào có nhu cầu thì inbox em. E gởi
Không quảng cáo cho ai hết, chủ yếu muốn Giúp bác nào muốn tìm thầy uy tín thoi
 

NYBB

Contributor
Các Thầy dạy BB, các HLV BB chuyên nghiệp của VN nói với học trò khi họ nhập môn thế nào - về chuyện trang bị cây vợt để bắt đầu tập BB - thì mình không biết, chỉ thấy nhiều người, nhiều cháu nhỏ xài cốt vợt dòng TAMCA 5000 khá nhiều (Sadius, Primorac, Gegerly, Schlager, Timo Boll T5000...). Còn khi đọc các tài liệu của nước ngoài thì mình thấy hầu hết các chuyên gia BB, các HLV BB, các VĐV đẳng cấp TG... đều khuyên những người mới chơi BB nên chọn một cây vợt chậm (thường là ở mức All-round) hoặc mức OFF- và kết hợp với mút mềm, bám bóng.

Qua bài viết của chủ thớt từ kinh nghiệm của bản thân anh ấy, thì rõ ràng "con đường luyện tập BB nghiệp dư" nhanh nhất nên bắt đầu bằng việc chọn cốt vợt chậm và mút bám - đúng y như lời khuyên của các HLV, các chuyên gia BB nhiều kinh nghiệm của các nước có nền BB tiên tiến.

Vậy tại sao BB nghiệp dự của chúng ta (mình chỉ dám nói BB nghiệp dư thôi) lại có tình trạng ngược lại? Phải chăng dưới đây là một số nguyên nhân:
1. Chúng ta đã ít tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chơi/tập BB của nước ngoài (có đầy trên mạng).
2. Ít tham khảo các ý kiến của những người đã có nhiều kinh nghiệm về chuyện này - chuyện cốt/mút cho người mới tập.
3. Có tham khảo nhưng gặp phải "nhà tư vấn" không có nhiều kiến thức lắm, mà chỉ là kinh nghiệm bản thân (khá tự phát và cảm tính).
4. Phó mặc cho người bán đồBB "tư vấn" và chọn cho mình, trong khi một số người bán hàng lại có rất ít kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề này, và chỉ muốn bán được hàng, "tư vấn" rất nhiệt tình, nhưng nhiều khi lại "tư vấn" trật.

Đó là một vài ý kiến cá nhân của mình về đề tài của chủ thớt.

Còn sau đây mình xin kể 1 câu chuyện thực tế:

Có bạn kia (tạm gọi bạn X) chơi BB cùng nhóm với mình cách đây khoảng 6, 7 năm, xài cây Primorac OFF+. Tập, chơi mãi mà chả lên tay mấy. Mình nhận ra nguyên nhân là ở cây vợt - nó quá nhanh với trình của bạn X - bạn X đánh bóng nhón nhén, có vẻ nhát tay (vì sợ bóng ra ngoài), lâu lâu được quả bạt khi gặp bóng sang cao và dễ thì ...sướng, và hay nhận xét "Em thấy cây này đánh đỡ tốn sức" (thì đương nhiên rồi!). Mình góp ý là nên đổi cây vợt chậm hơn 1 chút, khoảng ở mức OFF- hoặc cùng lắm là OFF, và cho bạn ấy mượn một số cây vợt của mình ở các mức đó (dán mút của bạn X đang xài vào) đánh 1 tuần rồi hãy nhận xét. Bạn X đánh thấy tỷ lệ bóng tốt cao hẳn lên...

Nhưng sau đó ... bạn X vẫn xài cây Primorac OFF+ cho đến... bây giờ (!?) với lý do "Những cây khác đánh thiếu lực" (?), và trình bóng tuy có lên (vì chơi 6, 7 năm thì phải có ...lên) nhưng tình trạng là "lên rất chậm", vẫn nhiều quả đánh hỏng lãng xẹt mà "không biết sao hỏng!"..., vẫn nhát tay, gò bóng cũng nhát, bạt bóng cũng nhát!

Hihi! Mình ra sức khuyên bạn X nên đổi vợt - vì mình muốn bạn ấy cải thiện được trình bóng trước hết bằng việc cầm vũ khí thích hợp hơn - nhưng cuối cùng, mình đã ... thất bại, vì bạn X cứ khăng khăng: "Em cứ thấy thiếu lực thế nào" (!?). Mình in cả các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này cho bạn X tham khảo, thì bạn bảo "Ùi! Xem mấy cái này nhức đầu!"... Đến nước này thì mình Bó tay Chấm Cơm!!!

Và nhiều khi mình tự hỏi: Nếu mà ngay từ đầu, bạn X mua cây OFF-, hay OFF thì có lẽ sau này nếu ai đó đưa cho bạn ấy cây Primorac đánh thử, bạn ấy sẽ khăng khăng: " Cây này nhanh quá, em không kiểm soát được anh ạ!" - có phải thế không nhỉ???
 

BBSG

Administrator
Thành viên BQT
Các Thầy dạy BB, các HLV BB chuyên nghiệp của VN nói với học trò khi họ nhập môn thế nào - về chuyện trang bị cây vợt để bắt đầu tập BB - thì mình không biết, chỉ thấy nhiều người, nhiều cháu nhỏ xài cốt vợt dòng TAMCA 5000 khá nhiều (Sadius, Primorac, Gegerly, Schlager, Timo Boll T5000...). Còn khi đọc các tài liệu của nước ngoài thì mình thấy hầu hết các chuyên gia BB, các HLV BB, các VĐV đẳng cấp TG... đều khuyên những người mới chơi BB nên chọn một cây vợt chậm (thường là ở mức All-round) hoặc mức OFF- và kết hợp với mút mềm, bám bóng.

Qua bài viết của chủ thớt từ kinh nghiệm của bản thân anh ấy, thì rõ ràng "con đường luyện tập BB nghiệp dư" nhanh nhất nên bắt đầu bằng việc chọn cốt vợt chậm và mút bám - đúng y như lời khuyên của các HLV, các chuyên gia BB nhiều kinh nghiệm của các nước có nền BB tiên tiến.

Vậy tại sao BB nghiệp dự của chúng ta (mình chỉ dám nói BB nghiệp dư thôi) lại có tình trạng ngược lại? Phải chăng dưới đây là một số nguyên nhân:
1. Chúng ta đã ít tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chơi/tập BB của nước ngoài (có đầy trên mạng).
2. Ít tham khảo các ý kiến của những người đã có nhiều kinh nghiệm về chuyện này - chuyện cốt/mút cho người mới tập.
3. Có tham khảo nhưng gặp phải "nhà tư vấn" không có nhiều kiến thức lắm, mà chỉ là kinh nghiệm bản thân (khá tự phát và cảm tính).
4. Phó mặc cho người bán đồBB "tư vấn" và chọn cho mình, trong khi một số người bán hàng lại có rất ít kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề này, và chỉ muốn bán được hàng, "tư vấn" rất nhiệt tình, nhưng nhiều khi lại "tư vấn" trật.

Đó là một vài ý kiến cá nhân của mình về đề tài của chủ thớt.

Còn sau đây mình xin kể 1 câu chuyện thực tế:

Có bạn kia (tạm gọi bạn X) chơi BB cùng nhóm với mình cách đây khoảng 6, 7 năm, xài cây Primorac OFF+. Tập, chơi mãi mà chả lên tay mấy. Mình nhận ra nguyên nhân là ở cây vợt - nó quá nhanh với trình của bạn X - bạn X đánh bóng nhón nhén, có vẻ nhát tay (vì sợ bóng ra ngoài), lâu lâu được quả bạt khi gặp bóng sang cao và dễ thì ...sướng, và hay nhận xét "Em thấy cây này đánh đỡ tốn sức" (thì đương nhiên rồi!). Mình góp ý là nên đổi cây vợt chậm hơn 1 chút, khoảng ở mức OFF- hoặc cùng lắm là OFF, và cho bạn ấy mượn một số cây vợt của mình ở các mức đó (dán mút của bạn X đang xài vào) đánh 1 tuần rồi hãy nhận xét. Bạn X đánh thấy tỷ lệ bóng tốt cao hẳn lên...

Nhưng sau đó ... bạn X vẫn xài cây Primorac OFF+ cho đến... bây giờ (!?) với lý do "Những cây khác đánh thiếu lực" (?), và trình bóng tuy có lên (vì chơi 6, 7 năm thì phải có ...lên) nhưng tình trạng là "lên rất chậm", vẫn nhiều quả đánh hỏng lãng xẹt mà "không biết sao hỏng!"..., vẫn nhát tay, gò bóng cũng nhát, bạt bóng cũng nhát!

Hihi! Mình ra sức khuyên bạn X nên đổi vợt - vì mình muốn bạn ấy cải thiện được trình bóng trước hết bằng việc cầm vũ khí thích hợp hơn - nhưng cuối cùng, mình đã ... thất bại, vì bạn X cứ khăng khăng: "Em cứ thấy thiếu lực thế nào" (!?). Mình in cả các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này cho bạn X tham khảo, thì bạn bảo "Ùi! Xem mấy cái này nhức đầu!"... Đến nước này thì mình Bó tay Chấm Cơm!!!

Và nhiều khi mình tự hỏi: Nếu mà ngay từ đầu, bạn X mua cây OFF-, hay OFF thì có lẽ sau này nếu ai đó đưa cho bạn ấy cây Primorac đánh thử, bạn ấy sẽ khăng khăng: " Cây này nhanh quá, em không kiểm soát được anh ạ!" - có phải thế không nhỉ???

Đây cũng là điều 02 năm qua - chúng ta làm quyết liệt : Anh , @P-500 , @toiyeubongban , @theorist v.v.... tư vấn - khuyên đủ đường . Bản thân Em cũng không biết bao nhiêu lần demo v.v......
- Khiếm khuyết rất lớn bắt đầu là dòng lịch sử, các Thầy dạy bóng bàn chúng ta đi với các loại Tamca này trong một cung đoạn quá dài, dài đến nổi 30 năm cũng y như thế và người bắt đầu chơi xem vũ khí của Thầy là số 1.
- Yếu tố kinh tế - sự ràng buộc thương hiệu đối với vđv hạng A trong tài trợ cũng có cái hay nhưng về phần cốt mút trước đây là một lỗi lầm lớn. Khi nhận tài trợ buộc các vđv hạng A phải đánh cốt này - cốt kia, điều này tốt nhưng lại đi theo một lối mòn và, sự ảnh hưởng của nó đối với giới phong trào như thế nào. Chúng ta thấy là cốt nãy thì cần gì phát lực - đánh nhẹ nhẹ là vào bàn rồi , cái sướng đầu tiên ấy mà ông Thầy thấy khỏe là học trò cười , vui như được kẹo v.v.... ít tham gia nghiên cứu và nói cụ thể là ít đọc các tài liệu mà những người khác mang đến . Thậm chỉ đả kích và nói xấu sau lưng là "thằng cha" đó biết gì đâu v.v.... có lúc làm nản lòng người đem đến điều tốt cho giới phong trào.
- Sự vội vả - non nóng là để đạt trình, thể hiện sự tiến bộ của việc dạy. Biểu hiện lớn nhất trong việc đó là giao bóng "đục- chọi- che" mà ông Thầy sẽ "truyền nghề" mà lẻ ra chuyện này chỉ để giải trí. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình bóng bàn ca thán như năm qua. Bóng bàn chúng ta ít pha đánh qua lại và điểm xuất phát của người chơi không có nền móng.

Còn tiếp....
 

toiyeubongban

Top Contributor
có lúc mình có tuổi tí (U40) bỗng dưng muốn quay đầu, chiều bỏ nhậu, tối bỏ karaoke em út. Vì thấy sức khỏe lao dốc k phanh
Tìm đến Bb vì ai hồi bé cũng gặp mà...
Vậy thì mấy bác bụng bự rủng rỉnh tiền nhập môn với mấy đường như sau:
1/Vỡ lòng :
-lọ mọ lên dien dan tham khao clb, mò đến xem, làm quen và tập luôn với a chủ nhiệm.,.
-rủ bạn cùng tập >> k nhiều
-lính nó tặng vợt vả lôi vào clb >> ok
2/Giai đoạn 2:
Aí theo hướng tập và gặp thầy tốt thì 3-6 thang qua duoc gd 1, vác vợt ra ngoai k bị khi dễ, vào clb nào cũng có bạn đánh. Nói chung kiếm mồ hôi thành công
Ai thuộc nhóm còn lại thì chật vật tí..
cũng xong sau 6tháng
3/Gđ 3 : thua hoài khao khát nâng trình
. Bắt đầu thay đổi cốt mus, tầm sư học đạo. Nghe cây nào hay cứ như sẽ cầm đồ long đao đánh đâu thắng đó ...đắc cỡ nào cũng mua . Cứ thế là loạn tay vì đủ thứ vợt ...ai cũng vầy : gỗ >alc >tamca> zlc >super zlc ... tốn một Đống tiền mà trình thì lẹt đẹt..
Rồi thì ai quảng cáo là dạy hay là tầm đến ngay cứ như 2 ngay sẽ lấy ngay Ngũ âm chân kinh vậy. Thế là thừa nước đục thả câu, người thì chỉ bài cho với tư lợi là bán cốt mus. Người thì quảng cáo tập cho lên trình trong 2-3 buổi với giá trên trời mà nội dung thì củ chuối..
Kq gd 3 là TẨU HOẢ NHẬP MA
KKK
4/Gđ 4: sau khi mất tiền , tgian mà vẫn củ chiối , nên buồn tình muốn bỏ bóng bàn quay về con đường bóng Bia> buồn mà .. càng Bia càng chán, ừ chán thì bán tháo, nào là tamca tem đồng, super zlc, tennery sp,... hết vợt
Thi thoảng quay về clb mượn cây vợt cùi quệt cho có
5/gđ5: tình cờ đọc :http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/306/
Nghiệm ra rằng mình k tập trung vào luyện kỷ thuật mà chạy lung tung mus cốt. Thế là chui vào cốc luyện lại..
Sau 2 tháng chơi cây vợt mềm , mus tàu củ , đánh sút cả quần mà bóng chẳng đi. Thế mà hiệu quả bất ngờ..
Kkk hết TẨU HOẢ rồi
Tạm kết luận:
Con đường ngắn nhất tập luyện hiệu quả :
-chọn vợt chậm, mus bám và k thay đổi
-chọn thầy học bài bản và phải đỗ mồ hôi luyện tập dài
Thầy thì trình nào cũng ok, kiện tướng thì quá tốt. Không thì phải giáo án mục tiêu rõ ràng
-giao lưu thoải mái k sợ thua...
Vậy thôi...
Như trích đoạn của chủ thớt ở trên, thời gian 3-6 tháng gì đó theo em chỉ là cỡi ngựa xem hoa thôi. Ngay bản thân em bây giờ sau gần 20 năm mà mỗi lần nhìn lại thì càng thấy mình chưa hiểu thấu vấn đề. Khi bạn đặt ra 1 giai đoạn hay 1 mục tiêu để thực hiện thì phải coi tính khả thi của nó. Tầm 3-6 tháng vừa học vừa chơi thì động tác chưa hoàn chỉnh đã bị sai rồi. Kiến thức là của ông thầy khi truyền lại thì mình hiểu bao nhiêu phần ? vào thực tiễn áp dụng được bao nhiêu phần ? . Ngoài ra mình TIN thầy mình được bao nhiêu phần ? Niềm tin rất quan trọng đấy mấy bác. Ngay cả bản thân em, mình tiến bộ lâu cũng vì không tin thầy, mình nghĩ 'ông này dở hơi , kéo giờ kiếm tiền, tui còn biết nhiều hơn ổng'. Khi đã có ý như vậy thì những gì thầy nói mình áp dụng được bao nhiêu ?????? Thêm 1 điểm nữa là mình ra thời hạn cho bản thân là mình tự ép ông thầy dạy đường tắt để đạt kết quả mong muốn. Nhưng tới khi lâm trận lại đổ thừa, thằng ấy chỉ biết dạy kiếm tiền, dạy gì mà không thắng được ai :rolleyes-61:. Lại có những trường hợp, ông thầy này khuyết trái chỉ cần học quả phải của ổng rồi qua ông kia học quả trái hihi ;) . Cứ ngỡ học hết rồi thì trở thành cao thủ , ai dè trở thành nồi lẩu tả pí lù, lai tạp tùm lum không biết đường nào mà sửa. (GIẢ THIẾT LÀ ÔNG THẦY CÓ TÂM NHÁ MẤY BÁC :laugh:)

Nói tóm lại là niềm tin mấy bác ạ :)
 

toiyeubongban

Top Contributor
Còn sau đây mình xin kể 1 câu chuyện thực tế:

Có bạn kia (tạm gọi bạn X) chơi BB cùng nhóm với mình cách đây khoảng 6, 7 năm, xài cây Primorac OFF+. Tập, chơi mãi mà chả lên tay mấy. Mình nhận ra nguyên nhân là ở cây vợt - nó quá nhanh với trình của bạn X - bạn X đánh bóng nhón nhén, có vẻ nhát tay (vì sợ bóng ra ngoài), lâu lâu được quả bạt khi gặp bóng sang cao và dễ thì ...sướng, và hay nhận xét "Em thấy cây này đánh đỡ tốn sức" (thì đương nhiên rồi!). Mình góp ý là nên đổi cây vợt chậm hơn 1 chút, khoảng ở mức OFF- hoặc cùng lắm là OFF, và cho bạn ấy mượn một số cây vợt của mình ở các mức đó (dán mút của bạn X đang xài vào) đánh 1 tuần rồi hãy nhận xét. Bạn X đánh thấy tỷ lệ bóng tốt cao hẳn lên...

Nhưng sau đó ... bạn X vẫn xài cây Primorac OFF+ cho đến... bây giờ (!?) với lý do "Những cây khác đánh thiếu lực" (?), và trình bóng tuy có lên (vì chơi 6, 7 năm thì phải có ...lên) nhưng tình trạng là "lên rất chậm", vẫn nhiều quả đánh hỏng lãng xẹt mà "không biết sao hỏng!"..., vẫn nhát tay, gò bóng cũng nhát, bạt bóng cũng nhát!

Hihi! Mình ra sức khuyên bạn X nên đổi vợt - vì mình muốn bạn ấy cải thiện được trình bóng trước hết bằng việc cầm vũ khí thích hợp hơn - nhưng cuối cùng, mình đã ... thất bại, vì bạn X cứ khăng khăng: "Em cứ thấy thiếu lực thế nào" (!?). Mình in cả các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này cho bạn X tham khảo, thì bạn bảo "Ùi! Xem mấy cái này nhức đầu!"... Đến nước này thì mình Bó tay Chấm Cơm!!!

Và nhiều khi mình tự hỏi: Nếu mà ngay từ đầu, bạn X mua cây OFF-, hay OFF thì có lẽ sau này nếu ai đó đưa cho bạn ấy cây Primorac đánh thử, bạn ấy sẽ khăng khăng: " Cây này nhanh quá, em không kiểm soát được anh ạ!" - có phải thế không nhỉ???
Với câu chuyện thực tế trên theo em vấn đềkhông còn nằm ở cốt mút hay ai đúng ai sai nữa. Nên dù anh có đưa ra lập luận đúng họ cũng bỏ ngoài tai mà thôi. Vấn đề nằm ở chỗ niềm tin của bác ấy thế nào thôi. 1 người khi đặt câu hỏi về vấn đề nào đó, trong tiềm thức của họ đã có câu trả lời cho vấn đề đó. Họ hỏi chỉ muốn có người đồng quan điểm với họ mà thôi. Những logic hay tài liệu không ảnh hưởng gì đến quyết định của họ. Thường ai hỏi ai về vũ khí, em sẽ hỏi lại bạn nghĩ thế nào về vũ khí của bạn ? :rolleyes-61:
 

NYBB

Contributor
Với câu chuyện thực tế trên theo em vấn đềkhông còn nằm ở cốt mút hay ai đúng ai sai nữa. Nên dù anh có đưa ra lập luận đúng họ cũng bỏ ngoài tai mà thôi. Vấn đề nằm ở chỗ niềm tin của bác ấy thế nào thôi. 1 người khi đặt câu hỏi về vấn đề nào đó, trong tiềm thức của họ đã có câu trả lời cho vấn đề đó. Họ hỏi chỉ muốn có người đồng quan điểm với họ mà thôi. Những logic hay tài liệu không ảnh hưởng gì đến quyết định của họ. Thường ai hỏi ai về vũ khí, em sẽ hỏi lại bạn nghĩ thế nào về vũ khí của bạn ? :rolleyes-61:
Mình thì nghĩ, qua những câu chuyện như mình đã kể thì có thể phân loại những người chơi BB ra làm 2 phần chính: 1. Là những người đam mê thực sự và tìm hiểu các kiến thức cũng như tập luyện BB một cách bài bản và cầu thị, chịu khó; 2. Là những người - số này là ít hay nhiều hơn số kia nhỉ? - chơi BB vì cũng thích, nhưng chơi nửa vời, lấy mục đích "chơi cho vui" là chính, kết quả thế nào cũng được, hoặc cũng muốn tiến bộ nhưng... lười suy nghĩ và không thích tập luyện có bài bản (tất nhiên là nói "bài bản" của BB phong trào thôi). Người bạn X của mình trong câu chuyện trên có lẽ thuộc thành phần thứ 2.
 

panga

Contributor
Các Thầy dạy BB, các HLV BB chuyên nghiệp của VN nói với học trò khi họ nhập môn thế nào - về chuyện trang bị cây vợt để bắt đầu tập BB - thì mình không biết, chỉ thấy nhiều người, nhiều cháu nhỏ xài cốt vợt dòng TAMCA 5000 khá nhiều (Sadius, Primorac, Gegerly, Schlager, Timo Boll T5000...). Còn khi đọc các tài liệu của nước ngoài thì mình thấy hầu hết các chuyên gia BB, các HLV BB, các VĐV đẳng cấp TG... đều khuyên những người mới chơi BB nên chọn một cây vợt chậm (thường là ở mức All-round) hoặc mức OFF- và kết hợp với mút mềm, bám bóng.

Qua bài viết của chủ thớt từ kinh nghiệm của bản thân anh ấy, thì rõ ràng "con đường luyện tập BB nghiệp dư" nhanh nhất nên bắt đầu bằng việc chọn cốt vợt chậm và mút bám - đúng y như lời khuyên của các HLV, các chuyên gia BB nhiều kinh nghiệm của các nước có nền BB tiên tiến.

Vậy tại sao BB nghiệp dự của chúng ta (mình chỉ dám nói BB nghiệp dư thôi) lại có tình trạng ngược lại? Phải chăng dưới đây là một số nguyên nhân:
1. Chúng ta đã ít tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chơi/tập BB của nước ngoài (có đầy trên mạng).
2. Ít tham khảo các ý kiến của những người đã có nhiều kinh nghiệm về chuyện này - chuyện cốt/mút cho người mới tập.
3. Có tham khảo nhưng gặp phải "nhà tư vấn" không có nhiều kiến thức lắm, mà chỉ là kinh nghiệm bản thân (khá tự phát và cảm tính).
4. Phó mặc cho người bán đồBB "tư vấn" và chọn cho mình, trong khi một số người bán hàng lại có rất ít kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề này, và chỉ muốn bán được hàng, "tư vấn" rất nhiệt tình, nhưng nhiều khi lại "tư vấn" trật.

Đó là một vài ý kiến cá nhân của mình về đề tài của chủ thớt.

Còn sau đây mình xin kể 1 câu chuyện thực tế:

Có bạn kia (tạm gọi bạn X) chơi BB cùng nhóm với mình cách đây khoảng 6, 7 năm, xài cây Primorac OFF+. Tập, chơi mãi mà chả lên tay mấy. Mình nhận ra nguyên nhân là ở cây vợt - nó quá nhanh với trình của bạn X - bạn X đánh bóng nhón nhén, có vẻ nhát tay (vì sợ bóng ra ngoài), lâu lâu được quả bạt khi gặp bóng sang cao và dễ thì ...sướng, và hay nhận xét "Em thấy cây này đánh đỡ tốn sức" (thì đương nhiên rồi!). Mình góp ý là nên đổi cây vợt chậm hơn 1 chút, khoảng ở mức OFF- hoặc cùng lắm là OFF, và cho bạn ấy mượn một số cây vợt của mình ở các mức đó (dán mút của bạn X đang xài vào) đánh 1 tuần rồi hãy nhận xét. Bạn X đánh thấy tỷ lệ bóng tốt cao hẳn lên...

Nhưng sau đó ... bạn X vẫn xài cây Primorac OFF+ cho đến... bây giờ (!?) với lý do "Những cây khác đánh thiếu lực" (?), và trình bóng tuy có lên (vì chơi 6, 7 năm thì phải có ...lên) nhưng tình trạng là "lên rất chậm", vẫn nhiều quả đánh hỏng lãng xẹt mà "không biết sao hỏng!"..., vẫn nhát tay, gò bóng cũng nhát, bạt bóng cũng nhát!

Hihi! Mình ra sức khuyên bạn X nên đổi vợt - vì mình muốn bạn ấy cải thiện được trình bóng trước hết bằng việc cầm vũ khí thích hợp hơn - nhưng cuối cùng, mình đã ... thất bại, vì bạn X cứ khăng khăng: "Em cứ thấy thiếu lực thế nào" (!?). Mình in cả các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này cho bạn X tham khảo, thì bạn bảo "Ùi! Xem mấy cái này nhức đầu!"... Đến nước này thì mình Bó tay Chấm Cơm!!!

Và nhiều khi mình tự hỏi: Nếu mà ngay từ đầu, bạn X mua cây OFF-, hay OFF thì có lẽ sau này nếu ai đó đưa cho bạn ấy cây Primorac đánh thử, bạn ấy sẽ khăng khăng: " Cây này nhanh quá, em không kiểm soát được anh ạ!" - có phải thế không nhỉ???
Primorac là cây chuyên nghiệp vnam trước sardius cũng là cây gắn với thầy em. Nhưng mà may mắn a tư vấn e chơi vợt gỗ..hi
Như bài viết.,, rôi sau vỡ lòng e cũng bị lệch hướng
 

toiyeubongban

Top Contributor
Mình thì nghĩ, qua những câu chuyện như mình đã kể thì có thể phân loại những người chơi BB ra làm 2 phần chính: 1. Là những người đam mê thực sự và tìm hiểu các kiến thức cũng như tập luyện BB một cách bài bản và cầu thị, chịu khó; 2. Là những người - số này là ít hay nhiều hơn số kia nhỉ? - chơi BB vì cũng thích, nhưng chơi nửa vời, lấy mục đích "chơi cho vui" là chính, kết quả thế nào cũng được, hoặc cũng muốn tiến bộ nhưng... lười suy nghĩ và không thích tập luyện có bài bản (tất nhiên là nói "bài bản" của BB phong trào thôi). Người bạn X của mình trong câu chuyện trên có lẽ thuộc thành phần thứ 2.
Phối hợp 2 dạng trên ta có dạng thứ 3 nữa anh là đam mê thực sự, tìm hiểu các kiến thức cũng như tập luyện BB một cách bài bản chịu khó nhưng lười suy nghĩ, không có tính cầu thị và cả tin. Nhiều lúc vậy mà vui, đúng là cuộc sống đầy màu sắc :laugh:

Nói vui thôi chứ ai mà không cả tin, ai mà không muốn đường tắc, em cũng từng vào mê trận tới giờ chưa biết có ra chưa đây nè :):):). Ngay cả những điều mình cho là đúng cũng chưa chắc gì đã đúng. Nhiều lúc đi vòng lớn cuối cùng lại trở về vị trí cũ nhưng thôi vui là chính :beauty:
 

PPP

New Member
M chơi bong bàn tự phát. cũng nhận thấy là nên dùng vợ off trở xuống là tốt

chia sẻ chut về suy nghĩ cá nhân. M mua nhiều dụng cụ rồi. thực sự người chơi nên tập các kỹ thuật tôt, trươc khi bắt đầu tập đấu. vềkỹ thuật đánh bóng bàn tạm chia ra 5 động tác là giao banh (servec). , vụt banh, giật banh (forehand, forehand loop, bachhand hay backhand loop) . gò cắt banh , đẩy banh (push), chặn banh (block) (M ghi thêm Eng đề tiện moi người search VÌ M XEM ĐÂU ĐÓ TRÊN GOOGLE LÂU RỒI)

đề tậP tốt 5 kỹ năng này thì đòi hỏi phải đánh banh đúng thời điểm và phát lực vào luc vợt chạm banh. lực phát phải tốt nhất cho từng tình huống bóng. Do đó vợt chậm cấp offensive hay OFF trở xuống là tốt nhất đề người tập cảm nhận đc lưc phát bóng của mình. Tập dần với cách tự mình phát lực vào bóng,

Ngoài ra 1 yêu tố quan trọng là vị trí vợt chạm trên mặt bóng phải đúng và tương ứng cho những tình huống banh xoáy. Nên nếu người chơi phong trào ko có kỹ năng phát lực tôt, thì ko thể kiểm soát những tình huống này.

đa phần chơi phong chào là đánh đều trái phải, gò banh vài tháng.... HLV bồi banh, người học trả banh lại điểm rơi cho HLV bồi banh tiếp. Do đó phần lớn lực banh là do HLV tác động vào banh. nên đa phần người hoc dùng vợt nhanh , chỉ cần canh thời điêm banh rơi là ấn nhẹ banh sẽ sang phần bàn HLV đề HLV bồi banh tiếp trả lại.

Khi thi đấu thì dân phong trào thich cái rơ là gò banh qua lại. Lợi dụng vợt nhanh đề gò banh xa bàn bên đối phương làm đối phương lở tay hay gò yếu sẽ bị rúc lưới.

Hay tình huống gò banh lợi dụng banh bung cao để đập.. Do đó những yếu tố này người chơi rất thich vợt nhanh,vì chạm vào là banh đã nhảy hay bay qua bên kia khi effect xoáy chưa kịp tác động.

Đây là những cach thường thấy khi em chơi ở nhiều clb bb.

cach đánh theo kiểu phog trào này. Sẽ thất bại nhanh nêu gặp người đánh tốt ở 5 kỹ năng m nói trên. Vì họ ở tình huống banh nào cũng có thể trả banh lại và sưc tấn công mạnh hơn. tình huống tân công đa dạng hơn. ko quá phụ thuộc ở banh xoáy lên hay xoáy xuống.

SUY NGHĨ NHƯ VẬY. NÊN M ĐANG TẬP TRUNG VÀO TẬP LUYỆN VỚI VỢT OFF. CHỨ KO ĐÁNH VỢT TRÊN OFF NỮA.

CHUNG QUI VỢT TỪ OFF TRỞ XUỐNG BUỘC NGƯỜI ĐÁNH TÁC ĐỘNG VÀO BANH VÀ PHẢI PHÁT LỰC

VỢT TRÊN OFF LÀ MƯỢN LỰC ĐỐI PHƯƠNG ĐỂ ĐÁNH

ĐÂY LÀ SUY NGHĨ CỦA MÌNH. VỚI OFF HAY TRÊN OFF THÌ CÒN PHẢI KẾT HỢP VỚI THỦ BỘ. NÊN MỖI NGƯỜI 1 KHÁC , ĐA DẠNG HƠN, DO ĐÓ SẼ CÓ NHIỀU SỞ THICH KHAC. BÁC NÀO KINH NGHIỆM CHĂC SẼ CÓ LÝ DO KHAC .
 
Sửa lần cuối:

NYBB

Contributor
Mình nhận thấy có một xu hướng khá phổ biến trong cánh chơi bóng phong trào, đó là chỉ tập trung học và rèn các cú đánh tấn công, mà không hoặc rất ít tìm hiểu và tập luyện các cú đánh phòng thủ. Trong bóng bàn có các cú đánh mang tính phòng thủ - tức là khi bị đối phương tấn công thì mình phải tung ra các cú đánh này để chống đỡ, chứ chưa nói là có khả năng phản công lại - như cú chặn bóng gần bàn, lùi ra câu bóng bổng, lùi ra cắt bóng xa bàn, lùi ra câu bóng theo vòng cung tương đối cao (mà tiếng Anh gọi là "fishing"/"câu cá", cú này gần giống cú câu bóng bổng nhưng vòng cung bóng thấp hơn). Những người này do không tập hoặc ít tập các cú này nên chỉ cần đối phương bạt bóng hay giật bóng (chưa cần mạnh) dài ra cuối bàn là đứng nhìn, hoặc quơ tay vung vợt không theo 1 kỹ thuật đánh bóng nào, muốn trúng thì trúng, trật thì trật, bóng đi đâu ko cần biết. Rất đáng tiếc! Khi được khuyên là nên bỏ thời gian ra tập thêm các cú này, có thể không thật nhuần nhuyễn, nhưng trong khi thi đấu, giao lưu mà bị tấn công thì còn biết đỡ bóng an toàn, ko bị chết ... lãng xẹt, thì những người này lại nói: "Tập thếphải chạy nhiều, mệt lắm" (!?). Vậy thì thua rồi. Lại thua ... lãng nhách thôi!

Cái này gọi là chơi mà chơi không tới!
 

PPP

New Member
chặn banh gò banh trong bàn thì M thường hay thấy mà, còn đánh theo phong cach Defense (phòng thủ) là dùng các kỹ năng Forehand chop hay Backhand chop. hiệu suất ăn điểm thương ko nhiều.

Đặc trưng cho lối đánh này gồm các VDV tên tuổi như : Koji Matsushita, Chen Weixing, Joo Se Hyuk .... lối phòng thủ này theo M đoán là khởi xướng từ nhật bản do phải va chạm với lối đánh của chú Lê Văn Tiêt. (em đoán như thế thôi, cái này ai ranh thì xin thông tin kiểm chứng giúp). lối defense này các VDV Nhật Bản, hàn quôc, triều tiên.. rất thích. Nhưng theo M thấy đa phần ko hiệu quả, tấn công mới là lối phòng thủ tốt nhất.

Phòng thủ là lối tấn công bị động, và đòi hỏi kỹ năng chuẩn xác, thể lực tốt để di chuyển đón điểm rơi banh tân công. cach đánh này thì dân Tây có vẻ ko thích và xem clip hiếm và hầu như ko thấy VDV châu âu, hay trung quốc.. nào đấu theo lối Defense này, riêng có Chen weixing VDV đưc gốc china là sd,

còn lối đánh bóng treo cao (Fishing) thì do đk phong trào nên clb ở vn mình toàn thấp trần. làm sao treo banh cao đc. khoảng lùi đồi khi trên dười 3m. ko có khoảng lùi đề tập , mà thực sự đây là tình huống bị động, nên nó cũng có tính may rủi rất nhiều...

khi luyện tập lại rất cần nhiều thời gian để nhuần nhuyễn và chính xac. nên đa phần người chơi phong trào (bản thân như M) it dợt . mà tự phát dợt kiểu này. bạn tập banh với mình rất dễ bực bội nữa

M nghĩ như thế nên comment nhiệt tâm, có í gì phật lòng, bac xí xóa. :D
 
Sửa lần cuối:

NYBB

Contributor
chặn banh gò banh trong bàn thì M thường hay thấy mà, còn đánh theo phong cach Defense (phòng thủ) là dùng các kỹ năng Forehand chop hay Backhand chop. hiệu suất ăn điểm thương ko nhiều.

Đặc trưng cho lối đánh này gồm các VDV tên tuổi như : Koji Matsushita, Chen Weixing, Joo Se Hyuk .... lối phòng thủ này theo M đoán là khởi xướng từ nhật bản do phải va chạm với lối đánh của chú Lê Văn Tiêt. (em đoán như thế thôi, cái này ai ranh thì xin thông tin kiểm chứng giúp). lối defense này các VDV Nhật Bản, hàn quôc, triều tiên.. rất thích. Nhưng theo M thấy đa phần ko hiệu quả, tấn công mới là lối phòng thủ tốt nhất.

Phòng thủ là lối tấn công bị động, và đòi hỏi kỹ năng chuẩn xác, thể lực tốt để di chuyển đón điểm rơi banh tân công. cach đánh này thì dân Tây có vẻ ko thích và xem clip hiếm và hầu như ko thấy VDV châu âu, hay trung quốc.. nào đấu theo lối Defense này, riêng có Chen weixing VDV đưc gốc china là sd,

còn lối đánh bóng treo cao (Fishing) thì do đk phong trào nên clb ở vn mình toàn thấp trần. làm sao treo banh cao đc. khoảng lùi đồi khi trên dười 3m. ko có khoảng lùi đề tập , mà thực sự đây là tình huống bị động, nên nó cũng có tính may rủi rất nhiều...

khi luyện tập lại rất cần nhiều thời gian để nhuần nhuyễn và chính xac. nên đa phần người chơi phong trào (bản thân như M) it dợt . mà tự phát dợt kiểu này. bạn tập banh với mình rất dễ bực bội nữa

M nghĩ như thế nên comment nhiệt tâm, có í gì phật lòng, bac xí xóa. :D
Mình không nói là nên đánh theo lối đánh phòng thủ. Mà chỉ nói là dù theo rơ đánh tấn công thì vẫn phải và cần thiết phải biết sử dụng các cú phòng thủ. Vì trong thi đấu - dù là các trận đấu phong trào - thì có phải luôn luôn được tấn công đâu. Thế khi đối phương tấn công (gặp đối thủ có rơ đánh tấn công còn mãnh liệt hơn mình) mà mình không biết phòng thủ thì làm sao?

Chuyện một người chọn lối đánh nào là do tố chất, do sở thích và quá trình tập luyện hình thành nên lối đánh phù hợp nhất với họ. Dù là rơ đánh phòng thủ (như Jooseehuyck, Chen Ewising, Masushita... ) nhưng nếu họ tập luyện và có kỹ năng tốt thì vẫn ở đẳng cấp TG như thường, và nhiều cao thủ rơ tấn công khác vẫn bị khuất phục bởi họ.

Ở đây là mình chỉ muốn nêu 1 "tình trạng phổ biến" trong khi chơi và tập bóng phong trào là thường thiên về tấn công mà ít hoặc thậm chí ko biết phòng thủ, nên nhiều khi thua những quả không đáng.

Còn chuyện sân bãi hạn chế chiều cao, độ dài sau bàn... thì bạn nói đúng rồi, cái này mình hoàn toàn đồng ý. Nhưng ko phải tất cả các sân bãi đều vậy. Thế nên theo mình thì dù là phong trào, cũng nên tập cho biết hết tất cả các cú đánh trong BB (thuần thục thì càng tốt), để khi lâm trận, gặp trường hợp cần xử lý bóng thì mình không bị động, hoặc chịu thua quả đó chỉ vì ...không biết đỡ như thế nào!

Một ý nhỏ: Theo các tài liệu nước ngoài mà mình tiếp cận được, thì "fishing" không phải là treo bóng cao như cú "lob" (câu bóng bổng). "Câu cá" chỉ là câu bóng tạo cầu vồng có vòng cung trung trình, chứ không cao như cú "câu bóng bổng".
 
Sửa lần cuối:

panga

Contributor
Mình nhận thấy có một xu hướng khá phổ biến trong cánh chơi bóng phong trào, đó là chỉ tập trung học và rèn các cú đánh tấn công, mà không hoặc rất ít tìm hiểu và tập luyện các cú đánh phòng thủ. Trong bóng bàn có các cú đánh mang tính phòng thủ - tức là khi bị đối phương tấn công thì mình phải tung ra các cú đánh này để chống đỡ, chứ chưa nói là có khả năng phản công lại - như cú chặn bóng gần bàn, lùi ra câu bóng bổng, lùi ra cắt bóng xa bàn, lùi ra câu bóng theo vòng cung tương đối cao (mà tiếng Anh gọi là "fishing"/"câu cá", cú này gần giống cú câu bóng bổng nhưng vòng cung bóng thấp hơn). Những người này do không tập hoặc ít tập các cú này nên chỉ cần đối phương bạt bóng hay giật bóng (chưa cần mạnh) dài ra cuối bàn là đứng nhìn, hoặc quơ tay vung vợt không theo 1 kỹ thuật đánh bóng nào, muốn trúng thì trúng, trật thì trật, bóng đi đâu ko cần biết. Rất đáng tiếc! Khi được khuyên là nên bỏ thời gian ra tập thêm các cú này, có thể không thật nhuần nhuyễn, nhưng trong khi thi đấu, giao lưu mà bị tấn công thì còn biết đỡ bóng an toàn, ko bị chết ... lãng xẹt, thì những người này lại nói: "Tập thếphải chạy nhiều, mệt lắm" (!?). Vậy thì thua rồi. Lại thua ... lãng nhách thôi!

Cái này gọi là chơi mà chơi không tới!
Bác kinh nghiệm cho bài "Kỹ thuật gài bóng phòng thủ và phản công " đê
 

NYBB

Contributor
Đúng rồi, chú @NYBB làm một bài về kỹ thuật gài bóng đi. Cháu cũng yếu khoản này lắm.
Hihi ! Mình trình còi, không dám viết về kỹ thuật khó như việc gài bóng để tấn công. Nhưng mình có thể tìm kiếm các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này và giới thiệu cho mọi người cùng tham khảo.
 
Top