Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Zhang Jike - the master of Mechanism & Physics

Phạm Khánh Duy

Well-Known Member
Hế lô các anh em,

Để nâng cao tinh thần học hỏi ko ngừng nghỉ, và phấn đấu lên đến đỉnh cao. Xin mời các anh em đâm chém để em tiến bộ hơn trong năm nay. Mục đích là để quay lại quận đoàn 7 kiếm ít bia, và trả nốt các mối tư thù...kakaka.

Lý do tại sao là Zhang Jike, thì nói chung, bác nào mê ZJ thì mới hiểu tại sao =))).

Cháo xìn

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6
 
Hế lô các anh em,

Để nâng cao tinh thần học hỏi ko ngừng nghỉ, và phấn đấu lên đến đỉnh cao. Xin mời các anh em đâm chém để em tiến bộ hơn trong năm nay. Mục đích là để quay lại quận đoàn 7 kiếm ít bia, và trả nốt các mối tư thù...kakaka.

Lý do tại sao là Zhang Jike, thì nói chung, bác nào mê ZJ thì mới hiểu tại sao =))).

Cháo xìn

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6
Không biết anh đọc bài này chưa: http://bongban.org/threads/zhang-jike-chia-khoa-di-den-thanh-cong-cua-anh-ay.27521/ có thể giúp ích được nhiều.
 

Phạm Khánh Duy

Well-Known Member
Không biết anh đọc bài này chưa: http://bongban.org/threads/zhang-jike-chia-khoa-di-den-thanh-cong-cua-anh-ay.27521/ có thể giúp ích được nhiều.
Cảm ơn bạn, cái này mình đọc version english cũng khá lâu rồi. Và nghiệm hết 1 năm mới hiểu được sự tinh hoa của Zhang Jike techniques. Mình không phải là muốn đánh giống, nhưng ít nhất muốn áp dụng được tư duy trong từng động tác của Zhang Jike. Nhìn động tác vậy, chứ tự mình sửa cho mình, cũng nhiêu khê lắm. kakaka.
 

toiyeubongban

Top Contributor
Hế lô các anh em,

Để nâng cao tinh thần học hỏi ko ngừng nghỉ, và phấn đấu lên đến đỉnh cao. Xin mời các anh em đâm chém để em tiến bộ hơn trong năm nay. Mục đích là để quay lại quận đoàn 7 kiếm ít bia, và trả nốt các mối tư thù...kakaka.

Lý do tại sao là Zhang Jike, thì nói chung, bác nào mê ZJ thì mới hiểu tại sao =))).

Cháo xìn

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6
Bác có video nào slow motion của bác không ? Cho em coi để mở rộng tầm mắt.
 

miziru

Well-Known Member
Với hình động tác như thế này thì bác đã làm được khoảng 80% là giống ZJK rồi. Xét theo tương đối và những yếu tố khác, tất nhiên bác không thể bằng ZJK ở những điểm mà chỉ có đầu tư tập luyện, thừa kế những kỹ thuật được chau chuốt và chỉnh sửa đến từng chi tiết nhỏ, cảm giác bóng,...
Cảm ơn bạn, cái này mình đọc version english cũng khá lâu rồi. Và nghiệm hết 1 năm mới hiểu được sự tinh hoa của Zhang Jike techniques. Mình không phải là muốn đánh giống, nhưng ít nhất muốn áp dụng được tư duy trong từng động tác của Zhang Jike. Nhìn động tác vậy, chứ tự mình sửa cho mình, cũng nhiêu khê lắm. kakaka.
Bác không muốn đánh giống nhưng lại giống thì tức là bác đang có những "cách tư duy" về từng phần chia nhỏ của kỹ thuật giống họ và tổng thể cũng tương tự. Theo bác, cái bác thiếu ở đây là gì? Khi bác hiểu được thêm 1 phần thì tự bác sẽ giống thêm 1 chút nữa, chứ không phải là muốn giống một cách mù quáng.
Theo những hình trên, em đánh giá khách quan những điểm khác nhau, hi vọng cùng bàn luận với bác để có thể giúp em và bác, cũng như nhiều người muốn hiểu hơn về kỹ thuật của ZJK ( ít nhất là kỹ thuật giật đều, trong lúc tập luyện của ZJK )
+ hình 1 : trọng tâm hơi cao hơn, trọng tâm cần dồn nhiều hơn chút về chân phải, vai phải hơi mở hơn dẫn đến góc vợt hơi mở sang bên phải nhiều hơn, do trọng tâm hơi cao hơn và có lẽ sự khác biệt về cốt mút nên bác có tư tưởng "đè" bóng xuống nhiều hơn ( điều này thể hiện rõ hơn ở hình 2 ).
+ hình 2 : vai phải cao hơn vai trái, vợt úp hơn với ý đồ "đè" bóng xuống nhiều hơn hoặc giật ma sát nhiều hơn ZJK ( nguyên nhân thì có khá nhiều, nhưng có thể nhất là : giật bóng tại thời điểm bóng đang lên hoặc ở đỉnh tức là 2 hoặc 3 , hoặc giật ma sát nhiều hơn ZJK ) nhìn vào hình 4 thì thêm 1 nguyên nhân nữa là do bác giật muộn hơn ZJK 1 chút. ZJK giật bóng khi còn đang ở trước người nhiều hơn và bóng thấp hơn .
+ hình 3 , hình 4 : chính là lúc trước và sau thời điểm tiếp xúc bóng, những tư duy về từng phần của kỹ thuật, động tác sẽ phơi bày ở đây rõ nhất, nếu 2 người không chung 1 suy nghĩ tương đồng thì khó giống nhau được. Bác có động tác khá giống, đó là lý do tại sao em nói lúc đầu là bác giống ZJK 80% trong quả FH này, tuy nhiên điểm khác biệt ở đây rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả của cú đánh. Bác có góc giật cao hơn và tạo nhiều ma sát hơn ZJK,nguyên nhân là do xuất phát vợt và trọng tâm cao hơn ( vai cao hơn ) , bóng đi về sâu về phía bác hơn ( quan sát lúc tiếp xúc hông mở bao nhiêu) . ZJK có sự chuyển trọng tâm tốt hơn bác ( quan sát phần thân trên và đầu gối cũng như độ thả lỏng của chân) . Cánh tay trong của ZJK kết thúc động tác cao hơn bác có lẽ do nguyên nhân cậu ta đánh bóng phía trước người hơn, đánh tiến nhiều về phía trước hơn và với lực nhiều hơn.
Tóm lại với những hình so sánh như trên, theo nhận định của em, bác cần sửa và bổ xung như sau :
+ Trọng tâm hạ thấp hơn chút nữa trong cả quá trình.
+ chú ý hạ vai phải nhiều hơn trong quá trình từ lúc chuẩn bị cho đến khi tiếp xúc xong với bóng ( thường phải kèm với suy nghĩ : đánh bóng ở thời điểm sau khi đi qua đỉnh và đang đi xuống (4), hạ góc giật kẻo bóng đi quá cao hoặc ra ngoài, ... 1 vài kinh nghiệm cá nhân) . Điều này quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả đánh : độ xử lý bóng, lực , xoáy...
+Chuyển trọng tâm nhiều hơn giúp tăng lực và xoáy cho cú đánh.
Còn tiếp xúc mỏng hơn hay dày hơn là tùy vũ khí, ý đồ, tình huống,...
Qua hình động tác của bác, em biết bác có thể chơi mặt Tàu và hoàn toàn có thể chiến luôn với những mặt tàu với độ cứng cao hơn, vì kỹ thuật giật với khớp khuỷu tay cố định này hoàn toàn có thể giật và ổn định với mặt tàu. Có điều bác phải sửa cái vai phải cao hơn vai trái nếu muốn cú đánh uy lực hơn, điều khiển tốt hơn và tránh bị hỏng bóng đáng tiếc.
Có một video phân tích động tác của ZJK có sub English còn phân tích thêm động tác cổ tay ( khá là khó nhìn ) của ZJK với quả giật phải cũng rất là bổ ích, nếu bác và mọi người cần thì em sẽ đưa link, nhưng trình tiếng anh của em thì bập bõm lắm nên ko dám biên dịch.
Tóm lại, trình độ của em thì vớ vẩn thôi nhưng được cái hay mò mẫm, lê la. Nếu có gì sai sót làm các bác phật ý thì mong các bác cứ nói thẳng, em sẽ rút kinh nghiệm, do đầu topic bác mời mọi người vào đâm chém nên em mới "ngứa mồm" , có gì sai mong mọi người cứ thẳng thắn. Còn nếu em nói không sai và các bác cảm thấy em không quá "ngứa mắt" thì em xin cảm ơn.
 

New World

Contributor
Nhờ bác @miziru post mọi người tham khảo, co´ nhiều thành viên giỏi tiếng Anh, co´ thể se˜ dịch phục vụ mọi người :)
 

toiyeubongban

Top Contributor
Có một video phân tích động tác của ZJK có sub English còn phân tích thêm động tác cổ tay ( khá là khó nhìn ) của ZJK với quả giật phải cũng rất là bổ ích, nếu bác và mọi người cần thì em sẽ đưa link, nhưng trình tiếng anh của em thì bập bõm lắm nên ko dám biên dịch.
Thằng này subtitle Eglish chứ không phải English bác ơi, em coi không hiểu nó nói gì luôn :surrender: bác P-500 với New World bơi vào đây coi hộ tí nào. Em bó tay.com rồi bác ạ :ah:

Bác nào muốn tập theo ZJK thì tập chứ em thì 3 thằng em chỉ coi cho vui là Timo Boll, Michael Maze, Zhang Jike chứ không bao giờ tập theo vì lối đánh tụi nó rất dễ gây chấn thương.
 
Sửa lần cuối:

Phạm Khánh Duy

Well-Known Member
Với hình động tác như thế này thì bác đã làm được khoảng 80% là giống ZJK rồi. Xét theo tương đối và những yếu tố khác, tất nhiên bác không thể bằng ZJK ở những điểm mà chỉ có đầu tư tập luyện, thừa kế những kỹ thuật được chau chuốt và chỉnh sửa đến từng chi tiết nhỏ, cảm giác bóng,...

Bác không muốn đánh giống nhưng lại giống thì tức là bác đang có những "cách tư duy" về từng phần chia nhỏ của kỹ thuật giống họ và tổng thể cũng tương tự. Theo bác, cái bác thiếu ở đây là gì? Khi bác hiểu được thêm 1 phần thì tự bác sẽ giống thêm 1 chút nữa, chứ không phải là muốn giống một cách mù quáng.
Theo những hình trên, em đánh giá khách quan những điểm khác nhau, hi vọng cùng bàn luận với bác để có thể giúp em và bác, cũng như nhiều người muốn hiểu hơn về kỹ thuật của ZJK ( ít nhất là kỹ thuật giật đều, trong lúc tập luyện của ZJK )
+ hình 1 : trọng tâm hơi cao hơn, trọng tâm cần dồn nhiều hơn chút về chân phải, vai phải hơi mở hơn dẫn đến góc vợt hơi mở sang bên phải nhiều hơn, do trọng tâm hơi cao hơn và có lẽ sự khác biệt về cốt mút nên bác có tư tưởng "đè" bóng xuống nhiều hơn ( điều này thể hiện rõ hơn ở hình 2 ).
+ hình 2 : vai phải cao hơn vai trái, vợt úp hơn với ý đồ "đè" bóng xuống nhiều hơn hoặc giật ma sát nhiều hơn ZJK ( nguyên nhân thì có khá nhiều, nhưng có thể nhất là : giật bóng tại thời điểm bóng đang lên hoặc ở đỉnh tức là 2 hoặc 3 , hoặc giật ma sát nhiều hơn ZJK ) nhìn vào hình 4 thì thêm 1 nguyên nhân nữa là do bác giật muộn hơn ZJK 1 chút. ZJK giật bóng khi còn đang ở trước người nhiều hơn và bóng thấp hơn .
+ hình 3 , hình 4 : chính là lúc trước và sau thời điểm tiếp xúc bóng, những tư duy về từng phần của kỹ thuật, động tác sẽ phơi bày ở đây rõ nhất, nếu 2 người không chung 1 suy nghĩ tương đồng thì khó giống nhau được. Bác có động tác khá giống, đó là lý do tại sao em nói lúc đầu là bác giống ZJK 80% trong quả FH này, tuy nhiên điểm khác biệt ở đây rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả của cú đánh. Bác có góc giật cao hơn và tạo nhiều ma sát hơn ZJK,nguyên nhân là do xuất phát vợt và trọng tâm cao hơn ( vai cao hơn ) , bóng đi về sâu về phía bác hơn ( quan sát lúc tiếp xúc hông mở bao nhiêu) . ZJK có sự chuyển trọng tâm tốt hơn bác ( quan sát phần thân trên và đầu gối cũng như độ thả lỏng của chân) . Cánh tay trong của ZJK kết thúc động tác cao hơn bác có lẽ do nguyên nhân cậu ta đánh bóng phía trước người hơn, đánh tiến nhiều về phía trước hơn và với lực nhiều hơn.
Tóm lại với những hình so sánh như trên, theo nhận định của em, bác cần sửa và bổ xung như sau :
+ Trọng tâm hạ thấp hơn chút nữa trong cả quá trình.
+ chú ý hạ vai phải nhiều hơn trong quá trình từ lúc chuẩn bị cho đến khi tiếp xúc xong với bóng ( thường phải kèm với suy nghĩ : đánh bóng ở thời điểm sau khi đi qua đỉnh và đang đi xuống (4), hạ góc giật kẻo bóng đi quá cao hoặc ra ngoài, ... 1 vài kinh nghiệm cá nhân) . Điều này quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả đánh : độ xử lý bóng, lực , xoáy...
+Chuyển trọng tâm nhiều hơn giúp tăng lực và xoáy cho cú đánh.
Còn tiếp xúc mỏng hơn hay dày hơn là tùy vũ khí, ý đồ, tình huống,...
Qua hình động tác của bác, em biết bác có thể chơi mặt Tàu và hoàn toàn có thể chiến luôn với những mặt tàu với độ cứng cao hơn, vì kỹ thuật giật với khớp khuỷu tay cố định này hoàn toàn có thể giật và ổn định với mặt tàu. Có điều bác phải sửa cái vai phải cao hơn vai trái nếu muốn cú đánh uy lực hơn, điều khiển tốt hơn và tránh bị hỏng bóng đáng tiếc.
Có một video phân tích động tác của ZJK có sub English còn phân tích thêm động tác cổ tay ( khá là khó nhìn ) của ZJK với quả giật phải cũng rất là bổ ích, nếu bác và mọi người cần thì em sẽ đưa link, nhưng trình tiếng anh của em thì bập bõm lắm nên ko dám biên dịch.
Tóm lại, trình độ của em thì vớ vẩn thôi nhưng được cái hay mò mẫm, lê la. Nếu có gì sai sót làm các bác phật ý thì mong các bác cứ nói thẳng, em sẽ rút kinh nghiệm, do đầu topic bác mời mọi người vào đâm chém nên em mới "ngứa mồm" , có gì sai mong mọi người cứ thẳng thắn. Còn nếu em nói không sai và các bác cảm thấy em không quá "ngứa mắt" thì em xin cảm ơn.
Bác nhận xét đúng quá. Có 1 cái mình làm chưa dược đó là hạ trọng tâm xuống nữa. Thật ra, hạ được, nhưng ko đánh nổi 5 phút, vì mỏi quá. Cơ chân mình yếu hơn cơ chân nó nhiều. Đây là hạn chế.

Thật ra theo nguyên lý, thì mút tàu giật phải ngửa vợt ra, nhưng còn tuỳ vào độ flex của vợt, độ cứng của mút, và độ throw tổng thể. Mút cứng, vợt cứng thì có thể mở vợt đánh thoải mái.

Trong hình trên mình đánh Hurricane Long 5 + H3 38 degree. Chính vì mềm và flex, nên bắt buộc phải khép góc vợt lại 1 tí. Mình giật thì bóng điểm 3 +4 linh hoạt, tuỳ ý định muốn xoáy hay lực, nhưng hầu hết vẫn ưu tiên tốc độ hơn.

Sau khi chuyển lại Vis + H3 Neo 41 degree thì vấn đề góc vợt được giải quyết. Chụp hình lại thì thấy góc vợt mở như Zhang jike. Nên đánh đi đánh lại rồi, về với Vis vẫn hạnh phúc nhất. :)

Jike timing bóng trước mặt, và tạo khoảng cách khá hợp lý cho cú swing của hắn. Trong hình, em không chịu nhảy sang trái, để timing cho tốt, nên dẫn đến trường hợp bóng vào nách, là cứ kẹp nách vào đánh. Thật ra khi xem Jike đánh phải góc né, và bóng vào nách hắn, thì động tác hắn khá giống mình trong hình này. Nếu bác xem clip tập của hắn sẽ thấy.

Về cú giật mà sử dụng cổ tay. Có nhiều người nói khi chạm bóng, thì cổ tay miết lên 1 tí để tạo whip effect. Thật ra sai bét. Muốn có whip effect thì tất cả phải lỏng, từ chân, lườn, vai, cánh tay, và quan trọng nhất là cách cầm vợt. Nếu cầm vợt với 3 ngón cái, trỏ, giữa cứ bấu lấy vợt thì ko thể nào tạo whip effect với cổ tay được. Đó là lý do 1 số bác cột sợi dây cước vào cán, và họ có cảm giác đánh bóng đi xoáy hơn, và lực hơn.

Thật ra trong cú giật phải của Jike có 1 điểm mình chưa hài lòng, đó chính là cú kill shot của hắn. Hầu hết với top spin, Jike ko có cú kill shot signature. Chính vì thế hắn toàn ăn điểm với back hand và cú demi phải huyền thoại. Bây giờ nếu đối giật thì phải của Jike khá cùi mía. Song, mình lại thích lối đánh này, vì đơn giản là nó khá hoa mỹ, và đẹp mắt.

Cú giật phải là cú đánh phải học càng lâu mới càng thấm. Từ khi nghe Jike nó trả lời phỏng vấn, rằng mỗi lần vợt chạm bóng, hắn đều có gắng cảm nhận được điểm tiếp xúc và điểm rơi của bóng ở bên kia bàn. Nghe như kiểu hắn và cây vợt hắn đang trò chuyện với nhau, và hiểu nhau lắm. Thât đáng nể!!!
 

miziru

Well-Known Member
Bác nhận xét đúng quá. Có 1 cái mình làm chưa dược đó là hạ trọng tâm xuống nữa. Thật ra, hạ được, nhưng ko đánh nổi 5 phút, vì mỏi quá. Cơ chân mình yếu hơn cơ chân nó nhiều. Đây là hạn chế.

Thật ra theo nguyên lý, thì mút tàu giật phải ngửa vợt ra, nhưng còn tuỳ vào độ flex của vợt, độ cứng của mút, và độ throw tổng thể. Mút cứng, vợt cứng thì có thể mở vợt đánh thoải mái.

Trong hình trên mình đánh Hurricane Long 5 + H3 38 degree. Chính vì mềm và flex, nên bắt buộc phải khép góc vợt lại 1 tí. Mình giật thì bóng điểm 3 +4 linh hoạt, tuỳ ý định muốn xoáy hay lực, nhưng hầu hết vẫn ưu tiên tốc độ hơn.

Sau khi chuyển lại Vis + H3 Neo 41 degree thì vấn đề góc vợt được giải quyết. Chụp hình lại thì thấy góc vợt mở như Zhang jike. Nên đánh đi đánh lại rồi, về với Vis vẫn hạnh phúc nhất. :)

Jike timing bóng trước mặt, và tạo khoảng cách khá hợp lý cho cú swing của hắn. Trong hình, em không chịu nhảy sang trái, để timing cho tốt, nên dẫn đến trường hợp bóng vào nách, là cứ kẹp nách vào đánh. Thật ra khi xem Jike đánh phải góc né, và bóng vào nách hắn, thì động tác hắn khá giống mình trong hình này. Nếu bác xem clip tập của hắn sẽ thấy.

Về cú giật mà sử dụng cổ tay. Có nhiều người nói khi chạm bóng, thì cổ tay miết lên 1 tí để tạo whip effect. Thật ra sai bét. Muốn có whip effect thì tất cả phải lỏng, từ chân, lườn, vai, cánh tay, và quan trọng nhất là cách cầm vợt. Nếu cầm vợt với 3 ngón cái, trỏ, giữa cứ bấu lấy vợt thì ko thể nào tạo whip effect với cổ tay được. Đó là lý do 1 số bác cột sợi dây cước vào cán, và họ có cảm giác đánh bóng đi xoáy hơn, và lực hơn.

Thật ra trong cú giật phải của Jike có 1 điểm mình chưa hài lòng, đó chính là cú kill shot của hắn. Hầu hết với top spin, Jike ko có cú kill shot signature. Chính vì thế hắn toàn ăn điểm với back hand và cú demi phải huyền thoại. Bây giờ nếu đối giật thì phải của Jike khá cùi mía. Song, mình lại thích lối đánh này, vì đơn giản là nó khá hoa mỹ, và đẹp mắt.

Cú giật phải là cú đánh phải học càng lâu mới càng thấm. Từ khi nghe Jike nó trả lời phỏng vấn, rằng mỗi lần vợt chạm bóng, hắn đều có gắng cảm nhận được điểm tiếp xúc và điểm rơi của bóng ở bên kia bàn. Nghe như kiểu hắn và cây vợt hắn đang trò chuyện với nhau, và hiểu nhau lắm. Thât đáng nể!!!
Kỹ thuật dùng cổ tay "vỗ" ( nên tưởng tượng là vỗ thì đúng hơn là kéo ) vào bóng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi sự chính xác trong thời điểm, cảm giác, độ xoáy của bóng,...Nói chung mình hơi bí khi muốn diễn tả về cái cổ tay, nó đến với mình 1 cách tự nhiên và mình cũng chưa mấy khi để ý đến nó. Gần như là có thì cứ lôi ra dùng, mà cũng chẳng biết có đúng hay ko, chỉ thấy là mang lại hiệu quả khá tốt về lực, xoáy và khả năng xử lý bóng.
Nếu để bình chọn quả phải của ai hiệu quả nhất thì mình xin chọn Wang Liquin và bây giờ là Ma Long ( 2 thanh niên này kiếm cơm bằng FH ) , Zhang Jike với lối đánh 2 càng nên dù có "đổi bộ" nhanh chóng đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể bằng thằng nó "nhăm nhe" giật phải trong bất cứ tình huống nào.
Khi phải đối giật phải xa bàn thì ZJK thường đưa xoáy ngang vào bóng để tạo áp lực hơn cho đối phương, nhưng nói chung FH xa bàn của ZJK không phải là đỉnh ở CNT .
Combo hiện tại đang là : Vis -FH : h3 prov- 41 độ - BH: ten 64-2.1mm . Đến ngày hôm nay thấy tạm ổn, có thể sẽ gắn bó với combo này trong thời gian dài.
 

miziru

Well-Known Member
Thằng này subtitle Eglish chứ không phải English bác ơi, em coi không hiểu nó nói gì luôn :surrender: bác P-500 với New World bơi vào đây coi hộ tí nào. Em bó tay.com rồi bác ạ :ah:

Bác nào muốn tập theo ZJK thì tập chứ em thì 3 thằng em chỉ coi cho vui là Timo Boll, Michael Maze, Zhang Jike chứ không bao giờ tập theo vì lối đánh tụi nó rất dễ gây chấn thương.
Mấy thằng Hàn Xẻng nó dịch đó mà bác, tuy rằng như kiểu google translate nhưng vừa kết hợp xem và chọn lọc phụ đề thì vẫn ra nhiều vấn đề, chú ý học kiểu này rất dễ tẩu hỏa. Các bác newbie tránh xa bí kíp này ra nhé :tire:
 
Em có cái théc méc này muốn hỏi mấy bác chém chút cho vui:

Theo các bác khi giật FH bằng mút Tàu, vào NGAY THỜI ĐIỂM CHẠM BÓNG, các khớp gần vợt gần bóng nhất (khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay...... Tính xa hơn chút nữa là khớp vai và lườn) nó nên ở trạng thái LỎNG hay SIẾT CHẶT (Nói nôm na là GỒNG).

Nếu lỏng thì tại sao và nếu gồng thì tại sao!? :)
 

miziru

Well-Known Member
Em có cái théc méc này muốn hỏi mấy bác chém chút cho vui:

Theo các bác khi giật FH bằng mút Tàu, vào NGAY THỜI ĐIỂM CHẠM BÓNG, các khớp gần vợt gần bóng nhất (khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay...... Tính xa hơn chút nữa là khớp vai và lườn) nó nên ở trạng thái LỎNG hay SIẾT CHẶT (Nói nôm na là GỒNG).

Nếu lỏng thì tại sao và nếu gồng thì tại sao!? :)
Theo cá nhân em là tùy quả đánh bác ạ. Vợt càng rung, độ lưu bóng càng cao thì điều này càng quan trọng và ngược lại.
 

Phạm Khánh Duy

Well-Known Member
Em có cái théc méc này muốn hỏi mấy bác chém chút cho vui:

Theo các bác khi giật FH bằng mút Tàu, vào NGAY THỜI ĐIỂM CHẠM BÓNG, các khớp gần vợt gần bóng nhất (khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay...... Tính xa hơn chút nữa là khớp vai và lườn) nó nên ở trạng thái LỎNG hay SIẾT CHẶT (Nói nôm na là GỒNG).

Nếu lỏng thì tại sao và nếu gồng thì tại sao!? :)
Câu hỏi của bác thuộc dạng khó đấy. haha.
Thật ra, khi tập giật, nên tập thả lỏng và giật đều vào bàn. Từ từ tăng lực và tăng độ nhanh lên theo năm tháng, thì lúc đó weight transfer của bác mới chuẩn. Việc lúc vào bóng nên lỏng hay siết, lúc ấy cơ thể bác ắt sẽ tự nói cho biết cảm giác phải thế nào.

Mục đích tập từ nhẹ đến nhanh là để gia tăng tốc độ lườn từ từ. Như mình, lúc đầu tập giật đều nhẹ, đến khi giật mạnh và giật kill shot không được. Và khi giật thì bị hư. do căn bản là phần cơ lườn chưa phát triển độ nhanh kịp thời với tay. Nên 1 động tác giật, nếu lườn đi trước cánh tay và tay, thì sẽ rất là smooth. Và ngược lại, nếu tay đi trước lườn (điều mà chúng ta hay bị khi cố gắng đánh mạnh), thì bóng đi gượng giụ, và tiếp xúc nó nghe cái tét liền. Mút nhật hay mút tàu gì cũng vậy.
 

Phạm Khánh Duy

Well-Known Member
Em thấy rung và lưu bóng có liên quan gì với nhau đâu.
Mình cũng chưa luận ra phần này. Tuy nhiên nếu gồng siết thì triệt xoáy, banh đánh ưu tiên cho lực. Ví dụ: bóng người ta giật cà ri lên xoáy, mà mình lỏng tay là chết chắc, đánh vậy thì chỉ có chờ bóng rớt rồi dzớt xoáy lên. Còn muốn demi, hay kill shot, bắt buộc phải siết tay, góc vợt mới ổn định được.

Trong các thế đối giật thì mình không siết tay, cơ bản là đứng cách bàn 1m5 thì siết tay bóng đi có lực, nhưng thiếu xoáy. Tốt nhất là nên đánh dạng overcome spin của đối phương bằng cách thả lỏng khi tiếp xúc.
 

P-500

Top Contributor
Em có cái théc méc này muốn hỏi mấy bác chém chút cho vui:

Theo các bác khi giật FH bằng mút Tàu, vào NGAY THỜI ĐIỂM CHẠM BÓNG, các khớp gần vợt gần bóng nhất (khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay...... Tính xa hơn chút nữa là khớp vai và lườn) nó nên ở trạng thái LỎNG hay SIẾT CHẶT (Nói nôm na là GỒNG).

Nếu lỏng thì tại sao và nếu gồng thì tại sao!? :)
Siết chặt hết toàn bộ!
 





sorry vì chèn ảnh hơi bự! ^^

Theo các bác thì trong những quả giật này, Jike nó siết hay là lỏng?

Theo suy nghĩ riêng em thì em ....hơi hơi đồng ý với bác @P-500 rồi đó.
Nhưng mà chỉ hơi hơi thôi!

Vì em chưa làm được! :(
 

miziru

Well-Known Member





sorry vì chèn ảnh hơi bự! ^^

Theo các bác thì trong những quả giật này, Jike nó siết hay là lỏng?

Theo suy nghĩ riêng em thì em ....hơi hơi đồng ý với bác @P-500 rồi đó.
Nhưng mà chỉ hơi hơi thôi!

Vì em chưa làm được! :(
Bác thử kiếm ảnh quả bắt ngắn của nó xem sao :feel_good:
 
Top