Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Rơ hai gai - độc cô cầu bại!

Alibaba

Top Contributor
Em mới vừa tập với một bác, phải thi đấu đụng rất nhiều rơ gai.
Sau khi em chỉ dẫn cách phá bài của gai thì đến phiên em bị nhiều khó khăn, phải dùng những "kỹ năng phụ" để thắng.

Em bảo bác ấy nếu cứ giật bóng thì sẽ chết chắc, nên cố gắng cù cưa rồi chờ bóng cao là bắn Bh hoặc xỉa góc, vì em mô phỏng các bác già đứng một chổ ko thèm di chuyển. Bóng cao nữa thì đập thui. Nghĩa là lấy rơ già đều đánh với rơ gai. Em thấy rằng nếu bên kia cứ xỉa góc và ngửa vợt bắn Bh, ngữa vợt gõ nhẹ bằng Fh thì rơ hai này sẽ bị động - nếu đánh theo lối đơn giãn. Em buộc phải tấn công trước và dứt điểm bằng gai công thì bác kia cứ đúng bài lùi ra đỡ lại (không xoáy), thế là phải đánh cù cưa rất mệt, vì mình cũng không chuyên rơ này.

Em nghĩ, làm gì làm, phải có cú tấn công. Thiếu cú đánh đe dọa thì thủ tốt kiểu nào cũng khó thắng.
Riêng em không phản biện việc gặp rơ già đều là khó chơi nhưng thú thật là em cũng gặp rơ này nhiều họ chơi bóng lỏng nhiều và có người lại chơi trò lốp bóng sang BH em lại thấy dùng gai dài bạt nhẹ sớm bóng trơn tuột thấy thắng dễ hơn có lẽ do em vốn chơi gai dài nhưng theo hướng ' hiếu chiến' là bạt khá nhiều nên cũng thành quen, gần như những giơ già đều hay cắt gò rồi thi thoảng vỗ bóng bằng FH lẫn BH rất khó để ăn em 1 séc nếu chơi trò nhằm BH của em. cũng có người chơi trò đó về bên FH tuy nhiên do em dán gai công vào cốt carbon - em dán vào bên có carbon thực tế để bạt quả lốp bóng sát thủ hơn sau 1 năm chỉ bạt và bạt đến giờ họ mà lốp em có thể chờ nó bay ra xa rồi bạt đối thủ gần như không thể đỡ được, dần dần em nhận thấy em bạt đờ mi luôn nhưng dùng cổ tay nhiều để đảm bảo bóng vào bàn thấy còn nguy hiểm hơn nên giờ dù là xoáy xuống nặng hay lốp về FH em đều bạt kết thúc bắt buộc đối thủ không thể chơi trò đó được nữa. Lúc đó họ sẽ cố giật về hai góc. Hôm nay cũng đánh với 1 người họ giao bóng xốc không lực về BH gai dài em bạt tuốt và bắt họ phải đi nhặt bóng! hì
 

xtung78

New Member
Riêng em không phản biện việc gặp rơ già đều là khó chơi nhưng thú thật là em cũng gặp rơ này nhiều họ chơi bóng lỏng nhiều và có người lại chơi trò lốp bóng sang BH em lại thấy dùng gai dài bạt nhẹ sớm bóng trơn tuột thấy thắng dễ hơn có lẽ do em vốn chơi gai dài nhưng theo hướng ' hiếu chiến' là bạt khá nhiều nên cũng thành quen, gần như những giơ già đều hay cắt gò rồi thi thoảng vỗ bóng bằng FH lẫn BH rất khó để ăn em 1 séc nếu chơi trò nhằm BH của em. cũng có người chơi trò đó về bên FH tuy nhiên do em dán gai công vào cốt carbon - em dán vào bên có carbon thực tế để bạt quả lốp bóng sát thủ hơn sau 1 năm chỉ bạt và bạt đến giờ họ mà lốp em có thể chờ nó bay ra xa rồi bạt đối thủ gần như không thể đỡ được, dần dần em nhận thấy em bạt đờ mi luôn nhưng dùng cổ tay nhiều để đảm bảo bóng vào bàn thấy còn nguy hiểm hơn nên giờ dù là xoáy xuống nặng hay lốp về FH em đều bạt kết thúc bắt buộc đối thủ không thể chơi trò đó được nữa. Lúc đó họ sẽ cố giật về hai góc. Hôm nay cũng đánh với 1 người họ giao bóng xốc không lực về BH gai dài em bạt tuốt và bắt họ phải đi nhặt bóng! hì
Bạn Linh nếu có dịp ra Việt trì Phú thọ công tác hoặc thăm Đền hùng nhớ alo cho mình nhé 0982 121 112. Mình tên Tùng. Rất mong được học hỏi. Mình là gv Toán
 

Alibaba

Top Contributor
Bạn Linh nếu có dịp ra Việt trì Phú thọ công tác hoặc thăm Đền hùng nhớ alo cho mình nhé 0982 121 112. Mình tên Tùng. Rất mong được học hỏi. Mình là gv Toán
Em cảm ơn lòng nhiệt thành của bác nếu có dịp mà gặp nhau được giao lưu thì tốt quá. Chắc rất khó có dịp em ra Đền Hùng vì bây giờ em đã có vợ và con đang nhỏ nên chẳng còn tung tăng được như trước nữao_O. Do gánh nặng cơm áo gạo tiền nên thú thật dù rất khoái môn BB nhưng em phải nghỉ mất mấy năm trước bác ạ. Sau mấy năm chơi lại bây giờ thấy chậm chạm quá nên em cũng nghỉ uống rượu khoảng 1 năm nay và chuyển sang uống bia và hạn chế nên thấy sức khỏe khá tốt trở lại! em nghe nói bác cũng chơi gai thì hay quá.
 
Sửa lần cuối:

Alibaba

Top Contributor
Ban đầu mình chơi 1 gai 1 mút từ lâu và thời gian gần đây chơi thêm combo 2 gai nhưng có điểm chung BH của cả 2 combo đều là gai dài. Tuy nhiên do FH là 2 loại mặt vợt khác nhau rất nhiều dẫn đến lối chơi cũng khác nhau, qua thực tế chơi mình nhận thấy lối chơi ôm bàn mình đã và đang chơi cũng như thấy người khác chơi như sau:


1. Chơi 1 mút 1 gai thì mình thấy đa số chơi theo kiểu sau: Bh chơi gai dài 90% để thủ gài bóng làm nền cho cú FH mút láng. Và nếu ai có FH mạnh cộng với tư duy bên BH gai dài mức khá trở lên thì cũng dễ trở nên có tiếng tăm. Hoặc FH không mạnh chỉ ở mức khá nhưng BH gai dài lại mạnh gây áp lực lớn lên đối thủ cũng là 1 rơ rất khó chịu và thường có chỗ đứng cao trong giới phong trào. VD điểm hình nhất trong nước em chọn 1 phiếu cho Lâm gai với FH mút Tàu.
- Kết luận: BH gai dài đa số phòng ngự, gài bóng, và có thể gọi là sân sau cho FH


2. Chơi 2 gai với BH gai dài còn FH gai công: Bác Tuấn Anh B là điển hình nhất chắc ai cũng biết, tuy nhiên do hiện tại đã rất cao tuổi nếu tính để thi đấu nên lớp trẻ như mình nhìn qua không thấy được hết cái hay. Mình nhận thấy rơ này nó khác nhiều so với kiểu chơi ở mục 1 trên do BH sẽ chủ động gây áp lực, chủ động công nhiều hơn thủ, mà khi đã công được bằng gai dài khá tốt thì tất yếu sẽ có xu hướng xoay vợt nhiều hơn khi đó FH là gai dài càng khác xa hơn nữa.
- Kết luận: gai dài xu hướng tấn công nhiều hơn hẳn(ít cắt hay block đơn thuần, thay vào đó thì: khi tấn công dùng nhiều quả bạt, quẹt, đấm nhanh, bạt và nếu có bắt buộc phòng thủ thường chop block) và có xu hướng biến FH thành sân sau ngược với lối chơi mục 1!!!! Khi cầm 2 gai xoay vợt thì khi đó FH gai dài và BH gai công cả 2 bên đều sẵn sàng tấn công gần như mọi trường hợp thì quá khó chịu và cũng khó luyện tập ngay với cả máy bắn bóng chứ chưa nói đến người tập cùng!nhưng nếu mà tập được thì đúng là 1 bước dễ có tiếng trong giang hồ như độc cô cửu kiếm vậy.

**** Như vậy rõ ràng dù cùng chơi gai dài nhưng do khả năng, mục đích, ý đồ chiến thuật và tư tưởng chơi bóng khác nhau sẽ dẫn đến mặt vợt còn lại được kết hợp vớt mút Nhật, mút Tàu, mút trung tính,mút Gai công ít xoáy, gai công nhiều xoáy, gai công xếp ngang, gai công xếp dọc đó là những thứ em đã chơi có cái thì thử rồi tháo ra có cái thử khá lâu và do topic ta đang bàn đến gai dài đi chung với gai công thì mình có ý kiến cá nhân cũng như đã và đang chơi là chọn gai công có mức xoáy vừa phải vì 2 điều chủ yếu: xoáy vừa phải đủ để giật, giật bạt FH vẫn thắng được BH đối thủ, bạt bóng dễ hơn so với gai công quá nhiều xoáy; hai là khi xoay vợt BH gai công đánh dễ hơn nhiều. Chung quy là gai công phải chọn kỹ lưỡng hơn gai dài dù nó là sân sau, nếu sân sau không khớp, không ăn nhịp thì mất nhiều lợi thế và dễ chán nản với combo này- rất dễ xảy ra ở người có tư tưởng chơi kiểu tạo nhiều xoáy để lợi dụng phản xoáy BH!

3. Có một câu hỏi như sau: Nếu ai đó BH chơi gai dài có khả năng tấn công khá tốt - hay nói cách khác là chơi gai dài khá tốt, FH Tàu khá mạnh trở lên ... thì phải thay FH bằng gai công làm gì? cả 2 càng đều ổn rồi thay làm gì! Mình có nhiều suy nghĩ tuy nhiên tạm thời xin có 1 ý kiến trước như sau:

*FH Tàu mà khá trở lên chuyên đánh dày bóng và hay đứng gần bàn thì khi chuyển sang gai công động tác cũng không phải chỉnh sửa nhiều. Mút Tàu ăn đứt gai công về hiệu quả của cú giật kết thúc nhưng bù lại gai công giật dù ít xoáy nhưng động tác rất ngắn dễ gây bất ngờ hơn và cú bạt của gai công cũng hơn hẳn luôn, gai công ra xa bàn bất lợi thấy rõ nhưng bù lại nó là vua ôm bàn , khi xoay vợt đánh BH sớm thì quá rõ mút Tàu khó chơi hơn hẳn gai công. Nói chung 2 lối chơi này đều chung BH gai dài nhưng chỉ cần thay đổi FH từ mút sang gai sẽ thay đổi rất rất nhiều thứ, thay đổi mục đích đánh FH và dẫn đến thay đổi chiến thuật, nên việc lựa chọn là do sở trường mỗi người vậy.
 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor

1. Forehand gai dài

Khi hoán đổi Bh sang gai công thì dĩ nhiên Fh phải là gai dài. Rơ “hai gai” không phải hay nhờ cú Fh bạo lực – nếu vậy thì đánh 1 gai công Fh kết hợp mút Bh lại hay hơn - mà là độ khó và lắc léo của gai dài phản xoáy đóng vai trò chủ lực, gai công chỉ làm 1 nhiệm vụ là diệt bóng lấy điểm thôi. Có bác sẽ thắc mắc: nếu cầm gai dài bên Fh thì sẽ rất yếu, vì không tấn công được – nghĩa là đối thủ sẽ đổi cánh liên tục và ta sẽ mất 1 càng. Xin thưa là, ở VN đã ít ai chơi gai công bên Fh, thì còn hiếm người chơi gai thủ bên Fh, nên ít ai biết rằng miếng gai này cầm Fh đánh rất là…đặc biệt! Nhiều người cứ thấy cầm gai dài bên Fh lại cười, hoặc chê là “múa, coi thường đối thủ”, “thiếu nghiêm túc”, “phủi”,..gì đó. Các động tác đánh nhìn cũng rất dị và …không đúng với nguyên lý căn bản Hàn Lâm học viện. Nhưng với một người chịu tập luyện nghiêm chỉnh, thì thời gian rèn luyện không nhiều như chúng ta vẫn nghĩ, so sánh với mút láng. Và nếu các cú “quái dị” ấy cứ luôn vào bàn gần 100% thì các bác phải nhìn lại, chưa biết ai cơ bản hơn ai nhé. Vì cấu tạo bàn tay phải, cầm chúc đầu vợt ở tư thế Fh khó hơn Bh một chút (phải bẻ quặt cổ tay nhiều hơn) nên kỹ thuật bên Fh có phần đưa vợt sang ngang nhiều hơn, và dùng cổ tay lật mặt vợt cho ngữa ra. Như thế thì, tuy là 1 góc vợt góc bóng, cùng 1 miếng gai nhưng lúc này tương quan đường đi của bóng và chiều xếp gai đã bị thay đổi. Cầm cây vợt để ngang theo cách ấy sẽ giúp chúng ta tấn công dễ hơn với mút phản xoáy gai ngang, vì chiều gai bây giờ đã xoay như là gai dọc rồi. Nếu các bác tập rất quen thuộc, có thể bẻ cổ tay nhiều cách, nhưng đừng xài kiểu đầu vợt hướng lên nhiều quá. Hướng lên và xuống đều là phản xoáy đối với gai ngang, chỉ có cầm ngang thì nó sẽ có tác dụng hơi bám xoáy hơn tí, dễ tấn công nhất – xoay gai dài sang Fh để tấn công thì…haizzz…sác xuất thắng còn nhiều hơn là gai công đấy! Các bác nào thích xem phim kiếm hiệp, để ý một loại kiếm rất mỏng, có thể uốn cong được, gọi là Nhuyễn Kiếm – loại gai dài mà mang ra tấn công thì cùng một nguyên lý với kiểu kiếm ẻo lả này.

Quen đánh mút úp mà chuyển sang gai dài sẽ thấy rất khó, nhưng đã tập gai cụt quen rồi thì cầm gai dài cũng dễ chơi thôi. Mới đầu ta sẽ thấy đối thủ của gai dài là…cái lưới, nếu đánh theo kiểu gai công thì bóng rất không ổn định: gai công tuy là gai nhưng nó có lớp lót khá dầy so với miếng gai dài phản xoáy, và nó cũng “nhám” hơn. Khi đã công giỏi một tí sẽ thấy chiều dài bàn mới là quan trọng – và ta đã ngữa vợt chỉnh góc đánh tốt, bóng ít vướng lưới hơn. Một khi đã xoay vợt sang Bh gai công, Fh gai dài thì chiến thuật của ta là tấn công toàn diện chứ không còn là phòng thủ phản công nữa. Tâm lý thi đấu chuyển hẵn sang tấn công, quả nào cũng phải tranh thượng phong bằng cách đánh góc, đánh sớm và khó. Gai dài đầu trơn thực sự là khó cho tấn công, bù lại nó đánh chop-block Bh khó chịu hơn, tùy các bác tập luyện mà chọn loại thích hợp.

Nên xác định chiến thuật nào là chủ đạo, cái nào là bổ sung. Vd các bác chơi 80% rơ gai dài bên Bh, chỉ có 20% đổi bài sang Fh đánh gai dài. Hay là các bác đánh ngược lại, nhưng nếu 50% lẫn lộn thì lại không hay lắm. Áp dụng chiến thuật nào là tùy vào đối thủ đang thủ thế gì, và đổi bài khi đối thủ đã quen chiêu, còn đổi qua đổi lại càng nhiều thì bản thân mình càng loạn (đó là em dựa trên kinh nghiệm bản thân mình). Bởi vì thực tế dù có đổi thuần thục không bị trở ngại gì thì cũng không gây khó chịu cho đối thủ nhiều như mình nghĩ. Tuy nhiên, một khi đã cầm Fh là gai phản xoáy mà đánh tốt thì hiệu quả cao hơn cả khi đánh bên Bh nhiều. Lý do là có rất nhiều ng chơi Bh là px, nhưng chỉ có rất ít ng chơi Fh bằng px thôi.

a. Bạt bóng gò xoáy chìm của đối phương

Đây là cú đánh căn bản nhất của gai px bên Fh. Động tác rất gọn và ngắn, ngữa vợt góc lớn hơn 90 độ, đánh thẳng vào bóng, canh đầu lưới cho kỹ. Nguyên lý của cú này là mượn xoáy chìm của đối thủ thành xoáy tới của ta, quả bóng tự động cắm xuống do xoáy mà ta không phải tạo chút gì thêm. Cường độ có thể từ khá nhẹ (hất) cho tới trung bình (bạt có tiếng động) và nếu tự tin và bóng bao hơn lưới có đủ xoáy thì ta có thể bạt bóng dứt điểm như là cầm gai công. Nên tập luyện nhiều bóng có người tạo xoáy sang cho ta bạt, vì cú này khó tập với ng chịu bóng. Vào bóng sớm có lợi thế hơn, góc vợt luôn mở ra. Khi đã quen thì có thể tùy nghi đóng mở góc vợt, thay đổi động tác, chủ yếu là gây phân tâm cho đối thủ, bóng vẫn vào bàn theo cùng một nguyên lý. Bóng mới nặng và rơi nhanh, khá dễ đánh, cú gò của đối phương thường là nãy cao và khựng lại, nói chung là dễ đánh nếu ta vào bóng đúng thời điểm. Nếu gai px chưa tập nhuần nhuyễn có thể sợ những quả bóng lơi ít xoáy không lực, lúc này ta cần phải “ấn” vào bóng thêm một tí để dùng thân gai ma sát, mục đích không phải để tạo xoáy mà là để an toàn hơn. Cấp cao hơn thì ta có thể sủi, quẹt, chém, xoa,…nhưng vẫn đảm bảo phải có tốc độ và điểm rơi tốt.

b. Bạt quả đối phương chém chuội thấp rớt nhanh

Đây là kỹ thuật nâng cấp, khó hơn a. Cũng cùng một nguyên lý nhưng bóng thấp hơn và có lực. Bây giờ ngoài xoáy ta còn có thể mượn lực, nên bóng qua lưới an toàn hơn vì giãm thiểu được nguy cơ trượt bóng do tính không ổn định (mềm) của gai phản xoáy. Vì bóng thấp nên cái lưới là trở ngại lớn nhất, ta chỉ cần đánh qua lưới và nếu chưa tự tin thì đừng đánh mạnh, bóng không đủ xoáy sẽ trôi ra ngoài. Trên nguyên lý thì bóng chuội vẫn có thể dùng gai px bạt chết bóng như thường. Càng nhát tay thì càng khó làm, nên tập luyện thường xuyên nhiều bóng các kiểu, khi vào trận hễ đối thủ nhấn chìm dài là ta đập ngay.

Ở đây em xin nói một chút về chiến thuật, vì chưa chắc ta đánh vào bàn là có thể thắng đối thủ. Cú bạt này chỉ mang tính bất ngờ, về mặt lực và xoáy thì nó chả hơn gì một quả đánh đều, chỉ có cái khó đoán. Quả khựng trên bàn có nhiều lựa chọn chiến thuật hơn, ta có thể làm đủ trò, và vì gần lưới nên độ biến hóa rất lớn, đối thủ sẽ bị động. Nhưng quả cắt chuội mà ta bạt lại thì chỉ có vài khả năng về điểm rơi và tốc độ, đối thủ nào không sợ gai sẽ lợi dụng điểm yếu này, họ sẽ cắt dài cho ta bạt trước rồi phản công của ấy (đấy là cách em đánh với gai px). Cho nên quả này mới nghĩ là mạnh và uy lực, nhưng thực chất là điểm yếu của gai px đánh Fh. Gặp trường hợp đối thủ chờ đánh lại thì ta chỉ nên bạt nhẹ cho bóng vừa đủ qua lưới, nhờ xoáy trả lại nên bóng sẽ rơi thấp, đối thủ khó lòng mà phản công chết bóng, ta sẽ có cơ hội đánh tiếp những quả khác.


 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor

c. Tấn công bóng xoáy tới

Đấy là cách phản công quả moi bóng của đối phương, vì nếu ta chỉ chop-block lại thì đối thủ dám đánh chết Fh của ta – Fh chop-block không phải lợi thế của gai dài, vì cấu tạo tay và cách cầm vợt. Thay vào đấy, ta có rất nhiều khả năng để phản công. Cách đơn giãn nhất là ép xoáy trả lại – tại sao không phải là phản xoáy mà lại “ép” xoáy? Vì khi ta dùng gai dài ma sát, bóng sẽ đi khựng và khó chịu khó đoán hơn là trả bóng phản xoáy (đối thủ sẽ đoán được xoáy và tấn công mạnh hơn). Cách mạo hiểm hơn là ta có thể bạt bóng lại, khi vào bóng ta phải lõng tay và “ấn” dính vào bóng, lợi dụng độ bám của thân gai để lái bóng đi như ý muốn. Gai mắc rẽ hơn nhau ở điểm này, một số loại gai nếu ta đánh kỹ thuật này sẽ rất mau gãy, một số loại hỗ trợ rất tốt và bền. Trên lý thuyết thì cú bạt này bóng sẽ đi thẳng, nên khả năng vướng lưới ra ngoài rất cao, chỉ dành cho cú giật vòng cung cao cho bóng nãy lên cao tầm gấp đôi lưới. Tuy nhiên với bóng mới thì nó lại dễ vào bàn nhờ…trọng lực quả bóng. Đây là cú đánh mô phỏng quả đập của gai công, kỹ thuật y chang nhưng đánh bằng gai dài, hiệu quả chỉ có được khi xài kết hợp với gai công mà thôi. Nhìn thì khó đỡ lắm nhưng nếu đối thủ lùi ra một chút ngữa vợt câu bóng là vào ngay. Cấp cao hơn là quả bạt trượt bóng, vèo một phát tưởng là mạnh lắm nhưng bóng lại rớt trong bàn, vì thiếu lực – như là đánh…tẹt cơ vậy, nhưng là có chủ ý, có tập luyện nhiều chứ ko phải chỉ hứng lên là phang. Quả này tập bài bản lâu ngày trở nên cực kỳ lợi hại vì tính bất ngờ của nó. Đối thủ thường là đứng như trời trồng vì cứ nghĩ bóng sẽ đi mạnh lắm.


d. Phòng thủ bên FH bằng gai dài

Đây là lợi thế của gai dài, phòng thủ phản xoáy và chop-block, nhưng khi cầm Fh thì khá giới hạn – hoặc là có ít người đầu tư đúng mức, cứ nghĩ Fh là phải tấn công. Cũng vì cấu tạo tay, bên Fh dễ phát lực nhưng lại khó hãm lực. Về nguyên lý thì bên Fh vẫn đánh chop-block được (em vẫn làm được khá đều, nhưng phải chuẩn bị và thay đổi tư duy). Vẫn có thể gò hất bóng phản xoáy nhưng độ dẽo của cổ tay không bằng bên Bh, cũng có thể đỡ bóng hoặc xoa bóng phản xoáy hay trả xoáy, cũng có thể tạo thêm chút xoáy nhưng ở khía cạnh phòng thủ. Vì thế em nghĩ nếu cầm gai dài px bên Fh mà phải thủ thì hơi ngược, chỉ nên tập và áp dụng hạn chế.

e. Cắt bóng xa bàn bằng gai dài

Cũng khá dễ nhưng không gây nhiều khó khăn cho đối thủ mấy, chỉ áp dụng khi thay đổi chiến thuật. Bạt nhẹ xa bàn cũng là một cách khá “nhột” nhưng nên hiểu rõ đấy là điểm yếu của gai dài. Lấy yếu chọi mạnh thì không hay lắm.

f. Giao bóng bằng gai dài

Dù là Bh hay Fh, gai dài cũng có 3 kiểu giao bóng chính, và đều tung bóng thấp. Cú thứ nhất là lùa “xoáy tới” ép thẳng vào Bh của đối thủ, cái mình mong muốn họ làm là úp vợt đấm vào bóng. Vì khả năng bóng sụp lưới khá cao do tâm lý sợ xoáy tới, họ sẽ úp vợt, thực tế thì chả có xoáy gì hết! Cú thứ 2 là chém thật “nặng” vào bóng, về phía Fh, rớt trong bàn – về phía Bh cũng được, nếu thấy đối thủ không biết tấn công bằng Bh. Nếu bị bất ngờ theo phản xạ thì đối thủ hơi ngữa vợt ra gò, hoặc ngữa vợt moi bóng lên – thực tế thì cú giao này bóng chỉ sụp xuống (do bóng nặng) mà chả có xoáy gì. Kiểu giao thứ 3 hơi khó hơn, đó là nghèo móc quào đủ kiểu, túa xua điểm rơi (nhưng phải đủ ngắn). Ba cú giao này đều là không xoáy, nếu đối thủ biết trả bóng dài không xoáy qua gai px của ta thì không nên áp dụng nữa. Nếu đối thủ lúng túng thì ta nên xoay vợt chờ sẵn mặt gai công để đập dứt điểm.


 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor

III. Sự biến hóa trong chiến thuật và cách chơi


1. Xoay mặt vợt


Đây là chiến thuật rất thường thấy ở người chơi 1 mặt phản xoáy. Vì nếu cứ giữ một bên thì đối thủ sẽ biết đường mà né, ép hết về phía kia. Khi chơi rơ hai gai thì càng phải xoay vợt, không phải vì đổi xoáy mà chủ yếu là đổi tốc độ. Khi mà đối thủ đang chờ một quả chậm, bị một quả nhanh thì bất ngờ hơn là bị một quả xoáy. Hoặc khi đối thủ đã quen với cú bạt gai công thì ta phải chuyển sang cú bạt xoa của gai dài px (gai công khó làm và bóng vẫn không rớt sát lưới). Đổi gai ta vẫn đổi xoáy được, vì gai công lót mềm xếp dọc kiểu Nhật và Đức rất dễ tạo xoáy. Không cần phải tạo xoáy khủng, chỉ cần nhấn nhá đổi xoáy cực nhanh là đã chiếm thượng phong rồi. Đánh trình cao có thể nhìn ra độ xoáy qua động tác đánh, nếu là mút láng. Vì đánh với mút láng nhiều, họ sẽ phán đoán sai khi ta xài gai công tạo xoáy. Xoay vợt là để khắc phục điểm yếu của cả hai mặt, vd đối thủ đánh hết tay vào gai dài (đang ôm bàn) để hòng đánh “gãy gai” của ta. Nếu nhanh chóng xoay miếng gai cụt ra kê chặn lại thì cầm chắc là chiếm thượng phong. Hoặc khi đối thủ bật những quả dài không xoáy qua bên gai px của ta, nếu xoay vợt kịp thời có thể dùng gai công bật xoáy lại trả một quả giật demi xa góc, rồi chờ đập dứt điểm luôn.


Điểm yếu của chiến thuật xoay vợt là khi động tác đánh quá khác nhau, vd gai px và mút láng, nên phải thay đổi rất nhiều, dẫn tới ta bị động trước chứ đối thủ dư biết đường ứng phó. Các bác bảo, nếu đánh với người xoay vợt giỏi như Lâm Gai, hay bên đều mạnh thì làm gì có điểm yếu? Xin thưa là có đấy, đó là vì khi ta xoay vợt thì chỉ có thể đánh chậm an toàn, khó có cú dứt điểm ổn dịnh – nếu đánh được thì thành cao thủ nhất nhì rùi. Đã xoay vợt thì tính ổn định sẽ bị thấp đi, mà còn đánh cú sát thủ thì khả năng thành công sẽ không cao bằng. Vd cầm gai dài px mà đánh Fh thì sẽ không đánh vừa mạnh vừa đều được, cũng vậy nếu xoay mút ra đánh Bh thì cũng ko thể sát thủ mà đều – như là cầm mút đánh Fh. Bắt bài điểm này, người đánh giỏi sẽ chờ đối thủ xoay vợt mà đoán đầu quả đấy mà giết, chỉ đánh 1 góc, lấy “bất biến thắng vạn biến”. Vd khi đánh với rơ hai gai, em sẽ đánh hết chỉ qua 1 góc Bh (hoặc Fh), bóng dài và ít xoáy, kiểu gì em cũng đẩy hết qua góc ấy. Nếu đối thủ không xoay vợt thì em chả làm được gì (vd em không dám tấn công vì kỵ bóng không xoáy). Nhưng nếu em đoán là đối thủ thích xoay vợt thì em sẽ chờ quả ấy, đang đánh gai dài chuyển sang gai công thì sẽ có phần lung túng, nếu đánh dứt điểm thì chỉ 5/5 thui. Nếu đánh an toàn đổi xoáy đổi lực thì em đã chờ sẳn, hoặc là bắn trả thẳng qua Bh (chờ đối thủ phản xạ sai) hoặc sẽ hốt hết quả đấy sang Fh (cũng là mút khác rồi, giờ là gai thủ, phản xạ có khi không đúng) thế là đối thủ phải lọng cọng cả hai càng. Chính vì điểm yếu đó mà em mới khuyên các bác rằng chỉ nên xoay vợt vào những lúc chiến thuật nhất, không nên lạm dụng. Hai gai đỡ yếu hơn là 1 gai xoay vợt, nhờ vào tính chất giống nhau – cùng là gai.

 

Alibaba

Top Contributor
1. Cái combo này thú thật nhìn cứ ma ma phật phật người ngoài mới xem qua tưởng dễ ăn nhưng khi vào thì rối như gà mắc tóc em đã gặp 10 người thì ít nhất 9 người như thế ở ngoài họ thấy dễ ăn cứ vào đánh thử với em kiểu như bóng dễ như thế sẽ ' đập chết tươi' nhưng vào rồi có khi không có cả cơ hội để đỡ bóng vào bàn chứ chưa nói đến là tấn công lại. Ban đầu em chơi gai cũng hay màu mè, nhưng càng ngày càng ít màu mè hơn, đối thủ có khi họ nghĩ mình thiều nghiêm túc hay tôn trọng họ!

2. Thực tế khi chơi combo này lâu ngày với những người quen thì sẽ xuất hiện vấn đề càng ngày đối thủ càng thua mình ít hơn, mình thắng khoảng cách ngày càng gần hơn. Tuy nhiên sự giảm khoảng cách đó không phải là do đối thủ tiến bộ nhanh hơn mình mà là do họ thích nghi dần với rơ này. Dù là khoảng cách có giảm nhưng rất khó san bằng, khó hơn 2 rơ mút láng đánh với nhau gấp nhiều lần!

3. Tập luyện : khi tập luyện nếu tập với ai quen với rơ của mình càng hay vì chỉ có người quen rơ mới tìm cách đánh vào điểm yếu của mình, điểm yếu của rơ mình ... có như vậy mình mới có cơ hội khắc phục điểm yếu đó ! VD là hồi xưa mới chơi gai chưa hiểu nhiều nên mình cũng ngại quả không lực không xoáy nhanh về gai dài nhưng là chuyện của hơn 10 năm trước rồi, bạn tập của mình cứ nhằm cái đó mà đánh với mình mãi đâm ra mình cũng thích nghi quen rồi từ đó mới phát hiện ra mình phải làm gì, để rồi sau này gặp người ' hiểu về gai' mang cú đó ra nhằm ' trị' mình thì lại càng thua nhanh. Nên nói thật hơi buồn cười là khi tìm bạn tập mình thường tìm 2 đối tượng chủ yếu sau:

- Thứ nhất, là người... mới tập chơi được khoảng 2,3,4 năm, nhóm này thường gọi là biết gò cắt kha khá, biêt giật sơ sơ, biết đánh BH theo kiểu 5 ăn 5 thua. Vì nhóm này thường hay đánh bóng ít xoáy hơn, hay đánh thẳng bóng hơn như quả bạt sẽ là cơ hội để mình tập đánh lại những trái bóng ít xoáy, bóng đi chuội, bóng ít xoáy đi nhanh kiểu tô-ma-hốc còn gì hay bằng.

- Thứ hai, là người có quả FH mạnh, người hay dùng FH để kết thúc, giơ 1 càng cứng để mình tập cắt( cả sớm và lỡ may phải ra xa bàn), tập chop block và một số chiêu khác của gai dài và tập dùng gai công để bạt lại cú giật này cùng một số kỹ thuật khác.

4. Khi mình đã xác định chơi rơ gai dài xu hướng gây áp lực nhiều lên đối thủ nên lẽ thường tình hay tìm đến mấy loại gai' khó chịu nhất ' về 1 mảng nào đó. VD như nếu chơi gai dài mà vốn có khả năng cắt tốt thì có thể chọn miếng nào cắt thủ gây khó chịu - miếng Curl p1R chẳng hặn, miếng này tấn công không dễ dàng lắm nhưng tập dần sẽ quen thôi khi tập được bạn sẽ được 1 mặt gai dài vừa cắt thủ hay( coi như thuộc tính vốn có) vừa tấn công khó chịu( do ta tập luyện). Tuy nhiên nếu bạn chỉ cắt hay mà nếu không có quả tấn công tốt với miếng gai thủ hay này thì rất không nên dùng nó vì bên FH bạn đang là gai công chứ không phải là mút, tức ta gần như không thể chơi trò cắt bóng xa bàn phòng ngự phản công được, sẽ cắt bóng khi bạn cảm thấy các chiêu khác như block, đấm nhanh, mổ thóc... không ăn thua thì tìm đến 1 giải pháp an toàn hơn lại hay hơn.
 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor

2. Xoay cổ tay


Để khắc phục điểm yếu của xoay mặt vợt, bọn Tàu có trò lận cổ tay đổi mặt vợt, hoặc xài vợt thìa nên bên phía Bh có được tới 2 mặt mà không cần xoay mút. Bên ta cũng có nhưng luôn bị xem là phủi hoặc múa, nói chung là bị nhìn dưới con mắt phân biệt – vd cú chưởng xỉa bằng mặt Fh bên Bh, hoặc cú lận cổ tay đánh Bh bên Fh. Đã đánh rơ quái dị thì phải càng có kỹ thuật quái chiêu, thế mới là…đúng bài. Trước đây có ai nghĩ rằng vợt thìa có cú Bh RPB đâu, thế mà giờ ai cũng tập cú này như là một căn bản không thể thiếu của người chơi vợt thìa. Chiêu “chỉa” và “chưởng” một thời cũng nổi tiếng ở Bình Dương vì rất lợi hại – chả biết mặt nào đang được xài (Thanh Chỉa, Sừ Chưởng). Trước đây cú Bh ở VN đánh toàn đẩy đầu vợt tới, vừa chặn vừa bắn. Đứa nào đánh Fh mà bẻ cổ tay (xuống hoặc lên) thì cứ bị HLV sửa với lý do là “sai kỹ thuật”. Nhìn CNT đánh thì ngược lại, Bh chúng đánh vợt ở tư thế nằm chúc đầu xuống rồi mới xoay tới chạm bóng lúc vợt đang ngang, kết thúc đòn mới hướng đầu vợt về trước. Còn Fh thì bọn CNT toàn là vào bóng khi đầu vợt hướng lên, chứ kiểu đầu vợt hướng ngang chỉ dành cho rơ Châu Âu xưa, đánh trễ bóng. Hóa ra bọn CNT đánh sai kỹ thuật VN hết cả rồi! Chơi rơ hai gai mà có thêm mấy cú lận cổ tay bên Bh và Fh thì càng tăng thêm hiệu quả, thắng nhờ bất ngờ chứ không phải nhờ mạnh hay xoáy.


Phía Fh có hai cách lận Bh: đầu vợt hướng lên, bẻ cổ tay về phía Fh, đây chỉ là cách chặn đẩy hoặc “gõ” vào bóng, tư thế này rất khó ngữa vợt ra. Cách hai là bẻ đầu vợt chúc xuống, lòn cổ tay qua mà đánh – kiểu này dễ phát lực cổ tay hơn, mà góc vợt lúc nào cũng ở tư thế mở, kiểu đánh này linh hoạt hơn nhưng nhìn cứ như là múa hoặc “coi thường đối thủ”. Bên Bh thì khó bẻ cổ tay hơn, nhưng trong giang hồ cũng có nhiều rơ “chỉa” lắm, cầm 1 mặt Fh mà bao hết cả hai bên, cú chỉa này rất thích hợp cho gai công vì không cần tạo xoáy và ngắn đòn. Ngoài ra còn có 1 cú nhìn “không nghiêm túc”, đó là lận ngược cổ tay, tấn công như vợt thìa. Cú này cực kỳ hiệu quả khi ta lỡ trớn mà đối thủ lại gò bóng cao dài qua Bh của ta, thế là chỉ cần nghiêng người ẹo vai 1 cái là đánh chát liền, nếu tập nhiều sẽ an toàn và hiệu quả hơn.


Xoay cổ tay cũng mang tính chiến thuật giống như xoay mặt vợt: đánh nhanh những quả mà đối thủ đinh ninh đoán là mình sẽ trả chậm lại. Hoặc tấn công những quả mà đối thủ cứ nghĩ mình mất bộ ko còn tay để đánh. Đây là kỹ thuật khó, ít ai xài, và khi xài cũng nên cẩn thận kẻo đối thủ cay cú nén dao vào mặt ta luôn! Cần phải tập luyện nhiều bóng cho thành phản xạ và hình thành kỹ thuật an toàn, không phải là cú ngẫu hứng.

 

P-500

Top Contributor

3. Đổi khoảng cách đánh, hoán đổi chiến thuật buộc đối thủ phải thay đổi cách đánh


Nói chung là, nếu mà cú Fh gai công đánh không chết đối thủ thì…đừng chơi gai công làm gì, bởi vì cách chơi và kỹ thuật có gì đó sai. Nếu đánh đúng thì lợi thế rất nhiều, chỉ cần một kiểu đơn giãn là ôm bàn mà đập như He Zhi Wen vậy. Tuy nhiên, với bộ chân và cú giao không nhanh như HZW thì chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn râu ria, nhất là khi chúng ta không dám và ko thể đánh những quả quá khó. Hoặc chúng ta có điểm yếu gì đó khiến đối thủ khai thác, dẫn đến việc ôm bàn đánh nhanh trở thành không có lợi. Chỉ khi ấy thì mới nên lùi lại, chuyển đổi chiến thuật từ nhạc Metal Rock sang giao hưỡng Classic ru ngủ. Rơ hai gai cho ta khả năng tấn công tốt cũng như là phòng thủ không xa bàn lắm, vì có thể phản công lật ngược thế cờ. Khi đối thủ đang ở thế phòng thủ xa bàn, mà ta cho đối thủ tấn công trước rồi phòng thủ xa bàn lại, sau vài bóng ta lại ôm bàn tấn công thì hiệu quả sẽ tăng cao hơn. Nên biết gai cụt cắt bóng xa bàn không dễ như mút hay gai dài, nhưng khi đã cắt tốt thì bóng khó tấn công hơn là cắt bằng gai dài hay mút láng. Hoặc có thể đối thủ chơi trò giao bóng dài thấp, mà ta không dùng gai công bạt chết quả ấy, bị đối thủ ép góc đánh trước mà ta không đủ can đảm bạt lại, thì nên lùi lại phòng thủ vài bóng đã.


4. Đổi chiêu thức, sữ dụng gai dài như gai cụt và ngược lại


Cái này trong truyện Kim Dung cũng thường thấy nhắc tới: cầm đao và kiếm nhưng sữ đao như kiếm và kiếm như đao. Tức là em sẽ lấy gai dài tấn công bạt bóng như là gai công, và lấy gai công đánh kiểu phản xoáy. Đánh như thế tức là lấy điểm yếu ra mà đọ với đối thủ, vì sai ngược với sở trường của từng loại. Thế nhưng thực tế chứng minh là trò này lại có tác dụng rất lớn, ít nhất cũng làm đối thủ phải khựng lại suy nghĩ, làm “cắt cơn” sung hoặc thắng luôn không chừng. Nếu đổi chiêu thì cũng nên đổi mặt, cầm gai px bên Fh có lợi thế hơn. Khi mà đối thủ đã bắt đầu quen nhịp, quen xoáy thì ta lại trở về lối đánh trước, giống như làm động tác giả trong bóng đá vậy.


Ta cũng có thể sữ dụng gai cụt như mút láng, thay vì đánh không xoáy kiểu gai công thì ta cứ giật tạo xoáy lưng lửng, đánh y chang như là mút, chỉ có bóng ra là thiếu chút xoáy thôi. Khi đối thủ lỡ đà đoán sai xoáy thì ta lại bạt bằng kỹ thuật gai. Gai dài cũng có thể miết xoáy và tấn công như mút úp, đặc biệt ở một vài loại gai mềm ít phản xoáy lại có thân bám rít. Thỉnh thoảng ta “giật xoáy” hoặc “phản công xoáy” bằng gai dài cũng gây ra hiệu quả bất ngờ.

 

P-500

Top Contributor

IV. Nhược điểm và cách khắc phục


Đây là một rơ rất hay và khả thi trong thời đại bóng mới (chất liệu mới, nặng, to và kém nãy) với các lý do em đã liệt kê ở trên. Có bác hỏi “vì lý do gì mà rơ này vắng bóng ở cấp TG?”. Nếu trả lời câu này thì những câu tương đương sau cũng sẽ có cùng đáp án “tại sao thìa vuông không thấy ai chơi kể từ khi RSM về hưu?”, “tại sao thìa tròn lại mất ưu thế, sau XX còn ai chơi thìa?”, “tại sao gai công lại không nổi trội trong thời đại hiện nay, so với quá khứ 30-50 năm trước?”. Đáp án ít gây tranh cãi nhất là “tại thời thế và…thời trang”. Còn nếu đi sâu vào tận vấn đề thì em tuyên bố lý do bởi vì 3 thứ: bóng to, mút Tàu và Tenergy. Đó là những điều bất lợi thuộc về Thiên Thời, không nằm trên miếng gai hay do chủ quan người chơi. Các bác có thể phản biện, nhưng em sẽ phân tích trước.


Em từng nói bóng mới chơi gai sẽ lấy lại ưu thế, so với loại Celuloid 40mm. Sự thay đổi sang bóng 40mm là nguyên nhân khiến nhiều tay vợt gai về vườn, vì khó tạo xoáy và không còn độ đột biến khi chơi bóng 38mm. Tốc độ bóng 40mm cũng giãm đáng kể nên cú bạt của gai không chiếm ưu thế mấy. Thế tại sao bóng mới 40+ này lại dễ cho gai hơn? Xin thưa đó là vì ở mức độ phong trào chưa có ai tận dụng được độ nặng của quả bóng này để đánh phá nát gai cụt. Ở VN ta chưa có ai giật đủ mạnh để gai cụt mất tác dụng, hoặc giật quá nhanh và xoáy hoán đổi liên tục khiến ng ôm bàn phải bị động. Hơn nữa, vì bóng mới nặng hơn, nên sụp xuống rất nhanh không cần tạo xoáy, giúp cho gai đỡ phần nào khó khăn – cả gai px và gai công. Vì hai gai nên tận dụng hoàn toàn ưu thế này cả 2 bên. Khi ra đẳng cấp TG thì các quả tấn công bằng Tenergy rất khó chịu, nếu đánh xoáy thì không sao nhưng nếu đánh có lực mạnh thì gai thủ ôm bàn sẽ bị hiện tượng “gãy gai” tức là bóng va chạm mạnh quá sẽ bắt vào thân và lớp cao su đế, mất hiện tượng phản xoáy. Vì bóng nặng hơn nên động năng cực lớn, rất khó ôm bàn chop-block. Em nghĩ trình độ cao cũng có cách hóa giải, chỉ là khó khăn hơn mà thôi.


Em xem He Zhi Wen đánh với bọn Tây, chả ngại gì cú dứt điểm bạo lực của chúng (kiểu giật hiện đại, nhiều xoáy nhiều lực) nhưng lại chết với cú loop-drive của bọn Tàu xài H3 – vừa mạnh vừa reload rất nhanh. Rơ hai gai bắt nguồn từ trong nước Tàu, rất phổ biến trong thời kỳ mút Tension thế hệ đầu (MarkV, Sriver,..) và vẫn chiếm thượng phong cho tới khi mút Tàu cứng bám như 729 chiếm ưu thế. Em có thể nói, mút Tàu cứng bám là khắc tinh của gai công và gai thủ, bởi vì nó không ngại bóng khác xoáy – chỉ cùng 1 kỹ thuật và góc vợt, mút Tàu cứng có thể đánh chết hết các loại xoáy lưng lửng từ mặt px. Mút Tàu cũng không sợ cú chop-block, vì càng nặng nó càng…thích! Chỉ cần lùi ra một chút thì gai công cũng không làm gì được, nếu bộ chân đủ tốt. Cho nên rơ hai gai nếu đánh với đối thủ biết sử dụng hết tính năng của mặt mút cứng bám (mút Tàu gì cũng được, không nhất thiết H3) thì gai rất cực khổ, phải dùng rất nhiều chiêu trò mới thắng nổi. Thế nhưng, ở VN hiện nay cũng chưa có cao thủ mút Tàu nào tuyên bố là không kỵ rơ hai gai này. Ngay cả dù không kỵ thì muốn thắng cũng phải biết cách.


Chính vì bóng mới, Tenergy, mút Tàu nên rơ hai gai thường bị loại từ vòng bảng, chỉ thích hợp cho các ông già Tàu cầm vợt thìa. Nếu ra khỏi đẳng cấp chuyên nghiệp thì chúng ta lại gặp rất nhiều cao thủ xài vũ khí như thế, và nói thật lòng, thắng được họ cũng chua loét. Chiến thuật thường dùng là buộc họ tấn công rồi mình đánh lại, lợi dụng tính chất phản xoáy em sẽ đẩy bóng có chút xoáy chìm sâu về cuối bàn. Em chờ dù là gai px hay gai công cũng chỉ có thể đánh trả lại một quả dài chứ không thể gần sát lưới được, độ xoáy cũng tầm vừa đủ như đánh đều. Nếu đối thủ gò lại thì kiểu gì cũng dài, mà lại càng dễ cho mình. Sau quả đánh dứt điểm chéo góc hay vào bụng ấy, chỉ ngại gai cụt phản công, nên vẫn giữ khoản cách. Nếu đối thủ xài gai dài chop-block thì kiểu gì cũng phải dài (vì lực đánh rất mạnh, không dài thì cũng cao) dư thời gian để em nhào vào đánh tiếp quả nữa. Khi em đánh chiến thuật này thì các tay gai buộc phải lùi lại phòng thủ hoặc tấn công rát vào, vì không thể cầm cự. Bóng mới có lợi cho cả mút Tàu và gai, nhưng mút Tàu chiếm lợi thế lớn hơn. Tenergy quá mềm nên nhiều người đã đổi sang xài Spin Art hoặc những miếng có cùng tính chất mà cứng hơn, nhờ thế nó vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ở cấp độ phong trào, em chẳng thà xài hai gai mà cả năm cũng chẳng cần thay mút hay phải suy nghĩ chuyện vũ khí, vẫn ngon hơn là xài Tenergy vừa tốn tiền lại mau hư, chưa chắc gì đã bằng hai gai. Nếu nói mút Tàu là nhất, thì gai là nhì.


Tuy là ở thế yếu, thế kỵ, nhưng nếu em cầm hai gai mà phải đối đầu với rơ mút Tàu thì chưa biết ai hơn ai, nếu như bên kia chỉ có mút mà không biết xài (chưa chắc đã là mút tốt và phối hợp đúng chiến thuật). Đâu phải ai cầm mút Tàu cũng giật mạnh như CNT, nếu họ chỉ biết mút Tàu ở khoản “nhiều xoáy” thì cầm chắc là chết với gai. Em cứ đánh hết qua Fh, khi chop-block thì em ép góc sát lưới, nhát tay là em tấn công liền. Mút Tàu có thể rất mạnh, nhưng cũng chỉ có thể khai hỏa khi bóng có xoáy, nếu không xoáy và ít lực thì phải đòi hỏi rất nhiều mới có thể đánh chết gai được, nên em rất yên tâm. Chưa kể những quả hất bóng cắm sụp xuống chéo cạnh, không đủ bộ chân và tốc độ để đánh sớm thì làm gì được nhau? Nếu bạt gai công, cũng nên nhắm thẳng vào mút Tàu mà bạt. Trình độ đánh mút Tàu như ở VN, làm gì có cơ hội cọ xát gai công thì làm sao có thể phản công được – mà đỡ lại thì rất dở, chả gây khó khăn gì cho gai công. Để đối giật phản công bóng bạt của gai công thì đòi hỏi trình độ phải rất cao, tốc độ nhanh và chính xác. Nếu không phải là cao thủ thực sự thì chết còn nhanh hơn là chơi mút thường nữa.


Một điểm kỵ thường thấy ở ng chơi gai là họ lại kỵ gai! Khi cả ai không làm gì được thì ai đều hơn sẽ thắng, thế thì rơ hai gai nên tự tin lấy phần thắng – vì cốt vợt rất chậm, nên độ an toàn cao hơn gai đối thủ (thường là đi chung với vợt carbon để tăng độ độc). Nếu gặp gai công bên Bh thì càng dễ thắng hơn, vì nếu ta tấn công không xoáy (gai nào cũng được) về phía Bh gai công của đối thủ (thường là lót mỏng và chơi gai medium để tăng độ khó) thì cầm chắc bên đối thủ sẽ rất lúng túng. Gai công Bh kiểu VN chỉ là để phản công bắn và đấm, ít ai biết tấn công bằng kiểu bắn vẩy cổ tay, đa số là để lấp yếu điểm bên Bh, để mượn lực,…vì vậy sẽ rất kỵ bóng không lực đánh vào. Gặp rơ cắt xa bàn thì càng thích, nhờ vào cú nghèo bóng rớt trên bàn của gai px và cú đập khó cắt lại. Gặp rơ “quốc bảo” thì càng vui, vì cú đập Fh gai công rất khó phản công bằng vợt carbon cứng.


Tóm lại, rơ này chơi ít tốn kém, đơn giãn mà hiệu quả. Chỉ cần tập luyện với thời gian không lâu đã có thể thành danh trong giang hồ. Rơ này thích hợp với những ai khéo léo, giới “chân yếu tay mềm” rất chuộng, nam nhi chưa chắc làm ăn gì được. Các cụ lớn tuổi muốn chơi bóng cho khỏe, có nước thơm uống mỗi ngày thì đây là rơ thích hợp nhất. Nếu tập cầm thìa biết xoay vợt thì có thể phát triển nó lên đỉnh điểm võ công, trở thành “độc cô cầu bại” luôn!

 

Alibaba

Top Contributor
1. Đọc bài của bác @P-500 em phá lên cười vì nó đúng! Thực tế em cũng nhận ra nó có nhược điểm nhưng em nghĩ rơ nào cũng có cái hay cái rở cả, với lại ở VN cực kỳ ít người chơi rơ này nên xét về độ dị nó cũng đứng nhất nhì rồi, dẫn đến dù rất ít người chơi thậm chí đếm trên đầu ngón tay trên cả nước nhưng tỷ lệ số người chơi rơ này thắng các cao thủ phải được xếp hạng 1 nếu tính theo tỷ lê. Trên thực tế ở VN bao năm nay không thấy rơ này ở các cấp độ nghiệp dư hạng A chứ chưa nói đến chuyên nghiệp vì 1 lý do rất phũ... đó là vì ... không ai chơi rơ này cả... như thế làm gì có ai ở top được. Thế mà bên CNT cũng có 1 em mon men lên tuyển CNT khi chơi 2 gai mới sợ. Nếu a zua theo phong trào thì đó là' cái gương sáng để mình học hỏi' và sự a zua đó cũng như ta tôn thờ quốc bảo ' sadius' ( sorry các tay vợt đang sở hữu sadius nhé nhưng cứ thấy VN ta đi thi đấu toàn đánh ra ngoài thấy bực mình quá, thua theo kiểu tự thua nhiều quá) vậy.

2. Thực tế chơi 2 gai nhiều người cho là 1 rơ phù hợp nhất cho người khi khả năng chơi mút kém do sức khỏe và không có nhiều thời gian tập luyện kỹ thuật mút. Nhưng người chơi gai đúng kiểu thì không phải vậy. đặc biệt chơi rơ 2 gai thì chưa biết chừng 1 khoảnh khắc lên đỉnh cao, hoặc chí ít sẽ có người nhớ đến bạn...
 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor
1. Đọc bài của bác @P-500 em phá lên cười vì nó đúng! có cả ưu điểm và nhược điểm của combo này. Thực tế em cũng nhận ra nó có nhược điểm nhưng em không còn trẻ, còn sức khỏe để bù vào nhược điểm đó nữa. với lại ở VN cực kỳ ít người chơi rơ này nên xét về độ dị nó cũng đứng nhất nhì rồi, dẫn đến dù rất ít người chơi thậm chí đếm trên đầu ngón tay trên cả nước nhưng tỷ lệ số người chơi rơ này thắng các cao thủ phải được xếp hạng 1 nếu tính theo tỷ lê. Trên thực tế ở VN bao năm nay không thấy rơ này ở các cấp độ nghiệp dư hạng A chứ chưa nói đến chuyên nghiệp vì 1 lý do rất phũ... đó là vì ... không ai chơi rơ này cả... như thế làm gì có ai ở top được. Thế mà bên CNT cũng có 1 em mon men lên tuyển CNT khi chơi 2 gai mới sợ. Mà ta hiểu rằng hạng bé
t của CNT cũng phải chấp ta ... 8, 9 bóng mới ngang cơ được. Nếu a zua theo phong trào thì đó là' cái gương sáng để mình học hỏi' và sự a zua đó cũng như ta tôn thờ quốc bảo ' sadius' ( sorry các tay vợt đang sở hữu sadius nhé nhưng cứ thấy VN ta đi thi đấu toàn đánh ra ngoài thấy bực mình quá, thua theo kiểu tự thua nhiều quá) vậy.

2. Thực tế chơi 2 gai nhiều người cho là 1 rơ phù hợp nhất cho người khi khả năng chơi mút kém do sức khỏe và không có nhiều thời gian tập luyện kỹ thuật mút, Khi đó chuyển sang gai công sẽ nhanh tróng ' lên trình' mà người chơi cũng không hiểu rõ vì sao chứ đừng nói là người chưa chơi gai bao giờ! Mà đa số rơi vào người lớn tuổi nên hay bị cho là chơi gai cứ như ông già! Nhưng người chơi gai nghiêm túc thì không phải vậy. đặc biệt chơi rơ 2 gai thì chưa biết chừng 1 khoảnh khắc lên đỉnh cao, hoặc chí ít sẽ có người nhớ đến bạn...
Em viết bài này để tặng bác @Hà Quốc Linh . Thực tế thì em chỉ là người cỡi ngựa xem hoa, tìm hiểu và phân tích chứ chưa phải là người chuyên đánh rơ này. Cũng không phải là người chỉ mơ mộng tưởng tượng rồi viết láo - em đã áp dụng thực tế và vẫn xem đấy là một rơ phụ dùng để làm "quân xanh" cho đám đệ tử tập luyện (kèm với vợt JSH để cắt xa bàn). Cá nhân em cũng chưa đụng phải cao thủ có thể khắc chế hoàn toàn rơ này, phần đông nếu thắng em là nhờ chưa quen tay nên đánh hư hơi nhiều. Em chỉ viết theo yêu cầu của bác Linh, em hy vọng là bác sẽ phát huy tối đa rơ này và truyền thụ dạy lại cho nhiều người hơn nữa!
 

Alibaba

Top Contributor
1. Thật sự mà nói em rất cảm kích và chân thành cảm ơn bác @P-500 đã viết bài giành riêng cho em cũng như số rất ít các bạn khác chơi theo kiểu rơ 2 gai này. Thú thật dù cũng đã làm quen với gai dài khá lâu nhưng đúng là đọc song và kỹ càng loạt bài của bác đã giúp em thấy rõ hơn những ưu điểm và cả nhược điểm để giúp em lường trước được những thách thức sau này sẽ có thể gặp phải.

2. Em cũng hy vọng bác sẽ tiếp tục cho em biết rõ hơn cái lợi cái hại của rơ này vì em thấy từ đầu topic đến giờ khi bác viết bài thật sự có mỗi mình em là người thứ 2 sau bác hay viết cảm nhận lên topic này. Có lẽ một số bác khác cũng hiểu rõ nhưng chắc là đang còn bận, hoặc là không chuyên rơ nên ngại, hoặc là lại nhìn thấy nhiều nhược điểm ít ưu điểm nên ít quan tâm, hay ít nhất các bạn chơi 2 mút chưa chơi gai bao giờ chắc càng thấy khó hiểu, chung quy lại cũng quá ít người chơi, cả bên bongban.org cũng vậy nên đâm ra rất ít ý kiến, nhưng thật sự bác @P-500 có thể nói đã làm hết những thứ quan trọng nhất rồi...

3. Em xin trao đổi riêng với bác @P-500 một chút nhé: Cá nhân em thực tế chưa đụng phải người khắc chế được rơ em, nhưng như thế không có nghĩa là em thắng tất cả! Nếu thắng tất cả thì em đã tham dự.... WTTC 2015 rùi!hì. Ý em muốn nói là mấy người xưa nay em đánh ngang thì bây giờ người ta không phải đối thủ nữa và họ chỉ lên được khoảng 8 quả là cùng, ban đầu em cũng nghĩ là họ lạ rơ nhưng từ lâu em đã chơi gai dài và thời gian lâu như vậy đủ để họ không 'kỵ' nữa, chỉ là thay đổi FH từ mút láng sang gai công thậm chí khoảng 2 tháng đầu em thấy đánh rất tệ thua liểng xiểng vì cứ ham giật kết thúc nhưng mệt nhoài, khi giật không chết em lại cắt nhưng thấy bóng đi ít xoáy, còn giao bóng thấy càng ít xoáy nữa đâm ra hơi chán! Tuy nhiên sau khoảng thời gian khủng hoảng đó em tập luyện thường xuyên lại thấy gai công giao bóng nhìn thì ngắn gọn nhưng nguy hiểm hơn cả mút láng và em thắng giao bóng khá nhiều, nhiều hơn cả giao mút láng
 
Sửa lần cuối:

P-500

Top Contributor
Thế bác @Hà Quốc Linh có định theo đuổi rơ hai gai này đến một trình độ cao hơn, hoặc có ý muốn phát triển và truyền dạy nó cho những người khác? Nếu bác có quyết tâm thì em sẽ...nghiên cứu thêm.
Em sẽ thử nghiệm nhiều combo và kỹ thuật khác nhau để trả lời các câu hỏi của bác.
Tuy nhiên, trên kinh nghiệm cá nhân thì vũ khí của bác xài chưa thích hợp với rơ này. Thứ nhất là vẫn còn quá nãy để cắt gai công xa bàn, thứ 2 là lớp lót quá cứng.
Nếu bác đồng ý thì em sẽ gởi về cho bác vài cây vợt mà phối hợp mút để bác thử nghiệm. Cũng chẳng phải là thứ có giá trị gì, chỉ là đồ cũ xài lại thôi. Bác cứ giữ đó khi nào em về VN thì trả lại cho em.
 

Alibaba

Top Contributor
Thế bác @Hà Quốc Linh có định theo đuổi rơ hai gai này đến một trình độ cao hơn, hoặc có ý muốn phát triển và truyền dạy nó cho những người khác? Nếu bác có quyết tâm thì em sẽ...nghiên cứu thêm.
Em sẽ thử nghiệm nhiều combo và kỹ thuật khác nhau để trả lời các câu hỏi của bác.
Tuy nhiên, trên kinh nghiệm cá nhân thì vũ khí của bác xài chưa thích hợp với rơ này. Thứ nhất là vẫn còn quá nãy để cắt gai công xa bàn, thứ 2 là lớp lót quá cứng.
Nếu bác đồng ý thì em sẽ gởi về cho bác vài cây vợt mà phối hợp mút để bác thử nghiệm. Cũng chẳng phải là thứ có giá trị gì, chỉ là đồ cũ xài lại thôi. Bác cứ giữ đó khi nào em về VN thì trả lại cho em.
Vâng nếu thế thì còn gì bằng bác! em xác định sẽ theo rơ này mục đích để lên trình cao hơn cũng như quan trọng hơn sau này em sẽ hướng dẫn anh em những người yêu thích gai có một cách nhìn, đúng hơn có một lối chơi tuy cũ người nhưng mới ta bác ạ. Em mới thay miếng 802-40 sang dùng hexer pips force thử nghiệm thì em thấy nó dễ đánh và ít hỏng hơn khá nhiều, tuy nhiên vẫn có cái gì đó em vẫn thấy nhớ miếng 802-40 ở một chỗ là đôi khi miếng pips force bóng đơn giản lại bị tuột bóng khi giật nhẹ, nhưng khi em thử cầm vợt dọc đánh miếng pips force thì thấy tấn công thích hơn hẳn, có lẽ do là 2 gai khác nhau dẫn đến miếng pips force nếu lỡ may vào bóng mỏng quá không đủ dầy để moi xoáy ngang dẫn đến ít bám bị tuột chăng? , tuy nhiên lớp lót miếng pips force em thấy nó cũng mềm nhưng rõ ràng chân gai nhỏ và cao hơn miếng 802-40, có lẽ mới chơi pips force nói riêng và gai công nói chung chưa có nhiều cảm giác cũng như chưa hiểu hết được.
 
Sửa lần cuối:

xtung78

New Member
Trời ạ. Dù không có nhiều thời gian để trình còi tham gia thảo luận và học hỏi nhưng đây là tài liệu rất quý giá của bác p500 cho ae chơi bóng bàn. Em sẽ tập lại với cây vợt đường sắt vậy.
Chúc bác sức khỏe để tiếp tục chia sẻ cho mọi người!
 

Alibaba

Top Contributor
Bác @xtung78 cũng chơi 2 gai à bác?? Từ ngày bác @P-500 mở topic cho em chỉ có mỗi em đang chơi 2 gai vào topic. Bên bongban.org có rất nhiều thành viên nhưng cũng chỉ có mỗi bac Thụy đà nẵng chơi 2 gai và bác sắm luôn 3 cốt chơi giống nhau, nhưng năm nay bác cũng u70 rùi hì nên bác ít online!
 

xtung78

New Member
Bác @xtung78 cũng chơi 2 gai à bác?? Từ ngày bác @P-500 mở topic cho em chỉ có mỗi em đang chơi 2 gai vào topic. Bên bongban.org có rất nhiều thành viên nhưng cũng chỉ có mỗi bac Thụy đà nẵng chơi 2 gai và bác sắm luôn 3 cốt chơi giống nhau, nhưng năm nay bác cũng u70 rùi hì nên bác ít online!
Mình chơi gai bh thôi nhưng cũng có combo thứ 2 là 2 gai tuy nhiên mình chơi ko thành công. Giờ đang tính dành thời gian tập luyện nghiêm túc với combo thứ 2 này bạn Linh ạ
 

Alibaba

Top Contributor
Mình chơi gai bh thôi nhưng cũng có combo thứ 2 là 2 gai tuy nhiên mình chơi ko thành công. Giờ đang tính dành thời gian tập luyện nghiêm túc với combo thứ 2 này bạn Linh ạ
Dù ít hay nhiều bác cũng đang đã thử chơi combo 2 gai và bác có thể chia sẻ một số thứ( cả những thuận lợi và khó khăn khi so sánh với 2 mút, 1 mút 1 gai...) bác nhé. Em nghĩ dù là thế nào cũng có tầm quan trọng khác nhau. VD như người nào đó mới chơi 2 gai biết đâu người ta tìm ra điều mình đang còn thiếu từ chính bác chứ không phải người khác thì sao....
 
Top