Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

Đâu là con đường luyện tập Bb nghiệp dư

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Nói về con đường cho người chơi bóng bàn phong trào chung chung thì em không có ý kiến gì. Mỗi người chơi bóng với mục đích khác nhau. Em chơi bóng để được chơi bộ môn em thích, rèn luyện sức khỏe và quan trọng hơn hết là kết giao với những người bạn tốt.

Chơi bộ môn em thích: Nghe có vẻ tầm thường qua. Thật sự, với em, mỗi giây phút được chơi thôi đã là một điều đáng quý. Em không dám đòi hỏi gì cao xa. Giữa trăm ngàn thứ chi phối được chơi bộ môn yêu thích đã một sự hạnh phúc. Thay vì nhìn về cuối con đường thâm thẩm với muôn vàn ngã rẽ, ai mà biết được nó sẽ ra sao. Thôi thì em tận hưởng cảnh đẹp trên đường vậy.

Rèn luyện sức khỏe: Về cơ bắp, em ốm hơn lúc trước gần 10KG. Đi đứng nhẹ nhàng linh hoạt hơn xưa. Về tin thần, giải tỏa bớt những áp lực công việc. Tập trung dễ dàng hơn.

Kết giao bạn tốt: Em may mắn được gặp gỡ mọi người ở đây và cả những người bạn bên ngoài diễn đàn. Được chia sẽ niềm vui bên trái bóng nhựa. Được sống với tình cảm quý báu của các anh các chú trong ngoài diễn đàn đã là một điều quá tuyệt vời. Em không dám đòi hỏi gi hơn.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT

Hôm nay vô tình xem được một vài lời khuyên của huấn luyện viên yunpeng gu cho người chơi phong trào, em lượt dịch lại để mọi người đọc. Hy vọng có thể cung cấp 1 góc nhìn khác về vấn đề này.

Câu hỏi: "Có cần thiết phải được đào tạo 1 cách có hệ thống (có bài bản) hay không?"

Trả lời: Nếu chúng ta muốn hỏi chung chung về nâng cao trình độ thi đấu, tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này. Điều này là chắc chắn.

Thế nhưng tại sao có nhiều người chơi phong trào không thể đạt đẳng cấp của các vận động viên chuyên nghiệp dẫu họ có chơi bóng suốt 20 năm? Đó là bởi vì họ không được đào tạo một cách có hệ thống. Có rất nhiều người chơi phong trào không thích các bài khởi động khi vào sân. Họ có xu hướng chơi bóng mà không thèm làm nóng. Họ có thể đổ nhiều mô hôi nhưng kết quả cuối cùng về trình độ là bằng không.

Với cách chơi bóng như thế, thì cuối cùng bạn chỉ có được 1 vài kinh nghiệm và cảm giác trong thi đấu . Tuy nhiên, để nâng cao trình độ của bạn thì ... còn lâu. Cho nên bạn cần phải có kế hoạch tập luyện.

Kế hoạch này không thích phải giống kế hoạch của vđv chuyên nghiệp. Nhưng bạn phải biết điều bạn muốn đạt được trong mỗi buổi chơi bóng là gì, mặc dù thậm chí bạn cũng chẳng có thầy bà gì.

Bạn cần phải có cách nhìn nhận đúng khi chơi với những người chơi thông thường. Đây là điều mà các vận động viên phong trào cần phải suy ngẫm.

Có rất nhiều bạn không thích chơi với người trình thấp. Họ chỉ thích chơi với người trình độ cao hơn mình. Họ thờ ơ với những người yếu hơn mình. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta không thể nâng trình độ của mình nếu đánh với người dưới cơ.

Bạn có thể tập luyện cảm giác của mình với những người trình thấp. Chúng ta hãy chơi bóng như thể ta là huấn luyện viên, thay vì đối thủ của họ. Nếu ta có đưa bóng đều (chính xác, đúng nhịp điệu) và giữ được góc vợt ổn định khi chơi bóng với họ thì chúng ta có thể tăng cảm giác bóng của mình lên.

Khi chơi bóng với người trình cao hơn, ta không cần phải ăn thua đủ với họ. Thay vào đó, chúng ta nên quan sát và suy nghĩ nhiều hơn. Quan sát cách mà họ kiểm soát đường bóng, tự hỏi tại sao họ giật bóng xoáy xuống quá dễ dàng và tại sao họ lại giao bóng hay được như vậy.

Bạn nên quan sát và suy nghĩ những điều này. Và sau đó là thử thực hiện những điều tinh tế đó. Hay suy nghĩ về những câu hỏi này khi bước vào nếu như bạn muốn nâng cao trình độ.

Điều quan trọng hơn nữa là bạn hãy mang theo camera. Ngày xưa camera rất mắt tiền. Ngày nay thậm chí điện thoại cầm tay cũng có chức năng quay chậm. Tại sao bạn phải camera theo? Bởi vì bạn không thể biết mình đã thực hiện động tác đúng hay chưa. Bạn có thể cảm nhận mình đã làm rất tốt nhưng thực ra mọi chuyện lại không như bạn tưởng tượng. Có thể bạn đứng sổng lưng (không khuỵu gối). Có thể bạn không xoay hông. Có thể bạn không đứng bằng ức bàn chân và cơ thể không hoàn toàn thả lỏng. Bạn cứ ngỡ mình đã xoay người hết cỡ nhưng thật ra bạn không làm được như vậy. Khi có camera, bạn sẽ dễ phát hiện ra những sai sót của mình.

Tôi không xoay hông. Tôi không chuyển trọng tâm. Tôi quăng tay quá dài. Đó lạ tại sao bạn cần video. Bạn có thể nhìn động tác của tôi.

Tại sao có quá nhiều người chơi không tiến bộ? Bởi vị họ thiếu 1 huấn luyện viên chỉ cho họ cách chơi đúng trong lúc họ thực hiện sai. Còn dân chuyên nghiệp luôn có HLV theo kèm sát luôn rồi. Hay tệ nhất thì người ta vẫn có kế hoạch tập luyện. Các đội chuyên nghiệp luôn có huấn luyện viên theo dõi và chỉ ra những chỗ họ còn yếu rất kịp thời.

(Còn tiếp)
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT

Hôm nay vô tình xem được một vài lời khuyên của huấn luyện viên yunpeng gu cho người chơi phong trào, em lượt dịch lại để mọi người đọc. Hy vọng có thể cung cấp 1 góc nhìn khác về vấn đề này.

Câu hỏi: "Có cần thiết phải được đào tạo 1 cách có hệ thống (có bài bản) hay không?"

Trả lời: Nếu chúng ta muốn hỏi chung chung về nâng cao trình độ thi đấu, tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này. Điều này là chắc chắn.

Thế nhưng tại sao có nhiều người chơi phong trào không thể đạt đẳng cấp của các vận động viên chuyên nghiệp dẫu họ có chơi bóng suốt 20 năm? Đó là bởi vì họ không được đào tạo một cách có hệ thống. Có rất nhiều người chơi phong trào không thích các bài khởi động khi vào sân. Họ có xu hướng chơi bóng mà không thèm làm nóng. Họ có thể đổ nhiều mô hôi nhưng kết quả cuối cùng về trình độ là bằng không.

Với cách chơi bóng như thế, thì cuối cùng bạn chỉ có được 1 vài kinh nghiệm và cảm giác trong thi đấu . Tuy nhiên, để nâng cao trình độ của bạn thì ... còn lâu. Cho nên bạn cần phải có kế hoạch tập luyện.

Kế hoạch này không thích phải giống kế hoạch của vđv chuyên nghiệp. Nhưng bạn phải biết điều bạn muốn đạt được trong mỗi buổi chơi bóng là gì, mặc dù thậm chí bạn cũng chẳng có thầy bà gì.

Bạn cần phải có cách nhìn nhận đúng khi chơi với những người chơi thông thường. Đây là điều mà các vận động viên phong trào cần phải suy ngẫm.

Có rất nhiều bạn không thích chơi với người trình thấp. Họ chỉ thích chơi với người trình độ cao hơn mình. Họ thờ ơ với những người yếu hơn mình. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta không thể nâng trình độ của mình nếu đánh với người dưới cơ.

Bạn có thể tập luyện cảm giác của mình với những người trình thấp. Chúng ta hãy chơi bóng như thể ta là huấn luyện viên, thay vì đối thủ của họ. Nếu ta có đưa bóng đều (chính xác, đúng nhịp điệu) và giữ được góc vợt ổn định khi chơi bóng với họ thì chúng ta có thể tăng cảm giác bóng của mình lên.

Khi chơi bóng với người trình cao hơn, ta không cần phải ăn thua đủ với họ. Thay vào đó, chúng ta nên quan sát và suy nghĩ nhiều hơn. Quan sát cách mà họ kiểm soát đường bóng, tự hỏi tại sao họ giật bóng xoáy xuống quá dễ dàng và tại sao họ lại giao bóng hay được như vậy.

Bạn nên quan sát và suy nghĩ những điều này. Và sau đó là thử thực hiện những điều tinh tế đó. Hay suy nghĩ về những câu hỏi này khi bước vào nếu như bạn muốn nâng cao trình độ.

Điều quan trọng hơn nữa là bạn hãy mang theo camera. Ngày xưa camera rất mắt tiền. Ngày nay thậm chí điện thoại cầm tay cũng có chức năng quay chậm. Tại sao bạn phải camera theo? Bởi vì bạn không thể biết mình đã thực hiện động tác đúng hay chưa. Bạn có thể cảm nhận mình đã làm rất tốt nhưng thực ra mọi chuyện lại không như bạn tưởng tượng. Có thể bạn đứng sổng lưng (không khuỵu gối). Có thể bạn không xoay hông. Có thể bạn không đứng bằng ức bàn chân và cơ thể không hoàn toàn thả lỏng. Bạn cứ ngỡ mình đã xoay người hết cỡ nhưng thật ra bạn không làm được như vậy. Khi có camera, bạn sẽ dễ phát hiện ra những sai sót của mình.

Tôi không xoay hông. Tôi không chuyển trọng tâm. Tôi quăng tay quá dài. Đó lạ tại sao bạn cần video. Bạn có thể nhìn động tác của tôi.

Tại sao có quá nhiều người chơi không tiến bộ? Bởi vị họ thiếu 1 huấn luyện viên chỉ cho họ cách chơi đúng trong lúc họ thực hiện sai. Còn dân chuyên nghiệp luôn có HLV theo kèm sát luôn rồi. Hay tệ nhất thì người ta vẫn có kế hoạch tập luyện. Các đội chuyên nghiệp luôn có huấn luyện viên theo dõi và chỉ ra những chỗ họ còn yếu rất kịp thời.

(Còn tiếp)
Còn chúng ta (người chơi phong trào) thì chỉ có thể tự trong chờ vào bản thân mình và vì thế cho nên chúng ta phải quay video. Bạn cũng có thể gửi những video của mình đến cho chúng tôi (pingpangwang.com) nếu như bạn không đủ khả năng đánh giá các vấn đề của mình. Các huấn luyện viên của chúng tôi và cả những thành viên khác trên website có thể giúp bạn. Bằng cách làm này bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Và tôi lập lại lần nữa, kế hoạch tập luyện của bạn phải hợp lý. Lấy ví dụ bạn chơi 2 ngày/tuần. Bạn lên kế hoạch chơi mỗi ngày 2 tiếng và sẽ tập giật Forehand ở góc trái. Đừng đặt yêu cầu quá cao nếu như bạn không có huấn luyện viên. Thời gian bạn tập 1 bài có thể là lâu dài nhưng hãy đảm bảo rằng bạn tập luyện đều đặn.

Nếu bạn chỉ có 2 buổi tập/tuần thì đừng để 2 buổi tập quá xa nhau. Thông thường chu kỳ bộ não của bạn nhớ rồi quên một động tác là 14 ngày. Bạn sẽ mất hoàn toàn cảm giác của một bài tập sau tối đa 14 ngày. Cho tốt nhất là nên việc xếp thời gian giữa 2 buổi tập không được quá 7 ngày.

Đặc biệt là trẻ nít chỉ được chơi có 1 lần trong tuần hay 1 lần trong tháng. Điều đó chả có nghĩa lý gì. Hãy đảm bảo chơi bóng ít nhất là 2 lần trong tuần. Nếu như bạn chỉ muốn con mình học cho biết kỹ năng chơi bóng mà không muốn vươn tới khả năng chơi chuyên nghiệp thì chỉ cần chơi 1 lần trong tuần cũng được. Nhưng nếu bạn đã xác định con mình sẽ vươn tới đẳng cấp chuyên nghiệp thì chơi bóng ít nhất là 5 ngày/tuần, mỗi lần 1 tiếng. Nếu không thể đảm bảo sắp xếp đủ lượng thời gianthì đừng cho con mình theo chuyên nghiệp. Sẽ chẳng thể nào tích lũy được nếu bạn không cam kết đủ thời gian, ngay cả khi đứa bé đó là thiên tài. Hãy nhớ "Lượng đổi thì chất đổi". Bạn sẽ chẳng thể đạt đến trình độ chuyên nghiệp bởi vì bạn không có thời gian. Thế thôi, đó là lời khuyên của tôi ngày hôm nay.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Học có thầy có sách giáo khoa là cực hay.Nhưng ta không phủ nhận con đường tự học vs hành,,,như: Êdison,Honda.Cụ Mai Văn Hoà, Pêle, Mardna,,,là những vĩ nhân thiên tài -đi lên bằng con đường tự học,tự khám phá,tự sáng tạo,,, là chủ yếu.Ta hãy tin ở chính mình,,, học ở trường học trong sách vở,,,học lẫn nhau học ở-tu be?,,,(còn tiếp).
Dạ, con hoàn toàn đồng ý với chú. Ông thầy trên bục giảng chỉ là 1 trong 5 ông thầy trong đời bạn. Ở đây lời khuyên của ông HLV Tàu mà con vừa ghi lại ở trên không phải nhầm mục đích đề cao giá trị của ông thầy trên bục giảng hay phủ nhận 4 ông thầy kia. Nói cách khác là không ai người ta phủ nhận chuyện tự học. Người ta chỉ phân tích ở khía cạnh thực tế 2 vấn đề:
  • Vế thứ nhất, lý do gì mà người chơi bóng không có HLV thì rất khó đạt (chứ không phải không bao giờ đạt) trình độ của những vđv chuyên nghiệp mặc dù anh cũng chơi bóng lâu năm.
  • Vế thứ hai, nhấn mạnh những việc nên làm để người chơi phong trào (không có HLV) vẫn có thể tiến bộ
 

PPP

New Member
haha ko bit có quá bá đạo ...chứ minh cũng nghĩ như ông HLV trung quôc này. các bạn biết nỗi khổ của người yêu BB mà tập luyện tự phát. biết bao nhiêu ê chề. khi chưa bit đánh

khi em chưa biết đánh em phải tôn tiền điện thoai chủ động hú hí hẹn hò lũ bạn đi chơi âu cũng là mượn tụi nó để trả bóng. mình có cơ hội trả lại. ông nào trình hay hơn 1 tí , mình đánh ra ngoài vài lần là giận.

có khi gọi hoại hẹn hoài tụi nó cũng ko đi. cầm vợt hết clb này clb kia thi2co1 hôm có người ok cho đánh có người ko chơi với bọn trình thấp. có người thì hùng hổ có người thì đập banh nhiệt tình. có vài đứa trẻ học bb mình cũng dụ dỗ đánh, như tụi nó chỉ thich đập banh xem như phần thưởng cho mình... toàn phải đi nhặt. Coi như luyện chữ nhẫn

sau gần 2 năm có kinh nghiệm 1 chut. thì clb cũ giải tán. sang clb mới, ko có bạn tập, bọn bạn cũ thì quá xa nhà. đành lục lọi trí nhớ, mới moi đc mấy thằng bạn gần khu vực này, thì tụi nó lại ko bit bb, chỉ biết cầu lông, đành phải mồi banh cho nó tập. Tập đấu với tụi nó. Nhưng cũng nhờ thế mà ngộ ra nhiều cái hay cac bác ạ, như chặn trái đều hơn. đầm hơn. chặn phải đều banh hơn , trả banh điểm rơi càng luc càng tôt hơn. Nhìn thấy nhược điểm của tụi nó mà mình cũng như vậy........... quan trọng là lâu lâu đc oai phong 1 tí ra dáng hlv hahahaha :v (em đùa cho vui. các hlv đừn giận e nha).
 

NYBB

Contributor
Từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy với ace phong trào, ko dồi dào "binh lực" (xiền) thì việc xem các tài liệu (sách, video) rồi rủ nhóm bạn 3, 4 người cùng "trình" tập nhiều bóng là cực kỳ hiệu quả.

Đối với những người mới bắt đầu thì nắm được kỹ thuật cơ bản của các cú đánh là quan trọng đầu tiên. Lúc này chưa đặt nặng việc di chuyển hay điểm rơi, chiến thuật. Đánh qua lại với 1 bóng thì không thể đều được, nhưng với cách tập là: 1 người châm bóng, còn người kia (người tập chính) chỉ đánh cú đánh mà mình đang định tập hoài hoài hàng trăm trái liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn thì sẽ rất mau "thuộc"; đánh hỏng cũng rút kinh nghiệm được ngay, mà đánh được cũng biết tại sao được ngay để điều chỉnh cho quả ngay tiếp sau đó. Khi nào người tập chính mệt thì đổi vai trò.

Khi trình độ đã nâng lên 1 chút (tức đã nắm được tương đối chắc các kỹ thuật đánh các cú đánh cơ bản của BB (đánh đều FH-BH, gò FH-BH, công bóng FH-BH, giật FH-BH cả trước bóng xoáy lên và bóng xoáy xuống...) thì lúc này có thể chuyển sang tập trung vào bộ chân. Trên Youtube có nhiều bài tập về di chuyển, cứ xem mà bắt chước. Vẫn với cách 1 người châm bóng (đa điểm), còn người tập chính di chuyển để vận dụng các cú đánh đã khá thuần thục để đánh bóng. Cứ "làm" hoài hàng rổ bóng rồi thay đổi nhau ... Nếu giai đoạn này tập được kha há thì có thể "giao lưu" được rồi.

Còn chiến thuật thì phải dần dần, qua quá trình vừa tìm tòi sách vở, vừa va chạm giao lưu sẽ dần rút ra được những "kinh nghiệm" về chiến thuật (như chiến thuật giao bóng, trả giao bóng, gài bóng tấn công...).

Mình có nhiều bạn cùng chơi, (nhập môn muộn hơn mình) và đang mò mẫm luyện tập, mình đã rủ các bạn ấy tham gia cùng tập nhiều bóng với mình. Lúc này mình dù là vai "trình cao hơn" 1 chút, nhưng vẫn thay nhau người châm người đánh, cứ thế ai cũng đc tập các cú đánh, và cả tập ... châm bóng (cũng là "đánh" bóng vậy!), và các bạn ấy đều nhận xét là :"Tập thế này lên tay nhanh thật". Bạn nào mới tập BB, muốn thử, hãy đến CLB HNT vào chiều thứ 3 và 6 (sau 17h30) thử 1 bữa cho biết thực hư.
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy với ace phong trào, ko dồi dào "binh lực" (xiền) thì việc xem các tài liệu (sách, video) rồi rủ nhóm bạn 3, 4 người cùng "trình" tập nhiều bóng là cực kỳ hiệu quả.

Đối với những người mới bắt đầu thì nắm được kỹ thuật cơ bản của các cú đánh là quan trọng đầu tiên. Lúc này chưa đặt nặng việc di chuyển hay điểm rơi, chiến thuật. Đánh qua lại với 1 bóng thì không thể đều được, nhưng với cách tập là: 1 người châm bóng, còn người kia (người tập chính) chỉ đánh cú đánh mà mình đang định tập hoài hoài hàng trăm trái liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn thì sẽ rất mau "thuộc"; đánh hỏng cũng rút kinh nghiệm được ngay, mà đánh được cũng biết tại sao được ngay để điều chỉnh cho quả ngay tiếp sau đó. Khi nào người tập chính mệt thì đổi vai trò.

Khi trình độ đã nâng lên 1 chút (tức đã nắm được tương đối chắc các kỹ thuật đánh các cú đánh cơ bản của BB (đánh đều FH-BH, gò FH-BH, công bóng FH-BH, giật FH-BH cả trước bóng xoáy lên và bóng xoáy xuống...) thì lúc này có thể chuyển sang tập trung vào bộ chân. Trên Youtube có nhiều bài tập về di chuyển, cứ xem mà bắt chước. Vẫn với cách 1 người châm bóng (đa điểm), còn người tập chính di chuyển để vận dụng các cú đánh đã khá thuần thục để đánh bóng. Cứ "làm" hoài hàng rổ bóng rồi thay đổi nhau ... Nếu giai đoạn này tập được kha há thì có thể "giao lưu" được rồi.

Còn chiến thuật thì phải dần dần, qua quá trình vừa tìm tòi sách vở, vừa va chạm giao lưu sẽ dần rút ra được những "kinh nghiệm" về chiến thuật (như chiến thuật giao bóng, trả giao bóng, gài bóng tấn công...).

Mình có nhiều bạn cùng chơi, (nhập môn muộn hơn mình) và đang mò mẫm luyện tập, mình đã rủ các bạn ấy tham gia cùng tập nhiều bóng với mình. Lúc này mình dù là vai "trình cao hơn" 1 chút, nhưng vẫn thay nhau người châm người đánh, cứ thế ai cũng đc tập các cú đánh, và cả tập ... châm bóng (cũng là "đánh" bóng vậy!), và các bạn ấy đều nhận xét là :"Tập thế này lên tay nhanh thật". Bạn nào mới tập BB, muốn thử, hãy đến CLB HNT vào chiều thứ 3 và 6 (sau 17h30) thử 1 bữa cho biết thực hư.
Cảm ơn chú đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích. Riêng về phần chiến thuật và kỹ thuật con xin cung cấp thêm góc nhìn của HLV Jing Junhong (Cựu thành viên tuyển QG Singapore, 3 lần đại diện Singapore tham gia Omlypic, hạng 3 TQ năm 1988). Theo ý kiến của bà, phương pháp tập luyện ngày nay đã thay đổi. Người ta nên chọn chiến thuật ghi điểm mình sẽ dùng (tactics) và tập luyện (kỹ thuật + thể lực, tâm lý ...) để thực hiện chiến thuật đó 1 cách thuần thục nhất. Lý do bà đưa ra chính là kỹ thuật trong bóng bàn có rất nhiều. Rất nhiều vđv biết nhiều loại kỹ thuật nhưng lại không rõ mục tiêu của mình. Điều này tuy rất nhỏ, nhưng khi vào thi đấu (tại các giải) sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung của vđv. Sự do dự khi bóng đến khiến họ không thể áp dụng hiệu quả kỹ thuật. Vì thếtrong video này, bà đã đề nghị vđv nên chọn những nhóm kỹ thuật đi chung với nhau và tập luyện. Điều giúp rút ngắn rất nhiều thời gian và hiệu quả thi đấu cao hơn. Mọi người nghĩ sao về ý kiến của bà Jing Juhong?

Cá nhân con nghĩ rằng, người chơi bóng nghiệp dư mang vấn đề của mình (bị đối phương áp chế bằng 1 kỹ thuật) để mong những trao đổi trên diễn đàn có thể giúp mình khắc chế đôi lúc lại đi vào ngõ cụt có một phần rất lớn lý do vì chúng ta không hiểu vấn đề này. Mỗi cá nhân là có 1 điểm mạnh riêng. Chúng ta rất nhiệt tình giúp nhau nhưng chúng ta có hiểu rằng giữa họ và ta không giống nhau. Khi ta sẽ giới thiệu giảng giải những kỹ thuật mình biết để giải quyết vấn đề cho họ trong khi thực ra đó không phải con đường đúng nhất, ngắn nhất. Nếu họ làm theo ta, có thể vấn đề của họ được giải quyết tức thời nhưng họ sẽ càng loạn thêm chiến thuật của bản thân về tổng thể.
Và phải chăng đó là lý do mà rất nhiều vđv chuyên nghiệp không thích vào diễn đàn trao đổi?

 
Sửa lần cuối:

Green Stone

Well-Known Member
Mấy bài viết của @LangTran hay quá.
- Lượng nhiều thì chất sẽ đổi.
- Bóng bàn có quá nhiều kỹ thuật: vì thế chọn cái gì trước là tuỳ mỗi người.
- Mỗi một đối thủ có mạnh yếu khác nhau. Bản thân mình cũng thế mạnh vài thứ và yếu nhiều thứ.
Mình có hay trao đổi với Dũng 9 trình B Bong Ban ORG và Bùi Thế Anh Quảng Ninh (mới lên A3) các bạn ấy cùng chung quan điểm như sau:
1. Cần thi đấu và giao lưu nhiều: để biết mình mạnh cái gì, yếu cái gì so với đối thủ
->Từ đó rút ra mình cần luyện tập thêm kỹ thuật gì và chiến thuật gì để chiến thắng
2. Cần tập luyện nhiều: tốt nhất là có 1 nhóm chơi cùng trình độ same same nhau là tốt nhất để cùng giao lưu và học hỏi.
3. Bóng bàn cần thể lực tốt: vì thế nếu còn trẻ hãy tập thêm thể lực như là nhảy dây, chạy bộ; Nếu có tuổi không theo được món giật thì mút gai công là 1 lựa chọn tốt (Dũng 9 khuyên)
4. Mọi lý thuyết chỉ là tương đối, cuối cùng vẫn phải đánh nhiều mới ra cú, quả và miếng đánh được
5. Cần khởi động thật kỹ trước khi chơi bóng bàn, và trước khi thi đấu nên dành ra 15-30 phút đôi công trái, phải và giật đều trái phải: điều mà ít nghiệp dư nào để ý -> Chấn thương từ đây mà ra
 

P-500

Top Contributor
Mình cũng đồng quan điểm với bác Green. Tuổi tác có rồi nên ko nhanh nhẹn nữa. Rơ gai hoặc mút Tàu là lựa chọn tối ưu.
Mình rút kinh nghiệm với rơ "lắt léo nhức đầu" đang xài hiện nay: đánh với trình ngang hoặc yếu hơn thì mình có đủ thời gian và bình tĩnh để xữ lý, kết quả là tăng độ khó lên thấy rõ. Đối thủ rất khó khăn với mình. Tuy nhiên gặp trình cao thì vẫn bị ngộp, khi đối thủ tỏ ra "không có gì sợ" thì nó oánh như thần. Nhiều quả mình nghĩ cắt như vầy thì làm sao nó dám đập, vậy mà nó vẫn đập và 10 trái đập ăn hết mới tức.
Thi đấu nhiều, đụng trình cao thì dần dần sẽ lên. Cứ đánh với trình thấp thì mình sẽ có phản xạ ỷ lại.

Có 1 kinh nghiệm khá vui. Trùng lên nhưng khác họ, vào đấu...nhầm nhưng thằng đó xơi em 11-1 séc đầu. Cuối ngày cũng đụng lại nó nhưng tỉ lệ chọi đã khác hẳn, em cũng lên được đến 8-9, nhiều quả thắng nó rất đẹp, xứng đáng được vỗ tay. Vì thằng đó lúc đầu quá tự tin, nó đánh ko cần suy nghĩ. Về sau nó thấy em đánh với những thằng khác nên nó có tâm lý sợ. Nhiều quả thua phải chấp nhận, vì đã quá sức của mình.
 

Green Stone

Well-Known Member
Mấy bài viết của @LangTran hay quá.
- Lượng nhiều thì chất sẽ đổi.
- Bóng bàn có quá nhiều kỹ thuật: vì thế chọn cái gì trước là tuỳ mỗi người.
- Mỗi một đối thủ có mạnh yếu khác nhau. Bản thân mình cũng thế mạnh vài thứ và yếu nhiều thứ.
Mình có hay trao đổi với Dũng 9 trình B Bong Ban ORG và Bùi Thế Anh Quảng Ninh (mới lên A3) các bạn ấy cùng chung quan điểm như sau:
1. Cần thi đấu và giao lưu nhiều: để biết mình mạnh cái gì, yếu cái gì so với đối thủ
->Từ đó rút ra mình cần luyện tập thêm kỹ thuật gì và chiến thuật gì để chiến thắng
2. Cần tập luyện nhiều: tốt nhất là có 1 nhóm chơi cùng trình độ same same nhau là tốt nhất để cùng giao lưu và học hỏi.
3. Bóng bàn cần thể lực tốt: vì thế nếu còn trẻ hãy tập thêm thể lực như là nhảy dây, chạy bộ; Nếu có tuổi không theo được món giật thì mút gai công là 1 lựa chọn tốt (Dũng 9 khuyên)
4. Mọi lý thuyết chỉ là tương đối, cuối cùng vẫn phải đánh nhiều mới ra cú, quả và miếng đánh được
5. Cần khởi động thật kỹ trước khi chơi bóng bàn, và trước khi thi đấu nên dành ra 15-30 phút đôi công trái, phải và giật đều trái phải: điều mà ít nghiệp dư nào để ý -> Chấn thương từ đây mà ra
Ngoài 05 điều trên ra em quên mất điều quan trọng nhất cần lưu ý anh em nghiệp dư khi tập luyện và xác định/định hình lối đánh mà rất nhiều lần bác @P-500 xa gần cũng đã từng đề cập:
6. Cần rèn luyện các kỹ thuật, các động tác sao cho tỷ lệ đánh vào bàn cao nhất có thể, dễ vào bàn, vào bàn theo điểm rơi mong muốn:
- Nếu bạn có những trận đấu xuất thần ăn cả cao thủ trình Cao nhưng sau đó lại dễ dàng thua cả trình Thấp thì lối đánh đó có vấn đề. Độ an toàn quá thấp. Mình là tiêu biểu: có những trận sec xuất thần đánh bay cả trình D. Nhưng vẫn thua E
- Muốn lên trình hãy chú trọng lối đánh đều, an toàn và điểm rơi. Thay vì bạt mất bóng ngay thì hãy học cách hất và moi lên trước chọn quả ngon mới bạt mất bóng.
- Học cách đánh chậm lại 1 nhịp, không vội vàng vào bóng, đánh bóng
 

Bum cho

New Member
Các Thầy dạy BB, các HLV BB chuyên nghiệp của VN nói với học trò khi họ nhập môn thế nào - về chuyện trang bị cây vợt để bắt đầu tập BB - thì mình không biết, chỉ thấy nhiều người, nhiều cháu nhỏ xài cốt vợt dòng TAMCA 5000 khá nhiều (Sadius, Primorac, Gegerly, Schlager, Timo Boll T5000...). Còn khi đọc các tài liệu của nước ngoài thì mình thấy hầu hết các chuyên gia BB, các HLV BB, các VĐV đẳng cấp TG... đều khuyên những người mới chơi BB nên chọn một cây vợt chậm (thường là ở mức All-round) hoặc mức OFF- và kết hợp với mút mềm, bám bóng.

Qua bài viết của chủ thớt từ kinh nghiệm của bản thân anh ấy, thì rõ ràng "con đường luyện tập BB nghiệp dư" nhanh nhất nên bắt đầu bằng việc chọn cốt vợt chậm và mút bám - đúng y như lời khuyên của các HLV, các chuyên gia BB nhiều kinh nghiệm của các nước có nền BB tiên tiến.

Vậy tại sao BB nghiệp dự của chúng ta (mình chỉ dám nói BB nghiệp dư thôi) lại có tình trạng ngược lại? Phải chăng dưới đây là một số nguyên nhân:
1. Chúng ta đã ít tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chơi/tập BB của nước ngoài (có đầy trên mạng).
2. Ít tham khảo các ý kiến của những người đã có nhiều kinh nghiệm về chuyện này - chuyện cốt/mút cho người mới tập.
3. Có tham khảo nhưng gặp phải "nhà tư vấn" không có nhiều kiến thức lắm, mà chỉ là kinh nghiệm bản thân (khá tự phát và cảm tính).
4. Phó mặc cho người bán đồBB "tư vấn" và chọn cho mình, trong khi một số người bán hàng lại có rất ít kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề này, và chỉ muốn bán được hàng, "tư vấn" rất nhiệt tình, nhưng nhiều khi lại "tư vấn" trật.

Đó là một vài ý kiến cá nhân của mình về đề tài của chủ thớt.

Còn sau đây mình xin kể 1 câu chuyện thực tế:

Có bạn kia (tạm gọi bạn X) chơi BB cùng nhóm với mình cách đây khoảng 6, 7 năm, xài cây Primorac OFF+. Tập, chơi mãi mà chả lên tay mấy. Mình nhận ra nguyên nhân là ở cây vợt - nó quá nhanh với trình của bạn X - bạn X đánh bóng nhón nhén, có vẻ nhát tay (vì sợ bóng ra ngoài), lâu lâu được quả bạt khi gặp bóng sang cao và dễ thì ...sướng, và hay nhận xét "Em thấy cây này đánh đỡ tốn sức" (thì đương nhiên rồi!). Mình góp ý là nên đổi cây vợt chậm hơn 1 chút, khoảng ở mức OFF- hoặc cùng lắm là OFF, và cho bạn ấy mượn một số cây vợt của mình ở các mức đó (dán mút của bạn X đang xài vào) đánh 1 tuần rồi hãy nhận xét. Bạn X đánh thấy tỷ lệ bóng tốt cao hẳn lên...

Nhưng sau đó ... bạn X vẫn xài cây Primorac OFF+ cho đến... bây giờ (!?) với lý do "Những cây khác đánh thiếu lực" (?), và trình bóng tuy có lên (vì chơi 6, 7 năm thì phải có ...lên) nhưng tình trạng là "lên rất chậm", vẫn nhiều quả đánh hỏng lãng xẹt mà "không biết sao hỏng!"..., vẫn nhát tay, gò bóng cũng nhát, bạt bóng cũng nhát!

Hihi! Mình ra sức khuyên bạn X nên đổi vợt - vì mình muốn bạn ấy cải thiện được trình bóng trước hết bằng việc cầm vũ khí thích hợp hơn - nhưng cuối cùng, mình đã ... thất bại, vì bạn X cứ khăng khăng: "Em cứ thấy thiếu lực thế nào" (!?). Mình in cả các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này cho bạn X tham khảo, thì bạn bảo "Ùi! Xem mấy cái này nhức đầu!"... Đến nước này thì mình Bó tay Chấm Cơm!!!

Và nhiều khi mình tự hỏi: Nếu mà ngay từ đầu, bạn X mua cây OFF-, hay OFF thì có lẽ sau này nếu ai đó đưa cho bạn ấy cây Primorac đánh thử, bạn ấy sẽ khăng khăng: " Cây này nhanh quá, em không kiểm soát được anh ạ!" - có phải thế không nhỉ???
CLB chỗ tôi chơi có 21 người thì 20 người (trừ tôi) giống hoàn toàn bạn X
 
Sửa lần cuối:

DinhNguyen

New Member
Từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy với ace phong trào, ko dồi dào "binh lực" (xiền) thì việc xem các tài liệu (sách, video) rồi rủ nhóm bạn 3, 4 người cùng "trình" tập nhiều bóng là cực kỳ hiệu quả.

Đối với những người mới bắt đầu thì nắm được kỹ thuật cơ bản của các cú đánh là quan trọng đầu tiên. Lúc này chưa đặt nặng việc di chuyển hay điểm rơi, chiến thuật. Đánh qua lại với 1 bóng thì không thể đều được, nhưng với cách tập là: 1 người châm bóng, còn người kia (người tập chính) chỉ đánh cú đánh mà mình đang định tập hoài hoài hàng trăm trái liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn thì sẽ rất mau "thuộc"; đánh hỏng cũng rút kinh nghiệm được ngay, mà đánh được cũng biết tại sao được ngay để điều chỉnh cho quả ngay tiếp sau đó. Khi nào người tập chính mệt thì đổi vai trò.

Khi trình độ đã nâng lên 1 chút (tức đã nắm được tương đối chắc các kỹ thuật đánh các cú đánh cơ bản của BB (đánh đều FH-BH, gò FH-BH, công bóng FH-BH, giật FH-BH cả trước bóng xoáy lên và bóng xoáy xuống...) thì lúc này có thể chuyển sang tập trung vào bộ chân. Trên Youtube có nhiều bài tập về di chuyển, cứ xem mà bắt chước. Vẫn với cách 1 người châm bóng (đa điểm), còn người tập chính di chuyển để vận dụng các cú đánh đã khá thuần thục để đánh bóng. Cứ "làm" hoài hàng rổ bóng rồi thay đổi nhau ... Nếu giai đoạn này tập được kha há thì có thể "giao lưu" được rồi.

Còn chiến thuật thì phải dần dần, qua quá trình vừa tìm tòi sách vở, vừa va chạm giao lưu sẽ dần rút ra được những "kinh nghiệm" về chiến thuật (như chiến thuật giao bóng, trả giao bóng, gài bóng tấn công...).

Mình có nhiều bạn cùng chơi, (nhập môn muộn hơn mình) và đang mò mẫm luyện tập, mình đã rủ các bạn ấy tham gia cùng tập nhiều bóng với mình. Lúc này mình dù là vai "trình cao hơn" 1 chút, nhưng vẫn thay nhau người châm người đánh, cứ thế ai cũng đc tập các cú đánh, và cả tập ... châm bóng (cũng là "đánh" bóng vậy!), và các bạn ấy đều nhận xét là :"Tập thế này lên tay nhanh thật". Bạn nào mới tập BB, muốn thử, hãy đến CLB HNT vào chiều thứ 3 và 6 (sau 17h30) thử 1 bữa cho biết thực hư.
Câu lạc bộ đó ở đâu bạn? Mình trước cũng chơi mấy năm, nghỉ chơi 5 năm, giờ mới chơi lại đc 6 tháng rồi. Cần tập các bài lại cho nó nhuyễn nhưng Chưa có nhóm tập cùng.
 

kimnguyen

Moderator
Thành viên BQT
Câu lạc bộ đó ở đâu bạn? Mình trước cũng chơi mấy năm, nghỉ chơi 5 năm, giờ mới chơi lại đc 6 tháng rồi. Cần tập các bài lại cho nó nhuyễn nhưng Chưa có nhóm tập cùng.
CLB Hồ Ngọc Thuận đó bạn , google là ra địa chỉ
Để T3 tuần sau mình lên đó thử , mình cũng mới tập chơi trở lại vài tháng , chắc phải tập thường xuyên hơn
 

NYBB

Contributor
Câu lạc bộ đó ở đâu bạn? Mình trước cũng chơi mấy năm, nghỉ chơi 5 năm, giờ mới chơi lại đc 6 tháng rồi. Cần tập các bài lại cho nó nhuyễn nhưng Chưa có nhóm tập cùng.
Vị trí CLB Hồ Ngọc Thuận (trường LVT).jpg


CLB nằm trong trường THCS Lê Văn Tám, Q. Bình Thạnh.
 

lumilinh16

New Member
Rỗi em lại quay lại giai đoạn 2 : Tầm sư học đạo.
- E lang thang nhiều clb hcm nên bác nào muốn vỡ lòng hay thua nhiều muốn vỡ đầu cần chuyên tu thì e biết sơ sơ mấy bác Đội Tuyển và A dưới đây
- khu vực Tân Phú : Tuấn Gấu
- khu vực q 3 : Vũ Quắn
-khu vuc bthanh : Thuận Lác
-khu vuc q 10 : Phu Soc
Khu vực Tiền Giang, long An, Tay Ninh, Cần Thơ,Đa Nẳng. E cũng có thể lấy số đthoai những anh em làm thầy Bb uy tín dùm.
Bác nào có nhu cầu thì inbox em. E gởi
Không quảng cáo cho ai hết, chủ yếu muốn Giúp bác nào muốn tìm thầy uy tín thoi
Bác ơi. Khu vực đồng nai có ai bác biết không.?
 

nlqt

Member
Các Thầy dạy BB, các HLV BB chuyên nghiệp của VN nói với học trò khi họ nhập môn thế nào - về chuyện trang bị cây vợt để bắt đầu tập BB - thì mình không biết, chỉ thấy nhiều người, nhiều cháu nhỏ xài cốt vợt dòng TAMCA 5000 khá nhiều (Sadius, Primorac, Gegerly, Schlager, Timo Boll T5000...). Còn khi đọc các tài liệu của nước ngoài thì mình thấy hầu hết các chuyên gia BB, các HLV BB, các VĐV đẳng cấp TG... đều khuyên những người mới chơi BB nên chọn một cây vợt chậm (thường là ở mức All-round) hoặc mức OFF- và kết hợp với mút mềm, bám bóng.

Qua bài viết của chủ thớt từ kinh nghiệm của bản thân anh ấy, thì rõ ràng "con đường luyện tập BB nghiệp dư" nhanh nhất nên bắt đầu bằng việc chọn cốt vợt chậm và mút bám - đúng y như lời khuyên của các HLV, các chuyên gia BB nhiều kinh nghiệm của các nước có nền BB tiên tiến.

Vậy tại sao BB nghiệp dự của chúng ta (mình chỉ dám nói BB nghiệp dư thôi) lại có tình trạng ngược lại? Phải chăng dưới đây là một số nguyên nhân:
1. Chúng ta đã ít tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chơi/tập BB của nước ngoài (có đầy trên mạng).
2. Ít tham khảo các ý kiến của những người đã có nhiều kinh nghiệm về chuyện này - chuyện cốt/mút cho người mới tập.
3. Có tham khảo nhưng gặp phải "nhà tư vấn" không có nhiều kiến thức lắm, mà chỉ là kinh nghiệm bản thân (khá tự phát và cảm tính).
4. Phó mặc cho người bán đồBB "tư vấn" và chọn cho mình, trong khi một số người bán hàng lại có rất ít kiến thức và kinh nghiệm trong vấn đề này, và chỉ muốn bán được hàng, "tư vấn" rất nhiệt tình, nhưng nhiều khi lại "tư vấn" trật.

Đó là một vài ý kiến cá nhân của mình về đề tài của chủ thớt.

Còn sau đây mình xin kể 1 câu chuyện thực tế:

Có bạn kia (tạm gọi bạn X) chơi BB cùng nhóm với mình cách đây khoảng 6, 7 năm, xài cây Primorac OFF+. Tập, chơi mãi mà chả lên tay mấy. Mình nhận ra nguyên nhân là ở cây vợt - nó quá nhanh với trình của bạn X - bạn X đánh bóng nhón nhén, có vẻ nhát tay (vì sợ bóng ra ngoài), lâu lâu được quả bạt khi gặp bóng sang cao và dễ thì ...sướng, và hay nhận xét "Em thấy cây này đánh đỡ tốn sức" (thì đương nhiên rồi!). Mình góp ý là nên đổi cây vợt chậm hơn 1 chút, khoảng ở mức OFF- hoặc cùng lắm là OFF, và cho bạn ấy mượn một số cây vợt của mình ở các mức đó (dán mút của bạn X đang xài vào) đánh 1 tuần rồi hãy nhận xét. Bạn X đánh thấy tỷ lệ bóng tốt cao hẳn lên...

Nhưng sau đó ... bạn X vẫn xài cây Primorac OFF+ cho đến... bây giờ (!?) với lý do "Những cây khác đánh thiếu lực" (?), và trình bóng tuy có lên (vì chơi 6, 7 năm thì phải có ...lên) nhưng tình trạng là "lên rất chậm", vẫn nhiều quả đánh hỏng lãng xẹt mà "không biết sao hỏng!"..., vẫn nhát tay, gò bóng cũng nhát, bạt bóng cũng nhát!

Hihi! Mình ra sức khuyên bạn X nên đổi vợt - vì mình muốn bạn ấy cải thiện được trình bóng trước hết bằng việc cầm vũ khí thích hợp hơn - nhưng cuối cùng, mình đã ... thất bại, vì bạn X cứ khăng khăng: "Em cứ thấy thiếu lực thế nào" (!?). Mình in cả các tài liệu nước ngoài nói về vấn đề này cho bạn X tham khảo, thì bạn bảo "Ùi! Xem mấy cái này nhức đầu!"... Đến nước này thì mình Bó tay Chấm Cơm!!!

Và nhiều khi mình tự hỏi: Nếu mà ngay từ đầu, bạn X mua cây OFF-, hay OFF thì có lẽ sau này nếu ai đó đưa cho bạn ấy cây Primorac đánh thử, bạn ấy sẽ khăng khăng: " Cây này nhanh quá, em không kiểm soát được anh ạ!" - có phải thế không nhỉ???

NYBB cho em xin ít tài liệu đi bác. Em cũng cảm thấy thiếu lực như bạn X đó. Nhưng đang vui vì được học tập đúng đường lối, cây vợt mua trước khi tham gia diễn đàn này để hỏi mua banh tập, may mắn là nó loại OFF. Còn cái mút 729-2 k biết có phải loại bám không nữa :oh:
 

nlqt

Member
Mình nhận thấy có một xu hướng khá phổ biến trong cánh chơi bóng phong trào, đó là chỉ tập trung học và rèn các cú đánh tấn công, mà không hoặc rất ít tìm hiểu và tập luyện các cú đánh phòng thủ. Trong bóng bàn có các cú đánh mang tính phòng thủ - tức là khi bị đối phương tấn công thì mình phải tung ra các cú đánh này để chống đỡ, chứ chưa nói là có khả năng phản công lại - như cú chặn bóng gần bàn, lùi ra câu bóng bổng, lùi ra cắt bóng xa bàn, lùi ra câu bóng theo vòng cung tương đối cao (mà tiếng Anh gọi là "fishing"/"câu cá", cú này gần giống cú câu bóng bổng nhưng vòng cung bóng thấp hơn). Những người này do không tập hoặc ít tập các cú này nên chỉ cần đối phương bạt bóng hay giật bóng (chưa cần mạnh) dài ra cuối bàn là đứng nhìn, hoặc quơ tay vung vợt không theo 1 kỹ thuật đánh bóng nào, muốn trúng thì trúng, trật thì trật, bóng đi đâu ko cần biết. Rất đáng tiếc! Khi được khuyên là nên bỏ thời gian ra tập thêm các cú này, có thể không thật nhuần nhuyễn, nhưng trong khi thi đấu, giao lưu mà bị tấn công thì còn biết đỡ bóng an toàn, ko bị chết ... lãng xẹt, thì những người này lại nói: "Tập thếphải chạy nhiều, mệt lắm" (!?). Vậy thì thua rồi. Lại thua ... lãng nhách thôi!

Cái này gọi là chơi mà chơi không tới!
Cái này em mới vào nghề, em không đồng ý với quan điểm này
Đồng ý là tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Cái sai ở đây là do không có điều kiện nên chọn sai ông Thầy mà thôi
 

nlqt

Member
Có rất nhiều bạn không thích chơi với người trình thấp. Họ chỉ thích chơi với người trình độ cao hơn mình. Họ thờ ơ với những người yếu hơn mình. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta không thể nâng trình độ của mình nếu đánh với người dưới cơ.

Bạn có thể tập luyện cảm giác của mình với những người trình thấp. Chúng ta hãy chơi bóng như thể ta là huấn luyện viên, thay vì đối thủ của họ. Nếu ta có đưa bóng đều (chính xác, đúng nhịp điệu) và giữ được góc vợt ổn định khi chơi bóng với họ thì chúng ta có thể tăng cảm giác bóng của mình lên.

.

Cái này giống với cách nghĩ của em khi vào nghề nè
lúc đầu vào học, được các chú trả banh cho tập, được vài quả em lại đánh ra ngoài hoặc sai vị trí, thế là bị giận không thèm chơi chung nữa. Buồn quá em về làm cái máy tự tập.
Sau tầm 1 tháng, từ chọn độ cao của banh, động tác tay, thân, em đánh đều tay. Lúc này em mới thấy mấy chú lão làng không vào game thi đấu mà chỉ vào tập cho mấy chú đã chơi giỏi rồi, Suy ngẫm em nghiệm ra là tập cho đều tay, trả banh đúng vị trí cũng là 1 bài học kiểm soát bóng
Thế là hôm sau em tìm vài người chơi trước nhưng không tiến bộ, trình hơn em - cảm thấy cố gắng được, em hỏi họ yêu động tác nào rồi rủ họ tập cùng, họ tập đánh động tác đó, còn em thì tập đánh trả + kiểm soát bóng trả về đúng vị trí.
kết quả là 1 tuần sau, mấy chú làn trước giận vì em đánh bóng hỏng hoặc sai vị trí lại rủ em vào khởi động (chứ không phải vào chơi nhé - có lẽ là để tập phản xạ nhưng cú đánh hướng đi không ra gì của người mới vào nghề :big_smile:). Được vậy là em cũng thấy vui rồi, ít ra cũng có người vào chơi để em tập cùng, vừa chơi vừa học các bác
 

toiyeubongban

Top Contributor
Cái này giống với cách nghĩ của em khi vào nghề nè
lúc đầu vào học, được các chú trả banh cho tập, được vài quả em lại đánh ra ngoài hoặc sai vị trí, thế là bị giận không thèm chơi chung nữa. Buồn quá em về làm cái máy tự tập.
Sau tầm 1 tháng, từ chọn độ cao của banh, động tác tay, thân, em đánh đều tay. Lúc này em mới thấy mấy chú lão làng không vào game thi đấu mà chỉ vào tập cho mấy chú đã chơi giỏi rồi, Suy ngẫm em nghiệm ra là tập cho đều tay, trả banh đúng vị trí cũng là 1 bài học kiểm soát bóng
Thế là hôm sau em tìm vài người chơi trước nhưng không tiến bộ, trình hơn em - cảm thấy cố gắng được, em hỏi họ yêu động tác nào rồi rủ họ tập cùng, họ tập đánh động tác đó, còn em thì tập đánh trả + kiểm soát bóng trả về đúng vị trí.
kết quả là 1 tuần sau, mấy chú làn trước giận vì em đánh bóng hỏng hoặc sai vị trí lại rủ em vào khởi động (chứ không phải vào chơi nhé - có lẽ là để tập phản xạ nhưng cú đánh hướng đi không ra gì của người mới vào nghề :big_smile:). Được vậy là em cũng thấy vui rồi, ít ra cũng có người vào chơi để em tập cùng, vừa chơi vừa học các bác
1 điểm mà mình cho là quan trọng nhất là tìm thầy học căn bản, cái đó là cái căn cơ nhất trong bóng bàn. Cơ bản phải vững rồi mới nói đến chuyện tìm người tập hay tìm hiểu thêm qua mạng hay đọc thêm bài từ diễn đàn. Điều này cũng rút ngắn quá trình luyện tập và lên trình của bạn. Ít nhất bạn biết là mình cần đánh như thế nào (cơ bản) để khi có người 'chỉ điểm' thêm thì biết cái đó đúng hay sai, cái nào nên tiếp thu và cái nào không. Nếu không thì cứ đi lòng vòng không đường ra, lại tốn thời gian của mình.
 

gik271

Well-Known Member
Còn chúng ta (người chơi phong trào) thì chỉ có thể tự trong chờ vào bản thân mình và vì thế cho nên chúng ta phải quay video. Bạn cũng có thể gửi những video của mình đến cho chúng tôi (pingpangwang.com) nếu như bạn không đủ khả năng đánh giá các vấn đề của mình. Các huấn luyện viên của chúng tôi và cả những thành viên khác trên website có thể giúp bạn. Bằng cách làm này bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Và tôi lập lại lần nữa, kế hoạch tập luyện của bạn phải hợp lý. Lấy ví dụ bạn chơi 2 ngày/tuần. Bạn lên kế hoạch chơi mỗi ngày 2 tiếng và sẽ tập giật Forehand ở góc trái. Đừng đặt yêu cầu quá cao nếu như bạn không có huấn luyện viên. Thời gian bạn tập 1 bài có thể là lâu dài nhưng hãy đảm bảo rằng bạn tập luyện đều đặn.

Nếu bạn chỉ có 2 buổi tập/tuần thì đừng để 2 buổi tập quá xa nhau. Thông thường chu kỳ bộ não của bạn nhớ rồi quên một động tác là 14 ngày. Bạn sẽ mất hoàn toàn cảm giác của một bài tập sau tối đa 14 ngày. Cho tốt nhất là nên việc xếp thời gian giữa 2 buổi tập không được quá 7 ngày.

Đặc biệt là trẻ nít chỉ được chơi có 1 lần trong tuần hay 1 lần trong tháng. Điều đó chả có nghĩa lý gì. Hãy đảm bảo chơi bóng ít nhất là 2 lần trong tuần. Nếu như bạn chỉ muốn con mình học cho biết kỹ năng chơi bóng mà không muốn vươn tới khả năng chơi chuyên nghiệp thì chỉ cần chơi 1 lần trong tuần cũng được. Nhưng nếu bạn đã xác định con mình sẽ vươn tới đẳng cấp chuyên nghiệp thì chơi bóng ít nhất là 5 ngày/tuần, mỗi lần 1 tiếng. Nếu không thể đảm bảo sắp xếp đủ lượng thời gianthì đừng cho con mình theo chuyên nghiệp. Sẽ chẳng thể nào tích lũy được nếu bạn không cam kết đủ thời gian, ngay cả khi đứa bé đó là thiên tài. Hãy nhớ "Lượng đổi thì chất đổi". Bạn sẽ chẳng thể đạt đến trình độ chuyên nghiệp bởi vì bạn không có thời gian. Thế thôi, đó là lời khuyên của tôi ngày hôm nay.
Đoạn này hay quá! :)
 
Top