Có gì mới?
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Hiệp hội bóng bàn Việt Nam VTTA

"Đánh mạnh" trong Bóng Bàn dưới góc nhìn Vật lý

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Theo dõi các diễn đàn bóng bàn, chắc hẳn các bạn đã từng thấy đọc qua tranh luận không mệt mỏi về chủ đề đánh thế nào cho "mạnh". Người người nêu lên các lý thuyết, kỹ thuật, cảm nhận. Và sau đó không khó để nhìn thấy những lời so sánh, khen chê... khiến cho những người chập chững cầm vợt như mình khá bối rối.

Khi mở chủ đề này mình chỉ có mong muốn duy nhất là cung cấp gốc nhìn khác về chủ đề "lực đánh" trong vật lý một cách đơn giản. Đây không phải chủ đề hướng dẫn đánh mạnh. Chỉ hy vọng người mới chơi sẽ nhìn vấn đề đánh mạnh một cách nhẹ nhàng hơn trước khi trao đổi nó ở những khía cạnh cao siêu hơn ở các thread khác.

Nguyên tác: The Basic Physics and Mathematics of Table Tennis / Ping-Pong (Tác giả: Greg Letts)



Power = Work ÷ time
Xung lực sinh ra = Năng lượng cần truyền vào bóng ÷ thời gian va chạm giữa vợt và bóng

Giải thích:
  • Để sinh ra xung lực lớn nhất trong cú đánh, bạn cần phải tối đa năng lượng truyền vào quả bóng và giảm thiểu thời gian tác dụng.
  • Thời gian va chạm thông thường giữa vợt và bóng trong mỗi cú đánh (khoảng 0.003 giây). Thời gian này thường không chênh lệch đủ lớn để có thể phân biệt bằng mắt thường khi sử dụng các loại combo vợt mút khác nhau nhưng thực tế có khác nhau chút ít.
==> Lực sinh ra lệ thuộc gần như rất nhiều vào "Năng lượng truyền vào bóng". Năng lượng này được tính toán như công thức bên dưới

Work = Force x Displacement
Năng lượng truyền vào quả bóng = Lực tác động x Đoạn đường bóng phải đi qua

Giải thích:
  • Muốn năng lượng này lớn thì chủ yếu bạn cần lực tác động lớn bởi vì đoạn đường bóng phải đi qua bị giới hạn bởi chiều dài của bàn bóng.
  • Lý thuyết mà nói cú lốp bóng sẽ khiến đoạn đường bóng phải đi qua dài hơn đánh bóng gần lưới. Nó khiến năng lượng truyền vào quả bóng lớn hơn.
==> Lực tác động, thứ gây nhiều tranh cãi. Nó bị ảnh hưởng Kỹ thuật hay Thể lực? Hãy cùng xem xét công thức sao

Force = Mass x Acceleration
Lực tác động = khối lượng x gia tốc

Giải thích:
  • Khối lượng bóng gần như cố định (có đổi nhưng không đáng kể).
  • Gia tốc sinh ra do các bạn vận hành cơ thể và vợt mút (chủ đề phát lực , kỹ thuật đánh v.v... mục đích cuối cùng là để làm sao gia tốc này tối đa)
==> Gia tốc gần như là yếu tố quyết định khi đánh mạnh. Nó được tính toán như sau:

Acceleration = (velocity - initial velocity) ÷ time
Gia tốc = (vận tốc - vận tốc ban đầu) ÷ thời gian tác động

Giải thích:
  • Để có tối đa gia tốc thì bạn cần làm cho vợt di chuyển ở vận tốc cao nhất lúc chạm bóng.
  • Vận tốc ban đầu chính là vận tốc quả bóng đang đi đến (bóng do đối thủ đánh qua). Nó luôn là số âm vì chiều có nó ngược chiều vận tốc bạn tạo ra. Bạn hoàn toàn không kiểm soát được vận tốc ban đầu nhưng có thể tận dụng nó. Nhìn công thức trên bạn sẽ thấy phép toán trừ một số âm sẽ cho ra 1 số lớn hơn. Cho nên, gia tốc bạn có thể sinh ra càng lớn nếu đối thủ đánh bóng sang càng mạnh.
  • Thời gian tác động xem như thay đổi rất nhỏ và khó phân biệt bằng mắt thường. Cho nên gia tốc phụ thuộc rất nhiều vào vận tốc vợt của vợt lúc va chạm và vận tốc bóng đến.
  • Nhưng bóng bàn ngoài lực còn có xoáy nữa.
Torque = radius x Force
Mô men xoáy = Bán kính so với tâm x Lực tác động

Mô men xoáy (Torque) là một lực (Force) xuất hiện khi vật thể chuyển động quanh 1 điểm cố định (thông thường là chuyển động tròn). Có vài điểm mô men xoáy thường được sử dụng trong bóng bàn:
  1. Tối đa xoáy của bóng. Khi bạn tạo xoáy quả bóng sẽ tự xoay chung quanh tâm, một điểm bên trong nó. Điều này có nghĩa là bạn làm cho quả bóng xoay càng nhanh (ma sát xéo trượt da bóng) thì mô men xoáy càng lớn.
  2. Vặn người khi đánh mạnh ví dụ cú smash (đập bóng). Bạn vặn hông, rồi đến thân, đến vai, gập cánh tay trong, gập cánh tay ngoài và cuối cùng là cổ tay. Điều này làm tăng bán kính của cú xoay ngưòi. Bằng cách đánh vào bóng ở đầu vợt bạn sẽ làm tăng radius. [ Lời tác giả: I don't know if this is used in the game, as doing this would mean the ball is striking the racket outside of the sweet spot and causing a loss of control. Tôi không biết điều này có ứng dụng trong thực tế được không bởi đánh bóng như thế là bạn đã chạm bóng ngoài vùng sweet spot và dẫn đến mất kiểm soát cú đánh.
  3. Cú giao con lắc thuận. Có một mẹo đánh lừa đối thủ là khi giao bóng con lắc thuận người chơi chạm bóng ở gần cán vợt. Điều này làm cho radius ngắn đi và xoáy sinh ra trên bóng ít hơn.
Phản ứng trước tốc độ cú đánh
Ở góc độ sinh học, luôn tồn tại giới hạn về khả năng phản ứng của cơ thể. Lý thuyết mà nói thì cơ thể sẽ phản ứng với âm thanh nhanh hơn hình ảnh (0.14s so với 0.18s). Do vậy ai nghe tiếng bóng va chạm vợt giỏi hơn sẽ phán đoán nhanh hơn. Ai chơi bóng lâu hơn, thường xuyên hơn sẽ có phản xạ tốt hơn người mới.

Trung bình thời gian cơ thể cần để phản ứng là 0.25s. Tập luyện miệt mài sẽ khiến thời gian này có thể giảm đi còn 0.18s. Bạn sẽ đồng ý rằng dân chuyên nghiệp (tập nhiều và đều) sẽ có lợi thế hơn dân phong trào ở điểm này chứ? Họ thậm chí có thể nghe và để đoán chính xác lượng xoáy. Phải nhấn mạnh rằng, trong một trận đấu của những người chuyên nghiệp, với khả năng phản ứng "như điện xẹt" ấy thì việc 1 vận động viên A nhanh hơn B 1/1000s phản xạ cũng có thể làm nên khác biệt.
 

katori

Member
Bài viết hay, bẻ 1 vấn đề lớn ra từng phần nhỏ để phân tích nên dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, em kém môn Vật Lý nên có vài điều thắc mắc trong bài trên, mong ai đã hiểu cặn kẽ giải thích giúp ạ.
1. Công thức W=FD (Work = Force x Displacement): Work là năng lượng cần truyền vào bóng (bóng chưa di chuyển từ vợt ra) thì Displacement là đoạn đường bóng đi hay là đoạn đường vợt đi trước khi chạm bóng (khoảng cách vung vợt)?
2. Công thức F=ma (Force = Mass x Acceleration): Force là lực tác động vào bóng (bóng chưa di chuyển từ vợt ra, như trên) thì Mass là trọng lượng của bóng hay là trọng lượng của nguồn lực (người + vợt)?
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Bài viết hay, bẻ 1 vấn đề lớn ra từng phần nhỏ để phân tích nên dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, em kém môn Vật Lý nên có vài điều thắc mắc trong bài trên, mong ai đã hiểu cặn kẽ giải thích giúp ạ.
1. Công thức W=FD (Work = Force x Displacement): Work là năng lượng cần truyền vào bóng (bóng chưa di chuyển từ vợt ra) thì Displacement là đoạn đường bóng đi hay là đoạn đường vợt đi trước khi chạm bóng (khoảng cách vung vợt)?
2. Công thức F=ma (Force = Mass x Acceleration): Force là lực tác động vào bóng (bóng chưa di chuyển từ vợt ra, như trên) thì Mass là trọng lượng của bóng hay là trọng lượng của nguồn lực (người + vợt)?
Theo bài viết của Greg Letts.
1. Displacement: Đoạn đường bóng đi.
2. Mass: trọng lượng của quả bóng

Theo suy nghĩ của mình
1. Displacement: Là đoạn đường bóng đi. Chuyện vung vợt dài vung ngắn liên quan đến việc tao gia tốc của vợt ở thời điểm chạm bóng mà thôi.
2. Mass: Là trọng lượng của quả bóng. Chúng ta đang xét lực của quả bóng. Trọng lượng của nguồn lực (người vợt) liên quan đến động năng. Động năng là năng lượng của khối lượng đang chuyển động. Động năng của người vợt là có liên quan đến gia tốc A được tạo ra.
 

katori

Member
Cảm ơn bạn. Mình đã đọc lại kỹ hơn bài viết gốc. Như vậy, trang 1 của bài viết gốc là phân tích lực, năng lượng của quả bóng bắt đầu từ khi chạm vợt đến sau khi bật ra chứ không phải giai đoạn trước đó. Vậy là không còn thắc mắc gì nữa :)
 

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Em thấy có anh (trình cao) thực hiện cú giật thuận tay, bóng ra khỏi vợt đi chậm lừ đừ. Mọi người ở nhìn bảo rằng anh "giật nhẹ", FH "yếu", giật đó giật xoáy chứ "không mạnh"... Thế nhưng đối thủ đánh quả bóng ấy (thậm chí rơi ngay tay) vẫn hỏng. Em mới hỏi anh sao kỳ lạ vậy. Anh cười, bảo em là bóng đó có "kình". Em nghĩ mãi không biết "kình" là cái gì. Nghe mơ hồ giống mấy từ ngữ trong võ thuật. Cho đến khi đọc bài viết này, em chợt nghĩ đến cú đánh. Hình như cái chữ "mạnh" mà mọi người hay nói không tương đương với khái niệm "mạnh" trong vật lý. Hiện tượng bóng được đánh đi chậm và kết luận cú giật của vận động viên là không mạnh có đúng không mọi người ơi?
 

Alibaba

Top Contributor
Em thấy có anh (trình cao) thực hiện cú giật thuận tay, bóng ra khỏi vợt đi chậm lừ đừ. Mọi người ở nhìn bảo rằng anh "giật nhẹ", FH "yếu", giật đó giật xoáy chứ "không mạnh"... Thế nhưng đối thủ đánh quả bóng ấy (thậm chí rơi ngay tay) vẫn hỏng. Em mới hỏi anh sao kỳ lạ vậy. Anh cười, bảo em là bóng đó có "kình". Em nghĩ mãi không biết "kình" là cái gì. Nghe mơ hồ giống mấy từ ngữ trong võ thuật. Cho đến khi đọc bài viết này, em chợt nghĩ đến cú đánh. Hình như cái chữ "mạnh" mà mọi người hay nói không tương đương với khái niệm "mạnh" trong vật lý. Hiện tượng bóng được đánh đi chậm và kết luận cú giật của vận động viên là không mạnh có đúng không mọi người ơi?
Cá nhân em cho rằng cú giật bác đang đề cập đến này nếu vẫn ăn điểm hoặc đối thủ khó trả bóng tốt lại cho mình thì nó là cú giật rất hiệu quả, cú này dùng có tính an toàn khi gặp bóng khó như khi đối thủ giao bóng đi loạng choạng rơi gần mép bàn ngắn không ra ngắn mà dài không ra dài, hoặc tình huống bóng đã quá thấp buộc phải giật nhiều xoáy với hy vọng vớt vát phần nào làm khó đối thủ. Nếu giật mạnh mà không ăn điểm hoặc bị đối thủ trả lại khó cho mình(VD một cú chặn bắn vào góc bắt mình bơi) thì không có nhiều ý nghĩa. Em theo dõi VDV Tiến Đạt vừa vô địch giải hôm rồi thấy Đạt vài lần khi đỡ giao bóng tung ra cú này thấy đối thủ bối rối bắn lại rúc lưới hoặc ra ngoài hơi nhiều, còn chỉ đẩy nhẹ sang thì bị bồi quả sau mất bóng. Em để ý cú này vì thực tế khi em gặp cú giao bóng như thế cũng hay xử lý như vậy(tất nhiên là k thể so sánh với Tiến Đạt được! Nhưng mà đối thủ ngang mình hoặc hơn mình chút thì thấy vẫn dùng tốt). Nếu cú giao bóng mà rơi gần mép bàn thì khó giật lai bạt mạnh, mà gò bóng thì hay cắt sang nếu lỡ may mà hơi cao thì thua, hoặc cắt mà dài ra đối thủ sẽ sàng bộ giật trước vì cú này rất khó trả bóng vừa ngắn vừa thấp, chi bằng mình ... đánh trước hi! sau cú này thì sẽ lùi ra ngay đề phòng cú chặn đẩy góc, bắn trả. Cú này em thấy hữu dụng khi gặp cú giao bóng như trên hoặc khi bóng quá thấp so với mặt bàn.

Em hoàn toàn đồng ý với lý thuyết Vật Lý ở trên về bóng bàn, nói chung là đọc xong thấy hiểu thêm nhiều thứ, hơn nữa biểu đạt theo công thức nên cũng dễ nắm bắt xin cảm ơn bác bài viết hay này.
 
Sửa lần cuối:

Lăng Trần

Forum Cleaner
Thành viên BQT
Cá nhân em cho rằng cú giật bác đang đề cập đến này nếu vẫn ăn điểm hoặc đối thủ khó trả bóng tốt lại cho mình thì nó là cú giật rất hiệu quả, cú này dùng có tính an toàn khi gặp bóng khó như khi đối thủ giao bóng đi loạng choạng rơi gần mép bàn ngắn không ra ngắn mà dài không ra dài, hoặc tình huống bóng đã quá thấp buộc phải giật nhiều xoáy với hy vọng vớt vát phần nào làm khó đối thủ. Nếu giật mạnh mà không ăn điểm hoặc bị đối thủ trả lại khó cho mình(VD một cú chặn bắn vào góc bắt mình bơi) thì không có nhiều ý nghĩa. Em theo dõi VDV Tiến Đạt vừa vô địch giải hôm rồi thấy Đạt vài lần khi đỡ giao bóng tung ra cú này thấy đối thủ bối rối bắn lại rúc lưới hoặc ra ngoài hơi nhiều, còn chỉ đẩy nhẹ sang thì bị bồi quả sau mất bóng. Em để ý cú này vì thực tế khi em gặp cú giao bóng như thế cũng hay xử lý như vậy(tất nhiên là k thể so sánh với Tiến Đạt được! Nhưng mà đối thủ ngang mình hoặc hơn mình chút thì thấy vẫn dùng tốt). Nếu cú giao bóng mà rơi gần mép bàn thì khó giật lai bạt mạnh, mà gò bóng thì hay cắt sang nếu lỡ may mà hơi cao thì thua, hoặc cắt mà dài ra đối thủ sẽ sàng bộ giật trước vì cú này rất khó trả bóng vừa ngắn vừa thấp, chi bằng mình ... đánh trước hi! sau cú này thì sẽ lùi ra ngay đề phòng cú chặn đẩy góc, bắn trả. Cú này em thấy hữu dụng khi gặp cú giao bóng như trên hoặc khi bóng quá thấp so với mặt bàn.

Em hoàn toàn đồng ý với lý thuyết Vật Lý ở trên về bóng bàn, nói chung là đọc xong thấy hiểu thêm nhiều thứ, hơn nữa biểu đạt theo công thức nên cũng dễ nắm bắt xin cảm ơn bác bài viết hay này.
Cảm ơn những lời động viên của và những ví dụ sinh động của anh ạ. Về chuyện phân tích các cú đánh (kỹ thuật như thế nào, điểm rơi ở đâu...) và kể cả cú "tát" mà bác @thanhson có nêu ở comment trên, em nghĩ đã có nhiều thread cao siêu khác. Mọi người cũng đã trao đổi khá chi tiết bên đấy rồi. Khi lập thread này, em chỉ muốn nói 1 khía cạnh rất nhỏ, rất đơn giản. Ví dụ như câu hỏi của em vừa: bóng được đánh "mạnh" theo vật lý bóng có nhất thiết phải đi nhanh không? Em hy vọng mọi người tạm quên chuyện kỹ thuật đánh để nghĩ về "kiểu bóng".
 

hanga

Well-Known Member
Có bài toán đơn giản thôi, tuỳ theo người giải mà đưa ra đáp án riêng của mình. Thế này: tốc độ bóng nhanh thì 100km/h, chậm thì 60-70km/h (có nghiên cứu hẳn hoi!) và bàn thì dài 2.7m + mỗi bên đứng cách 1 bước chân. Túm lại bóng sẽ đi khoảng... 4m từ bên này qua bên kia.

Giả sử bỏ qua chuyện bóng di chuyển chậm lại vào cuối chu kỳ, theo định luật vật lý gì gì đó thì thời gian bóng đi khoảng 0.14 giây nếu đánh nhanh và 0.24 giây nếu đánh chậm. Thời gian chênh lệch là... 0.1 giây - chắc là nhanh hơn nhiều so với 1 cái chớp mắt.

Quay lại: thế cần gì phải đánh cho thật mạnh trong khi thời gian bóng qua lại quá ngắn dù đánh mạnh hay nhẹ? Có nhiều thứ phải tốn thời gian hơn rất nhiều để giải quyết trong một lượt bóng:
1. Nhìn (phán đoán) bóng cho chính xác
2. Chuyển tay từ FH sang BH và ngược lại
3. Di chuyển vào đúng vị trí đánh
4. Lập trình cho cú đánh tối ưu
Chắc còn nữa nhưng đại khái vậy đi...

Cho nên đánh mạnh mà đối phương ko cần phải phán đoán, ko cần chuyển tay, ko cần di chuyển nhiều... thì cú đánh có mạnh cũng ko nhiều ý nghĩa cho lắm. Còn thế nào thì tối ưu cho 1 cú đánh thì tuỳ theo quan sát và quan tâm của mỗi người - chủ yếu là tìm cách mang sở trường ra đấu sở đoản.

Nói chung là bắt đối thủ phải phối hợp càng nhiều thứ lặt vặt càng tốt. Ví dụ như nếu phải vừa phải "cân" xoáy, vừa phải chuyển FH/BH, vừa di chuyển thì chắc là ko có thời gian để thực hiện cú trả bóng nào hiệu quả cả. Nếu ép được thế thì có thể giải quyết trận đấu trong vài nốt nhạc.

Cho nên quan trọng nhất chắc vẫn là chiến thuật đánh và kỹ thuật giao bóng/trả giao bóng để chiếm thế thượng (mã) phong. Giống như bàn cờ, ai khai cuộc tốt hơn thì có nhiều ưu thế để chiến thắng. Ko nhất thiết phải "đánh phát chết tươi" mà có thể từng bước đưa đối thủ vào hiểm cảnh.

Thôi, tạo chút gió cho vui vì bóng bàn cũng dở mà cờ thì chả biết gì... hehe...
Quên nói là vẫn cần những cú đánh mạnh nhưng nó ko nhất thiết phải là quan tâm hàng đầu.
 

P-500

Top Contributor
Có bài toán đơn giản thôi, tuỳ theo người giải mà đưa ra đáp án riêng của mình. Thế này: tốc độ bóng nhanh thì 100km/h, chậm thì 60-70km/h (có nghiên cứu hẳn hoi!) và bàn thì dài 2.7m + mỗi bên đứng cách 1 bước chân. Túm lại bóng sẽ đi khoảng... 4m từ bên này qua bên kia.

Giả sử bỏ qua chuyện bóng di chuyển chậm lại vào cuối chu kỳ, theo định luật vật lý gì gì đó thì thời gian bóng đi khoảng 0.14 giây nếu đánh nhanh và 0.24 giây nếu đánh chậm. Thời gian chênh lệch là... 0.1 giây - chắc là nhanh hơn nhiều so với 1 cái chớp mắt.

Quay lại: thế cần gì phải đánh cho thật mạnh trong khi thời gian bóng qua lại quá ngắn dù đánh mạnh hay nhẹ? Có nhiều thứ phải tốn thời gian hơn rất nhiều để giải quyết trong một lượt bóng:
1. Nhìn (phán đoán) bóng cho chính xác
2. Chuyển tay từ FH sang BH và ngược lại
3. Di chuyển vào đúng vị trí đánh
4. Lập trình cho cú đánh tối ưu
Chắc còn nữa nhưng đại khái vậy đi...

Cho nên đánh mạnh mà đối phương ko cần phải phán đoán, ko cần chuyển tay, ko cần di chuyển nhiều... thì cú đánh có mạnh cũng ko nhiều ý nghĩa cho lắm. Còn thế nào thì tối ưu cho 1 cú đánh thì tuỳ theo quan sát và quan tâm của mỗi người - chủ yếu là tìm cách mang sở trường ra đấu sở đoản.

Nói chung là bắt đối thủ phải phối hợp càng nhiều thứ lặt vặt càng tốt. Ví dụ như nếu phải vừa phải "cân" xoáy, vừa phải chuyển FH/BH, vừa di chuyển thì chắc là ko có thời gian để thực hiện cú trả bóng nào hiệu quả cả. Nếu ép được thế thì có thể giải quyết trận đấu trong vài nốt nhạc.

Cho nên quan trọng nhất chắc vẫn là chiến thuật đánh và kỹ thuật giao bóng/trả giao bóng để chiếm thế thượng (mã) phong. Giống như bàn cờ, ai khai cuộc tốt hơn thì có nhiều ưu thế để chiến thắng. Ko nhất thiết phải "đánh phát chết tươi" mà có thể từng bước đưa đối thủ vào hiểm cảnh.

Thôi, tạo chút gió cho vui vì bóng bàn cũng dở mà cờ thì chả biết gì... hehe...
Quên nói là vẫn cần những cú đánh mạnh nhưng nó ko nhất thiết phải là quan tâm hàng đầu.
Nếu suy nghĩ được như anh thì trình bóng bàn đang cải thiện đấy! Dám cá rằng nếu giữ vững lập trường này mà tập luyện và thi đấu trong một thời gian ngắn nữa thôi là anh có thể hạ hết những bác chơi tự phát, những cao thủ mất căn bản (đánh ác, mạnh xoáy, nhưng không đều).
Và cái anh nói cũng là một trong những ý chính mà anh TYBB muốn nói ở topic "đánh bóng hiệu quả"
 

hanga

Well-Known Member
Nếu suy nghĩ được như anh thì trình bóng bàn đang cải thiện đấy! Dám cá rằng nếu giữ vững lập trường này mà tập luyện và thi đấu trong một thời gian ngắn nữa thôi là anh có thể hạ hết những bác chơi tự phát, những cao thủ mất căn bản (đánh ác, mạnh xoáy, nhưng không đều).
Và cái anh nói cũng là một trong những ý chính mà anh TYBB muốn nói ở topic "đánh bóng hiệu quả"
Trước nay anh luôn suy nghĩ thế mà, thể lực ko còn sung và chấn thương thì ko hết nên biết sao giờ... Nhưng vấn đề là trên nghĩ thế mà dưới ko nghe cũng như ko :) Anh bàn đến vấn đề này để nêu thêm 1 hướng suy nghĩ cho anh em chứ đâu phản đối đánh vừa mạnh vừa đẹp... Đánh kiểu anh xấu xí lắm và thường làm đối phương thua ko phục!
 

P-500

Top Contributor
Trước nay anh luôn suy nghĩ thế mà, thể lực ko còn sung và chấn thương thì ko hết nên biết sao giờ... Nhưng vấn đề là trên nghĩ thế mà dưới ko nghe cũng như ko :) Anh bàn đến vấn đề này để nêu thêm 1 hướng suy nghĩ cho anh em chứ đâu phản đối đánh vừa mạnh vừa đẹp... Đánh kiểu anh xấu xí lắm và thường làm đối phương thua ko phục!
Thông thường ai cũng nghĩ bản thân đánh mạnh và...đẹp lắm! Nhờ có cái smartphone mà chúng ta có thể nhờ ai đó quay video cho mình xem, sau đó bảo đảm ng ấy sẽ...xóa ngay video clip!
Quay video xong nhìn quả bóng bay ra khỏi vợt nhẹ hều, trong khi lực tay thì...khủng! Đến lúc đó thì nhiều người mới nhìn lại, quả thực mình đã đánh mạnh và đẹp chưa?
 

toiyeubongban

Top Contributor
Ok thầy . Vu vơ tý .,,," không hay không dở là ở tình - có hay có dở là ở ý chí - biết hay biết dở là ở tri - làm hay bỏ dở là cách vật ",,,( Dương Vương Minh TQ ). Cái dở,,,thấy nhiều anh chàng to cao khỏe đánh bóng hùng hục nhưng nhẹ hều ,,,vì BỢ bóng,,,như nâng tạ,,,ông già TÁT bóng chát chúa như Đánh con BƯỚM./.
Vẫn chưa hình dung được quả tát nó như thế nào. Em cũng chưa thấy ai tát ngon và mạnh với nhiều loại xoáy khác nhau. Xin bác nói rõ thêm để mọi người học hỏi.
 

729-FX

Well-Known Member
Tóm tắt 3 cú tát :MỘT: khi có bóng tầm Cao cỡ 60 cm,65cm so với mặt bàn(bất kể là xoáy gì).Góc độ mặt vợt là 0 độ,tức là mặt vợt song song với mặt bàn.Ta LIA vợt từ sau ra trước- người xoay lườn lăng tay đòn dài, kế tiếp gập nhanh cẳng tay Tát vào bóng (Tát vào đỉnh bóng).HAI: khi có bóng tầm Trung ,độ cao so với mặt bàn cỡ 35cm,40cm.Góc độ mặt vợt cỡ 45 độ.Ta vung vợt từ sau ra trước, nhằm vợt vào mép cuối bàn bên đ p- lăng tay đòn dài,kế tiếp gập nhanh cẳng tay Tát vào bóng .BA:khi có bóng tầm Thấp ngang mép lưới hoặc mép bàn.Góc độ mặt vợt ổn định là 80 độ,góc LIA vợt (góc vung vợt) ổn định là 82 độ,hướng Lia vợt từ dưới lên trên. Ta hạ thấp trọng tâm,lăng tay đòn dài,kế tiếp gập nhanh cẳng tay LIA TÁT vợt vào bóng.Cảm ơn chủ topic tôi xin dừng./.
Bác làm video cho trình còi của em hiểu với ạ. Đọc mà thấy nó cứ...mông lung làm sao ý! Hix, chắc tại em hiểu kém. :cry-48:
 

729-FX

Well-Known Member
Chào bạn.Tôi sinh 1959, quê ở Thọ Xuân Thanh Hoá, hiện giờ cư trú tại Bình Dương- không biết ngoại ngữ vs vi tính nên quay video thì chịu ,,,. Hồi trẻ tôi chơi bóng chuyền,đam mê xem bóng đá,năm 2003 có thử chơi bb vài tuần rồi bỏ, Năm 2009 vào clb Lái thiêu chơi vs học trình bóng chỉ i tờ thôi,,,để cảm thụ, thư giãn là chính.Môn Bb học để chơi tàm tạm vs ta được học qua vật lý lớp 8 hệ 10 năm,vật lý lớp 10 hệ 12 năm để hiểu nguyên lí cơ học của bb,thì bàn luận cũng không khó lắm.
Hix, bác hơn cháu tới 42 tuổi lận.
 

Fjs09

Member
Theo dõi các diễn đàn bóng bàn, chắc hẳn các bạn đã từng thấy đọc qua tranh luận không mệt mỏi về chủ đề đánh thế nào cho "mạnh". Người người nêu lên các lý thuyết, kỹ thuật, cảm nhận. Và sau đó không khó để nhìn thấy những lời so sánh, khen chê... khiến cho những người chập chững cầm vợt như mình khá bối rối.

Khi mở chủ đề này mình chỉ có mong muốn duy nhất là cung cấp gốc nhìn khác về chủ đề "lực đánh" trong vật lý một cách đơn giản. Đây không phải chủ đề hướng dẫn đánh mạnh. Chỉ hy vọng người mới chơi sẽ nhìn vấn đề đánh mạnh một cách nhẹ nhàng hơn trước khi trao đổi nó ở những khía cạnh cao siêu hơn ở các thread khác.

Nguyên tác: The Basic Physics and Mathematics of Table Tennis / Ping-Pong (Tác giả: Greg Letts)



Power = Work ÷ time
Xung lực sinh ra = Năng lượng cần truyền vào bóng ÷ thời gian va chạm giữa vợt và bóng

Giải thích:
  • Để sinh ra xung lực lớn nhất trong cú đánh, bạn cần phải tối đa năng lượng truyền vào quả bóng và giảm thiểu thời gian tác dụng.
  • Thời gian va chạm thông thường giữa vợt và bóng trong mỗi cú đánh (khoảng 0.003 giây). Thời gian này thường không chênh lệch đủ lớn để có thể phân biệt bằng mắt thường khi sử dụng các loại combo vợt mút khác nhau nhưng thực tế có khác nhau chút ít.
==> Lực sinh ra lệ thuộc gần như rất nhiều vào "Năng lượng truyền vào bóng". Năng lượng này được tính toán như công thức bên dưới

Work = Force x Displacement
Năng lượng truyền vào quả bóng = Lực tác động x Đoạn đường bóng phải đi qua

Giải thích:
  • Muốn năng lượng này lớn thì chủ yếu bạn cần lực tác động lớn bởi vì đoạn đường bóng phải đi qua bị giới hạn bởi chiều dài của bàn bóng.
  • Lý thuyết mà nói cú lốp bóng sẽ khiến đoạn đường bóng phải đi qua dài hơn đánh bóng gần lưới. Nó khiến năng lượng truyền vào quả bóng lớn hơn.
==> Lực tác động, thứ gây nhiều tranh cãi. Nó bị ảnh hưởng Kỹ thuật hay Thể lực? Hãy cùng xem xét công thức sao

Force = Mass x Acceleration
Lực tác động = khối lượng x gia tốc

Giải thích:
  • Khối lượng bóng gần như cố định (có đổi nhưng không đáng kể).
  • Gia tốc sinh ra do các bạn vận hành cơ thể và vợt mút (chủ đề phát lực , kỹ thuật đánh v.v... mục đích cuối cùng là để làm sao gia tốc này tối đa)
==> Gia tốc gần như là yếu tố quyết định khi đánh mạnh. Nó được tính toán như sau:

Acceleration = (velocity - initial velocity) ÷ time
Gia tốc = (vận tốc - vận tốc ban đầu) ÷ thời gian tác động

Giải thích:
  • Để có tối đa gia tốc thì bạn cần làm cho vợt di chuyển ở vận tốc cao nhất lúc chạm bóng.
  • Vận tốc ban đầu chính là vận tốc quả bóng đang đi đến (bóng do đối thủ đánh qua). Nó luôn là số âm vì chiều có nó ngược chiều vận tốc bạn tạo ra. Bạn hoàn toàn không kiểm soát được vận tốc ban đầu nhưng có thể tận dụng nó. Nhìn công thức trên bạn sẽ thấy phép toán trừ một số âm sẽ cho ra 1 số lớn hơn. Cho nên, gia tốc bạn có thể sinh ra càng lớn nếu đối thủ đánh bóng sang càng mạnh.
  • Thời gian tác động xem như thay đổi rất nhỏ và khó phân biệt bằng mắt thường. Cho nên gia tốc phụ thuộc rất nhiều vào vận tốc vợt của vợt lúc va chạm và vận tốc bóng đến.
  • Nhưng bóng bàn ngoài lực còn có xoáy nữa.
Torque = radius x Force
Mô men xoáy = Bán kính so với tâm x Lực tác động

Mô men xoáy (Torque) là một lực (Force) xuất hiện khi vật thể chuyển động quanh 1 điểm cố định (thông thường là chuyển động tròn). Có vài điểm mô men xoáy thường được sử dụng trong bóng bàn:
  1. Tối đa xoáy của bóng. Khi bạn tạo xoáy quả bóng sẽ tự xoay chung quanh tâm, một điểm bên trong nó. Điều này có nghĩa là bạn làm cho quả bóng xoay càng nhanh (ma sát xéo trượt da bóng) thì mô men xoáy càng lớn.
  2. Vặn người khi đánh mạnh ví dụ cú smash (đập bóng). Bạn vặn hông, rồi đến thân, đến vai, gập cánh tay trong, gập cánh tay ngoài và cuối cùng là cổ tay. Điều này làm tăng bán kính của cú xoay ngưòi. Bằng cách đánh vào bóng ở đầu vợt bạn sẽ làm tăng radius. [ Lời tác giả: I don't know if this is used in the game, as doing this would mean the ball is striking the racket outside of the sweet spot and causing a loss of control. Tôi không biết điều này có ứng dụng trong thực tế được không bởi đánh bóng như thế là bạn đã chạm bóng ngoài vùng sweet spot và dẫn đến mất kiểm soát cú đánh.
  3. Cú giao con lắc thuận. Có một mẹo đánh lừa đối thủ là khi giao bóng con lắc thuận người chơi chạm bóng ở gần cán vợt. Điều này làm cho radius ngắn đi và xoáy sinh ra trên bóng ít hơn.
Phản ứng trước tốc độ cú đánh
Ở góc độ sinh học, luôn tồn tại giới hạn về khả năng phản ứng của cơ thể. Lý thuyết mà nói thì cơ thể sẽ phản ứng với âm thanh nhanh hơn hình ảnh (0.14s so với 0.18s). Do vậy ai nghe tiếng bóng va chạm vợt giỏi hơn sẽ phán đoán nhanh hơn. Ai chơi bóng lâu hơn, thường xuyên hơn sẽ có phản xạ tốt hơn người mới.

Trung bình thời gian cơ thể cần để phản ứng là 0.25s. Tập luyện miệt mài sẽ khiến thời gian này có thể giảm đi còn 0.18s. Bạn sẽ đồng ý rằng dân chuyên nghiệp (tập nhiều và đều) sẽ có lợi thế hơn dân phong trào ở điểm này chứ? Họ thậm chí có thể nghe và để đoán chính xác lượng xoáy. Phải nhấn mạnh rằng, trong một trận đấu của những người chuyên nghiệp, với khả năng phản ứng "như điện xẹt" ấy thì việc 1 vận động viên A nhanh hơn B 1/1000s phản xạ cũng có thể làm nên khác biệt.
Người dịch không chịu tham khảo từ điển chuyên ngành, nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề là tác giả của bản tiếng Anh không hiểu đúng ý nghĩa của các công thức vật lý.
 

toiyeubongban

Top Contributor
Thông thường ai cũng nghĩ bản thân đánh mạnh và...đẹp lắm! Nhờ có cái smartphone mà chúng ta có thể nhờ ai đó quay video cho mình xem, sau đó bảo đảm ng ấy sẽ...xóa ngay video clip!
Quay video xong nhìn quả bóng bay ra khỏi vợt nhẹ hều, trong khi lực tay thì...khủng! Đến lúc đó thì nhiều người mới nhìn lại, quả thực mình đã đánh mạnh và đẹp chưa?
Đúng quá, thường người ta chỉ nhìn thấy điểm yếu là hậu quả chứ không ai soi những gì dẫn đến hậut quả' ấy cả. Cứ lo mà hoàn thiện cái 'hậu quả ' ấy thì cứ vòng vòng lẩn quẩn mãi thôi. Có thể nguyên nhân gây ra 'hậu quả' là 1 chuỗi liên kết mà nhiều thành phần chính trong đó chả có gì liên quan đến kỹ thuật bóng bàn :laugh:.
 

thanhson

Member
Người dịch không chịu tham khảo từ điển chuyên ngành, nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề là tác giả của bản tiếng Anh không hiểu đúng ý nghĩa của các công thức vật lý.
F9 tui đoán là ng có trình cao,,," ng có tài thường hay tự phụ",,,.Có j hay lạ trình bày dễ hiểu cho ae học đê! Giấu ko nên ,,, c ơn nha ./.
 

Fjs09

Member
F9 tui đoán là ng có trình cao,,," ng có tài thường hay tự phụ",,,.Có j hay lạ trình bày dễ hiểu cho ae học đê! Giấu ko nên ,,, c ơn nha ./.
Vãn bối k phải là ng có trình cao, càng k phải là ng dám tự phụ, chỉ là k hiểu ng ta viết gì nên phải xem lại cái sgk Vật lý 10 và tra wiki thấy khác thôi:

Power = Work ÷ time <==> Công suất = công ÷ thời gian

Work = Force x Displacement ( chú ý cái Displacement ở đây là khi lực còn đang tác dụng lên vật, không liên quan gì đến kích thước cái bàn)

Torque là mô men lực

...
 
Top